Chuyến công du châu Âu của ông Tập Cận Bình: Lượng ít, chất nhiều
Nếu đúng như những đồn thổi của dư luận là chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ châu Âu đi thẳng sang Mỹ gặp tổng thống Mỹ Donald Trump thì chuyến công du châu Âu này của ông Tập Cận Bình bị lu mờ bởi cuộc gặp với ông Trump.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nhưng rồi vì cuộc gặp cấp cao Mỹ – Trung Quốc này sớm nhất cũng phải tháng 4 tới mới diễn ra nên chuyến công du châu Âu của ông Tập Cận Bình lại được để ý đến nhiều. Theo xác nhận của phía Trung Quốc thì ông Tập Cận Bình sẽ tới thủ đô Brussel của Bỉ để dự cuộc cấp cao thường niên giữa EU và Trung Quốc, sau đó sẽ thăm Italy và Pháp.
Trước cuộc gặp cấp cao giữa EU và Trung Quốc, Uỷ ban EU đã tung ra văn kiện với tên gọi không chính thức là Chiến lược của EU đối với Trung Quốc với nội dung chính là định hướng lại quan điểm chính sách của EU đối với Trung Quốc, nhưng mục đích chính lại là thống nhất trong nội bộ EU về chính sách đối với Trung Quốc, kịp thời chuẩn bị cho cuộc gặp phía Trung Quốc.
Nội bộ EU hiện bị phân hoá rất sâu sắc về chính sách đối với Trung Quốc mà trước hết và chủ yếu trên hai lĩnh vực là tiếp nhận đầu tư trực tiếp của Trung Quốc và tham gia dự án Một vành đai, một con đường (BRI) của Trung Quốc. Ngay sau cuộc gặp cấp cao này, ông Tập Cận Bình tới thăm Italy và Italy sẽ ký với Trung Quốc một Bị vong lục thể hiện ý định tham gia BRI của Trung Quốc.
Chỉ điều này thôi đã đủ để cho thấy là chiến lược mới kia của EU không thể thành công và Trung Quốc giành được thắng lợi có thể được coi là quan trọng nhất từ trước đến nay trong quá trình thực hiện BRI cũng như rất thành công với phương cách thúc đẩy quan hệ hợp tác với EU nói chung bằng biện pháp phân hoá nội bộ EU.
Trước Italy đã có 13 thành viên EU tuyên bố có ý muốn tham gia BRI. Nhưng Italy là thành viên đầu tiên của nhóm G7 tham gia BRI. Italy là một trong 6 thành viên sáng lập EU, là nền kinh tế lớn thứ 4 trong EU và thứ 14 trên thế giới. Có thêm sự tham gia của Italy, BRI của Trung Quốc có thêm tuy chỉ 1 nước mới tham gia nhưng trọng lực và tác dụng thực tế của nó, ý nghĩa chính trị và tâm lý của nó vô cùng to lớn và vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc và đối với BRI, tức là về lượng tuy rất ít ỏi nhưng về chất thì lại rất to lớn.
Những hải cảng của Italy đều có thể trở thành những mắt xích then chốt trong BRI của Trung Quốc. Nhưng điều còn quan trọng hơn cả như thế rất nhiều đối với Trung Quốc là sự tham gia của Italy giúp Trung Quốc vô hiệu hoá mọi cáo buộc và phê phán của EU và Mỹ rằng Trung Quốc dùng BRI chỉ để đẩy các đối tác tham gia vào tình trạng bị Trung Quốc chi phối và dẫn dắt, lệ thuộc và thua thiệt, là Mỹ và EU cũng như các đối tác khác không thể cản phá được Trung Quốc thực hiện BRI cũng như khích lệ Trung Quốc tiếp tục thực thi sách lược vừa tranh thủ vừa gia tăng áp lực đối với EU, vừa phân hoá nội bộ EU vừa lôi kéo riêng từng thành viên EU.
Video đang HOT
Theo công bố chính thức của Trung Quốc, hiện có cả thảy 152 nước trên thế giới tham gia BRI và Italy là đối tác thứ 153. Rất đông nhưng những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới gần như không tham gia. Vì thế, điều Trung Quốc cần bây giờ không chỉ là diện các nước tham gia đông thêm mà trước hết là sự tham gia của các nền kinh tế lớn để BRI được tin cậy cả về chính trị lẫn tính khả thi trên phạm vi toàn thế giới. Đã đến lúc BRI của Trung Quốc cần đến chất nhiều hơn lượng. Sự tham gia của Italy vì thế có tác động như một bước chuyển mang tính đột phá đối với BRI nói riêng và đối với Trung Quốc trong nỗ lực vận động các nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới tham gia BRI nói chung.
Xem ra, muốn cản trở Trung Quốc thực hiện thành công dự án BRI, Mỹ và EU cùng các đối tác trong phe cánh phải suy tính chiến lược và sách thuật khác biệt cơ bản so với lâu nay cả về cách tiếp cận lẫn định hướng và biện pháp cụ thể. Tháng 4 tới, Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị cấp cao quốc tế lần thứ 2 về BRI và dù đích thân thủ tướng Italy có thể không tham dự sự kiện này thì ý nghĩa và giá trị của việc Italy tham gia BRI bất chấp mọi lo ngại và cản trở của EU đối với Trung Quốc cũng không hề bị suy chuyển gì.
Theo Danviet
Mỹ-Trung "so găng" và cơ hội cho Nga
Có lẽ cần phải có một cuộc gặp nữa giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump mới mong có được một thỏa thuận thương mại.
