Chuyện cô bé ’sợ nắng’ ham học
Nhà nghèo, mồ côi cha từ nhỏ Lưu Thị Bích Phụng lại mang trong mình căn bệnh lupus đỏ biến chứng thận nhưng em luôn khiến mọi người phải mến phục vì nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Vượt lên trên nghịch cảnh
Theo sự chỉ dẫn của thầy Trần Trọng Hưng (hiệu trưởng trường THPT Vĩnh Kim) chúng tôi tìm đến nhà Phụng trong một chiều chập choạng tối. Ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm vào trong, nép mình bên một vựa ve chai. Em hiện đang là học sinh lớp 12/3 trường THPT Vĩnh Kim (Châu Thành, Tiền Giang).
Phụng sinh ra trong một gia đình cha chạy xe ôm, mẹ làm nghề se nhang (hay còn gọi là hương) thủ công và buôn bán nhỏ. Thu nhập hàng ngày của gia đình em không quá 80.000 đồng. Phụng mắc phải căn bệnh lupus đỏ biến chứng thận, hàng tháng phải đến bệnh viện để điều trị. Mọi thu nhập trong gia đình điều được dành dụm và đổ dồn vào việc chữa bệnh cho em. Biến cố xảy ra với gia đình em kể từ ngày cha em đột ngột qua đời do cơn tai biến mạch máu não (lúc đó Phụng 4 tuổi).
Phụng chuẩn bị đến trường
Kể từ ngày cha mất, mọi gánh nặng mưu sinh đè nặng trên đôi vai của mẹ Phụng. Sớm ý thức được hoàn cảnh gia đình nên Phụng luôn cố gắng trong học tập. Nhiều năm liền Phụng luôn đạt được học lực giỏi. Ngoài giờ học, Phụng luôn tranh thủ những thời gian rảnh phụ mẹ se nhang hay làm việc nhà. Nhưng một năm lại đây, nghề se nhang chuyển sang làm bằng máy nên nguồn hàng bột làm tay không còn. Không đủ tiền để trang bị máy se nhang để tiếp tục làm nghề, gia đình em lại rơi vào tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn.
Nói về bệnh tình của Phụng mẹ em không kiềm được nước mắt: “Ban đầu, cứ tưởng con nó chỉ sốt nhẹ thông thường nhưng không ngờ những ngày sau đó chân tay con bé đột nhiên sưng phù người xuất hiện nhiều ban đỏ. Tôi chạy vạy vay mượn tiền khắp nơi để trị bệnh cho con mà không dứt được căn bệnh. Bệnh của con bé không được xách nặng, không được ra nắng nhưng nó ham học quá. Sáng ra con nó đi học từ sáng đến chiều mới về. Những buổi chiều còn nắng nó phải ở lại chờ hết nắng mới về, về đến nhà thì trời tối mịt” – mẹ Phụng tâm sự.
Biến giường bệnh thành nơi học tập
Video đang HOT
Từ lúc phát hiện bệnh đến nay, Phụng đã hàng trăm lần ra vào bệnh viện. Hiện tại, hàng tháng em phải khám và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Có những lần Phụng phải nằm viện hơn hai tháng trời, lúc ấy em lại đòi mẹ mang sách vở vào tận giường bệnh để học bài. Nhắc đến điều ấy Phụng chia sẻ: “Lúc ấy em thèm được đến trường lắm. Nằm bệnh viện lâu em vừa nhớ lớp, vừa sợ không theo kịp bạn bè nên em đòi mẹ mang sách vở vào cho em học. Em còn nhớ mỗi lần bác sĩ đến kiểm tra sức khỏe cho em ai cũng xoa đầu bảo ráng hết bệnh về đi học nha con”.
Phụng kiểm tra tập vỡ chuẩn bị đến trường
Khi Phụng lên cấp III đường đến trường xa hơn. Hằng ngày, em phải vượt hơn 6km để đến trường, có nhiều lần vừa đến cổng trường thì em bắt đầu thấy choáng váng, không ít lần bị ngất xỉu ở trường nhưng em vẫn không từ bỏ ước mơ của mình và kiên trì đến trường mỗi ngày.
