Chuyện của những nhà giáo đang gieo chữ, trồng người giữa đại ngàn Trường Sơn
Bỏ mặc những lời khuyên của người thân, sự hiểm nguy luôn rình rập và bao khó khăn bủa vây, những giáo viên “cắm bản” vẫn ngày đêm miệt mài gieo chữ giữa đại ngàn Trường Sơn.
“Gieo con chữ” giữa đại ngàn Trường Sơn
Giữa màu xanh của những miền sơn cước tỉnh Quảng Bình vẫn ngân vang tiếng ê a của những em nhỏ, có bóng hình người giáo chức đang cần mẫn gieo những con chữ với ước mơ xây dựng tương lai tươi đẹp hơn cho những mầm non nơi đại ngàn.
Cô Cao Thị Hoằng tới nhà trò chuyện cùng phụ huynh và học trò
Để tới được Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS số 2 Trọng Hóa nằm trên địa bàn xã biên giới nghèo Trọng Hóa thuộc huyện Minh Hóa chúng tôi phải vất vả gần cả buổi sáng, vượt hàng chục km đường rừng hiểm trở.
Chia sẻ với chúng tôi, thầy Trần Trọng Lam, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, với những người dân xã Trọng Hóa, cái đói, cái nghèo luôn là nỗi lo thường trực, vậy nên việc học tập của con cái chưa được quan tâm đúng mức.
“Trọng Hóa có 8 điểm trường với 527 em học sinh, đa số các em là người dân tộc thiểu số nên việc dạy học cho các em gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng các thầy cô luôn nỗ lực hết mình để các em có được kiến thức, sau này có cuộc sống tốt hơn”, thầy Lam cho biết.
Vào thăm Bản Si, trò chuyện cùng cô Cao Thị Hoằng, giáo viên cắm bản, chúng tôi trân quý hơn những hy sinh và đóng góp của những người gieo chữ giữa đại ngàn. Cô giáo Hoằng cho biết mình đã có gần 10 năm cắm bản ở các điểm trường vùng biên giới xã Trọng Hóa. Kể về những ngày đầu mới lên cắm bản, bao khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện ăn ở, đi lại cùng sự bất đồng ngôn ngữ bủa vây như muốn xua đuổi người người giáo viên trẻ khỏi núi rừng. Thế nhưng tình yêu thương đối với những đứa trẻ người Khùa, người Mày nơi đây đã là động lực để cô cùng đồng nghiệp vượt khó bám trụ.
“Ở giữa rừng, học sinh chủ yếu là người đồng bào nên việc dạy và học khó khăn rất nhiều so với vùng xuôi. Phương pháp dạy cũng cần có những thay đổi phù hợp với các em. Thương các em nên tôi mong sao kiến thức giúp tương lai của các em tốt đẹp hơn”, cô Hoằng cho biết.
Cô giáo cắm bản Đỗ Thị Hồng Lê kể về những kỷ niệm với học sinh.
Tại bản Nước Đắng, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, cô Đỗ Thị Hồng Lê cũng hằng ngày “gieo con chữ” cho những em nhỏ người Bru – Vân kiều. Cô phải xa con, xa chồng, xa người thân, bạn bè, cuộc sống khó khăn thiếu thốn để hoàn thành ước mơ và nhiệm vụ trồng người giữa rừng.
Video đang HOT
“Lên đây, cuộc sống khó khăn, muốn vào bản phải đi thuyền cả tiếng từ trung tâm xã. Nhiều lúc, tôi khóc thầm vì nhớ con, nhớ nhà. Cũng may các em cũng có cố gắng học tập, dân bản thương yêu nên có thêm động lực để dạy dỗ các em”, cô Hồng Lê cho biết.
Với những thầy cô đang cắm bản, họ phải trải qua những ngày tháng đầy gian khó. Họ phải đánh đổi biết bao mồ hôi, nước mắt, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng để gieo chữ, gieo tương lai cho những mầm non giữa đại ngàn.
Người thầy dầm mình trong cơn lũ giúp đỡ người dân
Không chỉ dạy cái chữ cho học sinh, một số nhà giáo còn dùng hành động thực tiễn của bản thân để dạy học sinh cách “làm người có ích”. Thầy Võ Văn Chính (SN 1990), giáo viên Trường Tiểu học Quảng Phương A, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), người đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm để cùng nhóm bạn ứng cứu kịp thời, cấp phát lương thực cho nhiều người dân trong cơn lũ dữ sau giờ tan trường.
Đại diện Báo Gia đình và Xã hội trao quà cho giáo viên cắm bản tại hai bản Nước Đắng và Hôi Ráy, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình
Theo dòng hồi tưởng, đêm 18/10, nước từ thượng nguồn sông Gianh đổ về nhanh khiến vùng quê của thầy Chính bị nhấn chìm trong lũ. Nhiều người dân bị nước lũ bủa vây không kịp sơ tán, di dời đồ đạc.
Không thể khoanh tay đứng nhìn cảnh người dân gặp nguy hiểm, thầy Chính cùng nhiều người lập nhóm mượn 2 chiếc thuyền Combosite, gắn sẵn chân vịt của người dân ở xã Cảnh Dương và vài chiếc thuyền thúng để lên đường cứu người. Khi đi cứu người, vì sợ vợ và người thân lo lắng nên thầy Chính đã giấu và “lừa” vợ là đi trực lũ tại trường.