Vòng đàm phán thương mại cấp cao Mỹ-Trung diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc) trong hai ngày 14 và 15-2. Phái đoàn hai bên rất nỗ lực tìm một thỏa thuận trước khi thời hạn đình chiến thương mại kết thúc vào ngày 1-3 tới.
Sáng 15-2, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin - hai quan chức dẫn đầu phái đoàn Mỹ sang Bắc Kinh - đã không trả lời báo chí khi đến địa điểm đàm phán với phái đoàn Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu.
Cần có cuộc gặp Trump-Tập mới có được thỏa thuận?
Hãng Bloomberg dẫn nguồn tin từ ba quan chức Mỹ và Trung Quốc cho biết cho tới giờ hai bên vẫn chưa thống nhất được các bất đồng thương mại.
Theo nguồn tin từ Bloomberg thì tới lúc này phía Mỹ vẫn giữ nguyên quan điểm Trung Quốc phải sửa đổi các chính sách kinh tế bất lợi cho Mỹ. Tuy nhiên, có thông tin một số thành viên trong chính phủ Mỹ đang lo chủ nhân Nhà Trắng vì ngại cuộc chiến kéo dài sẽ ảnh hưởng nặng đến thị trường tài chính và kinh tế Mỹ nên sẽ không làm tới cùng mà thỏa hiệp, nhẹ tay với Trung Quốc.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (giữa) sang Trung Quốc đàm phán thương mại ngày 14-2. Ảnh: REUTERS
Các nhà thương thuyết Trung Quốc thì hy vọng ông Trump sẽ làm thế. Từ năm ngoái, Trung Quốc đã chi tiền mua đậu nành và khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ để kéo giảm khoảng cách thiếu hụt thương mại với nước này, xoa dịu sự bất mãn của Washington.
Theo lời các nguồn tin quan chức Mỹ và Trung Quốc nói với Bloomberg thì có lẽ cần phải có một cuộc gặp nữa giữa ông Tập và ông Trump mới mong có được một thỏa thuận. Tuy nhiên đến thời điểm này lịch gặp giữa hai nhà lãnh đạo này vẫn chưa được xác định. Nhiều khả năng hai ông sẽ không gặp nhau trước thời hạn cuối của cuộc đình chiến thương mại 1-3.
Tổng thống Trump đầu tuần này nói ông có thể gia hạn thêm thời gian đình chiến thương mại thêm 60 ngày nếu hai nước có thể đạt được thỏa thuận thay đổi cấu trúc kinh tế và các chính sách thương mại của Trung Quốc. Tuy nhiên vào ngày 14-2, khi được hỏi liệu chính quyền của Tổng thống Trump có cân nhắc kéo dài thời gian đình chiến thương mại hay không, Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói chính phủ chưa có quyết định nào.
Cơ hội lớn cho Nga
Trước tình hình này, Hiệp hội Phát triển Trung Quốc Hải ngoại (CODA) nhận định cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và việc Mỹ trừng phạt Nga có thể là một cơ hội tuyệt vời cho Nga.
Nói với hãng tin RIA Novosti bên lề Diễn đàn Đầu tư Nga tổ chức ở TP Sochi (Nga), Tổng Thư ký CODA He Zhenwei cho rằng: "Năm vừa qua là một năm rất quan trọng với Nga và Trung Quốc... Bất chấp các thách thức địa chính trị, nền kinh tế hai nước vẫn đi lên".
Ông He nhận định diễn biến xấu đi thời gian qua trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ đã tác động một cách tích cực đến sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga. Theo ông He, giá trị thương mại giữa hai nước trong năm ngoái đã đạt hơn 100 tỉ USD, và khuynh hướng tăng này đặc biệt thể hiện rõ ở lĩnh vực nông nghiệp.
Cụ thể, "xuất khẩu đậu nành từ Nga sang Trung Quốc tăng 1,5 lần trong năm 2018, đạt 800.000 tấn". Và "sự gia tăng này được thúc đẩy nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã khiến xuất khẩu đậu nành của Mỹ sang Trung Quốc giảm mạnh".
Xuất khẩu nông nghiệp của Nga sang Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2018. Ảnh: BLOOMBERG
Theo ông He, Trung Quốc là một thị trường khổng lồ với các sản phẩm nông nghiệp Nga, như bắp, thịt, ngũ cốc, mật ong...., và Trung Quốc đã mở cửa thị trường cho các nhà sản xuất Nga.
Ví von "tại Trung Quốc chúng ta có thể nói: Khi Chúa đóng các cánh cửa thì ngài ấy cũng mở một cửa sổ", ông He thừa nhận "cuộc chiến thương mại thật sự rất tệ với Trung Quốc và Mỹ, nhưng nó cũng mang lại một cơ hội mới cho các bên thứ ba, và họ nên nắm lấy cơ hội này".
Cũng theo ông He, phần lớn các công ty Mỹ đều lo ngại việc Mỹ trừng phạt Nga có thể sẽ gây rắc rối cho việc giao dịch đồng USD với các đối tác Nga. Tuy nhiên, nếu Mỹ cấm hoàn toàn việc giao dịch bằng đồng USD thì có khả năng các bên sẽ tăng giao dịch bằng tiền tệ nước mình.
Theo Đăng Khoa
Pháp luật TP.HCM
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Trung có thể tiếp tục đẩy lùi đến tháng 6 Một cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình để chấm dứt cuộc chiến thương mại có thể tiếp tục được đẩy lùi vào tháng 6, vì hai bên sẽ không thể hoàn tất thỏa thuận thương mại đáng kỳ vọng vào tháng 4. Mặc dù, ban đầu, người ta hy vọng rằng họ...