Thầy Trần Trọng Hưng – Hiệu trưởng trường THPT Vĩnh Kim cho biết: “Phụng là một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của trường. Mặc dù bệnh nhưng em không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập. Phụng vốn chăm ngoan nên thường được thầy cô và bạn bè quan tâm giúp đỡ trong học tập. Do bệnh của Phụng tránh tiếp xúc ánh nắng và xách nặng nên em được miễn môn giáo dục thể chất ở trường”.
Thường xuyên phải nghỉ học để điều trị bệnh nên những giờ nghỉ giải lao Phụng thường tranh thủ ngồi đọc sách, ôn lại bài cũ hoặc trao đổi với bạn hoặc nhờ thầy cô giảng lại những chổ mình còn chưa hiểu. Nói về ước mơ của mình Phụng bộc bạch: “Em sẽ cố gắng học giỏi để không làm mẹ và thầy cô phải thất vọng về em. Em mong sau này mình sẽ trở thành cô giáo, em sẽ đi làm và lo lắng cho mẹ có cuộc sống tốt hơn”.
Theo trithuc
Cậu bé chim cánh cụt biết... bay
Ở ấp 2, xã Gia Canh, Định Quán - Đồng Nai, khi nhắc đến cậu học sinh Hồ Hữu Hạnh, không ai không cảm phục.
Hết nước mắt vì con
Chị Bùi Thị Hợp kể khi mang thai bé Hạnh, chị có đi siêu âm cả thể ba lần và cả ba lần bác sĩ đều kết luận là "thai nhi không bình thường" mà không hề giải thích gì thêm. Anh chị cứ nghĩ chắc do thai yếu hay thai nằm ngược chứ đâu ngờ một sự nghiệt ngã của số phận đã dành cho đứa con của mình ngay từ trong bụng mẹ.
Gần một tháng sau khi sinh chị Hợp vẫn không hề biết con mình không có tay, mọi sinh hoạt của chị và bé đã có bà ngoại và anh Thân lo, mọi người từ bà ngoại, chồng chị và tất cả những người hàng xóm tới thăm đều giấu chị.
Sau này chồng chị mới nói mọi người giấu chị vì sợ ảnh hưởng đến tinh thần, tâm trí của chị. Khi mới sinh chị rất yếu mọi người sợ chị sẽ không vượt qua được khi biết được sự thật. Cho đến một hôm mọi người ra ngoài hết, một mình chị Hợp loay hoay thay tã cho con, kéo tấm vải quấn trên người con, chị giật mình hét lên một tiếng rồi ngất lịm. Khi tỉnh dậy, chị như người mất hồn, chị không tin vào mắt mình, lúc này chị mới nhớ lại khuôn mặt biến sắc của vị bác sĩ siêu âm và những tiếng sụt sịt của chồng trong bệnh viện mà lúc đó chị cứ nghĩ anh bị cảm.
Suốt những ngày sau đó, chị Hợp nằm im lìm, lặng lẽ cùng những dòng nước mắt không ngớt tuôn chảy. Chị khóc cho bản thân mình, khóc cho đứa con tội nghiệp, chị đặt ngay tên con là Hạnh vì chị thấy cháu bất hạnh quá, cả đời này chắc cháu chỉ ngồi một chỗ mà thôi: Chị kể tiếp: thời gian mà Hạnh biết bò và tập đi, tôi không làm được gì ngoài việc theo dõi, quan sát cháu.
Khác với những đứa trẻ bình thường, Hạnh vừa bú mẹ vừa đưa chân lên kẹp vào vú bên kia, rồi khi tập bò, Hạnh trườn như một con sâu đo. Vất vả nhất là lúc tắm cho cháu, tôi cứ sợ tuột tay vì người cháu trơn tuồn tuột không có điểm tựa. Rồi những đêm nằm ngủ Hạnh cứ rúc đầu váo nách rất nhột.
"Tôi khóc hết nước mắt khi nhìn con. Lúc tập bò nó rướn mình như một con sâu đo. Ai cũng nghĩ nó chỉ có thể nằm vậy suốt đời" - chị Hợp nhớ lại.