“Nếu mình nói ra thì sợ rằng vợ sẽ lo lắng không cho đi. Nhưng trước cảnh người dân kêu cứu trong cơn lũ thì mình đứng ngồi không yên. Vì vậy nên tôi quyết định vờ nói với vợ là đi trực trường để đi cứu người”, thầy Chính cười cho biết.
Thầy Võ Văn Chính (ngoài cùng bên phải) cùng nhiều người dầm mình trong lũ giúp người dân
Hỏi trong cơn lũ dữ đã cứu giúp được bao nhiêu người thì thầy Chính cũng không nhớ rõ vì: “Lúc ấy chỉ biết nhanh chóng cứu người chứ cũng chẳng đếm để làm gì”. Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất vẫn in sâu trong đầu của thầy.
Khi di chuyển đến xã Quảng Minh, nơi có nhiều người dân sống ở vùng cồn nổi. Lũ lớn đổ về khiến cả xã Quảng Minh chìm trong biển nước cả đoàn len lỏi tới từng nhà dân để tìm người cần giúp đỡ. “Nước lũ sông Gianh vây tứ phía, chảy xiết nên rất nguy hiểm. Chiếc thuyền chở anh em nhiều lần suýt bị lật úp. Tuy vậy, lúc đó cứ nghĩ đến cứu người cấp tốc nên ai cũng không biết sợ. Bây giờ nghĩ lại mới thấy sợ”, thầy Chính hồi tưởng.
Mưa ngày càng nặng hạt, nước lũ càng dâng cao, thầy Chính cùng nhóm tìm đến nhà người phụ nữ mới sinh chừng 5 hôm đang bị mắc kẹt. Lúc ấy, trong nhà chỉ có 2 mẹ con, nước lũ lúc này đã dâng ngập hơn 3m, người mẹ phải bế con leo lên nóc nhà tránh lũ. Ướt do nước lũ, hai mẹ con họ run cập cập, đứa con lạnh và đói sữa khóc như đứt hơi.
Tiếp cận và đưa hai mẹ con lên thuyền, các thành viên trong đoàn nhanh chóng lấy áo ấm khoác cho hai mẹ con mẹ rồi đưa cho người mẹ hộp cơm ăn tạm chống đói, rồi chở 2 mẹ con tới trụ sở xã tránh lũ an toàn.
Thầy Chính còn kêu gọi và chuyển đến người dân nhiều phần quà.
Cùng với việc mò mẫm trong đêm cứu người, thầy Chính cùng nhóm lái thuyền tiếp tế lương thực cho người dân ở các thôn Minh Tiến, Minh Hà, Tân Định… (xã Quảng Minh) và các thôn La Hà Tây, La Hà Đông (xã Quảng Văn).
Trở về nhà sau 3 ngày dầm mình trong dòng nước lũ, thầy Chính mới biết nhà mình cũng bị ngập hơn 1m. Các vật dụng tivi, tủ lạnh, máy giặt… cùng mấy tạ thóc không được di chuyển lên chỗ cao bị ngâm nước hư hỏng. Vợ thầy Chính vì lo và thương chồng nên có những câu “trách yêu”, nhưng trong suy nghĩ luôn ủng hộ việc làm tốt của chồng.
Trao đổi cùng thầy Dương Ngọc Tú, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Quảng Trạch được biết, Trường Tiểu học Quảng Phương A đã đề xuất để làm quy trình lên cấp trên khen thưởng vì hành động dũng cảm cứu người nhưng thầy Chính đã từ chối. “Mong rằng sẽ có nhiều hành động đẹp tuyên dương của một nhà giáo vì dân như thầy Chính, đây là hành động đẹp, xả thân mình để cứu dân. Rất đáng biểu dương và khâm phục”, thầy Tú cho biết.
Những người thầy nuôi dạy học sinh bán trú ở vùng biên
Với đặc thù là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, nhưng các thầy cô giáo ở những điểm trường tại huyện Mường Tè (Lai Châu) luôn nỗ lực vượt khó để nuôi dạy học sinh bán trú.
Bữa ăn bán trú của các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) có đủ rau, thịt. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Hầu hết các em học sinh thích ở lại trường vì được ăn ngon hơn ở nhà. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Cô giáo Nguyễn Thị Vân, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thu Lũm, huyện Mường Tè hướng dẫn học sinh gấp chăn. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Ở bán trú ngoài việc học các em học sinh có nhiều bạn chơi. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thu Lũm, huyện Mường Tè tự hái đóa hoa rừng mang tặng thầy cô giáo. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Ngoài giờ học tập, các em học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Thu Lũm chăm sóc vườn rau. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Ngoài việc nuôi dạy học sinh bán trú, các thầy cô tăng cường dạy học cho các em ở trên lớp. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Những đóa hoa rừng tặng thầy cô nhân ngày 20/11. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thu Lũm được rèn luyện kỹ năng sống, dọn dẹp vệ sinh phòng ở sạch sẽ. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Cô giáo dân tộc Chứt vượt 60km mỗi ngày "cõng" chữ lên non Mỗi ngày đi làm từ lúc trời còn tờ mờ sáng, vượt đèo lội suối hơn 30km mới đến điểm trường nhưng cô giáo Hồ Loan vẫn miệt mài mang con chữ tới các học sinh vùng biên giới Hà Tĩnh. Vượt đèo lội suối tới lớp Cô giáo Hồ Thị Loan (SN 1987), người dân tộc Chứt, quê quán ở xã Hương...