Ước mơ của "Chim cánh cụt"
Hạnh đến tuổi đi học, bố mẹ không cho con đi vì nghĩ không có tay lấy gì mà viết, học sao nổi. Nhưng chú bé lén bố mẹ tới đứng học lỏm ngoài cửa lớp mẫu giáo. Cô giáo thấy thương quá, dắt Hạnh về nhà thuyết phục bố mẹ cho em được học. Vào lớp 1, người ta từ chối nhận cậu bé. Hạnh không bỏ cuộc, cậu đi theo mẹ đến trường xin học lần nữa. Sự quyết tâm của Hạnh cuối cùng đã khiến trường tiểu học Kim Đồng (Định Canh, Định Quán) chấp nhận cậu học trò đặc biệt. Và càng đặc biệt hơn khi ngay năm học đầu tiên Hạnh đã đạt danh hiệu học sinh giỏi và viết chữ rất đẹp.
"Chim cánh cụt" là tên gọi thân thương mà bạn bè, thầy cô đặt cho Hạnh. Hạnh cũng rất thích tên đó và lấy làm nick name của mình nhưng em thêm hai từ "biết bay" vào nữa. Cậu rất năng động, Hạnh có thể tự mình làm mọi thứ, từ việc sinh hoạt cá nhân.
Hàng ngày, cậu có thể tự mình tắm rửa, chải đầu, ăn uống mà không cần sự trợ giúp của người khác, chân của Hạnh có thể kẹp bút viết chữ khi ở nhà cũng như đến lớp. Không chỉ thế, về nhà hàng ngày Hạnh còn phải chỉ cho em gái học và cùng anh chị em phụ giúp những việc trong gia đình như quét nhà, rửa chén, nhổ cỏ rau ngoài ruộng...
Mặc dù không có đôi tay, Hạnh là một cậu bé ham học. Khi đến tuổi đến trường, thấy bạn bè cùng xóm tung tăng đến lớp, Hạnh một hai đòi mẹ cho mình đi học. Thương con nhưng thấy con mình tật nguyền như vậy, mẹ cậu đành cắn răng khuyên nhủ Hạnh đừng đi học. Để chứng minh cho cha mẹ thấy mình có thể đến trường như bao bạn đồng trang lứa, hàng ngày, Hạnh dùng phấn rồi kẹp vào ngón chân tập viết trên thềm nhà. Thấy con quyết tâm như thế, mẹ đành lòng không đậu, đánh liều dẫn con đến trường TH Kim Đồng xin cho Trường vào học.
Lên lớp 2, hằng ngày Hữu Hạnh tập chạy xe đạp, đối với người bình thường mới tập chạy xe bằng đôi bàn tay còn khó khăn, nhưng với Hạnh thì khó khăn còn trăm lần, bởi bạn dùng đầu để điều khiển. Bạn cũng không nhớ bao nhiêu lần bị té ngã, hiện trên cơ thể bạn đã không thể đếm xuể bao nhiêu vết xẹo. Nhưng chính nhờ sự kiên trì đó mà chưa đầy một năm Hạnh đã chạy xe đạp thành thạo và còn chở em gái đi học.
Vì khuyết đôi tay nên Hạnh luôn cố gắng tập cho đôi chân càng ngày càng nhanh nhẹn và làm được nhiều việc trước sự ngỡ ngàng của gia đình và hàng xóm. Cũng như bao bạn bè cùng trang lứa trong xóm, những ngày cuối tuần cậu cùng những người bạn mình đi bắt cua, cá ngoài đồng. Hạnh nói "không có đôi tay thì mình làm việc bằng đôi chân để thay thế, có sao đâu". Đối với Hạnh là thế, hàng ngày cậu vẫn vui vẻ, không vì không có đôi tay mà cậu tự ti với bạn bè, nhưng đối chúng tôi, với bạn bè Hạnh luôn là một tấm gương để mọi người noi theo.
Hạnh là một học trò chăm ngoan, suốt mấy năm liền ít khi nào cậu nghĩ học, mặc dù việc học của cậu có phần khó khăn, vất vã hơn các bạn khác. Ước mơ của Hạnh là sẽ trở thành một kỹ sư tin học. Đó là một ước mơ thật đáng quý, và chúng ta mong sao nó sẽ trở thành hiện thực.
Theo Mực Tím
Sinh viên "săn Tây" để nâng tầm tiếng Anh Đi trên Bờ Hồ vào những ngày cuối tuần, hình ảnh dễ bắt gặp là từng nhóm sinh viên cầm những cuốn sổ nhỏ trên tay, sẵn sàng "săn Tây" bất cứ lúc nào để trò chuyện. Mục đích chính của những nhóm sinh viên này là nâng cao trình độ tiếng Anh và giao lưu văn hóa. Sự năng động, ham học...