Chuyện buồn…tìm việc của các tân khoa
Mùa hè qua đi là đến lúc thị trường lao động lại sôi động hơn bởi nhiều người tốt nghiệp đại học đi tìm việc làm. Chúng tôi đã gặp mặt nhau trong trường đại học, nay lại chạm mặt nhau nơi… thị trường lao động.
(nguồn ảnh: internet)
Sau mỗi khóa học hàng ngàn cử nhân, kỹ sư, bác sỹ… chập chững bước vào đời. Chúng tôi cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp không biết gõ cửa vào đâu,đành phải lên mạng gõ vào google vậy. Lướt qua một vòng trên mạng, vào những trang web tuyển dụng, nhà tuyển dụng thường đưa ra yêu cầu khá cao và toàn diện: đạt kết quả khá giỏi trong quá trình học tâp, phải có chứng chỉ C tin học và ngoại ngữ, ngoại hình ưa nhìn và nhất là đòi hỏi có kinh nghiệm làm việc 2-3 năm…
Mới ra trường thì làm sao đã có kinh nghiệm làm việc 2-3 năm! Như vậy là mình đã gõ không đúng cửa mất rồi. Thôi đành gõ vào trang tuyển dụng địa phương xem sao. Lướt qua cổng thông tin điện tử tỉnh nhà, thấy mục tuyển dụng nhấp nháy đỏ… mừng ơi là mừng! Thử click vào xem vận may có đến với mình không. Nhưng than ôi chỉ tiêu toàn tỉnh chỉ đếm đầu ngón tay và những chỉ tiêu đó lại không đúng chuyên ngành mình được đào tạo, vậy là hết đường gõ rồi.
Thôi quay lại nhờ người quen vậy. Vừa gặp người quen đã “bật mí” là: em không phải tốn công lên mạng làm gì, cứ đến thẳng phòng nội vụ huyện hoăc tỉnh và mạnh bạo liên hệ đi chứ, họ không đăng tin đâu. Cứ đến đó và hỏi chỗ nào đang cần người, họ sẽ chỉ đến đó để gặp nhà tuyển dụng để tự giới thiệu năng lực và nguyện vọng của mình.
Trên đường đi, tôi gặp cô bạn cũng mới tốt nghiệp đại học và khi xưa cùng học phổ thông. Vừa mới gặp nhau, cô bạn đã than thở : 4 năm đèn sách cố gắng phấn đấu để đạt kết quả tốt nghiệp loại ưu chuyên ngành Sư phạm Mỹ thuật Đại học Huế. Bạn tôi đã đi gõ cửa khắp nơi rồi nhưng không nơi nào chịu nhận hồ sơ chứ chưa nói là tuyển dụng. Họ chỉ lạnh lùng thông báo không có chỉ tiêu. Nhưng thật ra nếu có thì họ cũng dành cho con cháu họ và những người thân thuộc hết rồi, nếu mình muốn lọt vào thì phải chi ít nhất trên dưới 50 “chai” (tức là 50 triệu đồng). Cô bạn còn động viên tôi: “Cậu học kinh tế thì may ra còn có cửa để gõ, chứ mình học sư phạm coi như hết thời rồi!”
Nhưng thật ra tình cảnh của tôi cũng có sáng sủa gì hơn cô bạn đâu vì bây giờ thiếu gì người tốt nghiệp các ngành kinh tế, tài chính. Nhiều người lại “con ông cháu cha” hoặc gia đình giàu có, dễ dàng bỏ ra hàng trăm triệu để lo việc cho con. Còn mình thì gia đình khó khăn, lấy đâu ra tiền để lo lót xin việc cho con.
Thế là hai đưa rơm rớm nước mắt và động viên nhau hãy kiên trì đi gõ cửa này không được thì đi gõ cửa khác và chờ xem có nơi nào tổ chức “Hội chợ việc làm” thì ta mò tới. Nhưng đi đến đâu cũng toàn gặp những cảnh ngộ đi tìm việc làm như mình, mà các doanh nghiệp lại đang hoạt động cầm chừng trong lúc lạm phát. Vốn phải vay ngân hàng với lãi suất quá cao, khó làm ra đồng lãi, cho nên nhiều doanh nghiệp phải giảm số nhân viên .
Video đang HOT
Thế là những người cùng cảnh ngộ chúng tôi, những tân khoa mới tốt nghiệp đại học đang hăm hở muốn được làm việc và cống hiến cho xã hội, đành phải ngậm ngùi gạt nước mắt mà động viên nhau: Hãy tìm một công việc tạm bợ nào đó như đi làm gia sư, thậm chí đi chạy bàn… để chờ đợi đến sang năm bớt lạm phát và suy thoái kinh tế, chúng ta lại đi gõ cửa tiếp!
Theo Dân Trí
Nhiều sinh viên ủng hộ bỏ thi tốt nghiệp
Kì thi tốt nghiệp THPT nhận được sự quan tâm đặc biệt của những người vừa trải qua kì thi tốt nghiệp đại học. Họ nhìn nhận như thế nào về kì thi này?
Sinh viên trường Học viện Báo chí và tuyên truyền hoàn thành một
số thủ tục tốt nghiệp - Ảnh: Thu Thảo
Họ tên: Tuyên - cử nhân Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tiêu đề: Cần chỉnh đốn lại kì thi tốt nghiệp
Theo tôi, những kì thi tốt nghiệp vừa qua chưa thực sự nghiêm túc.
Sau những năm học đại học, tôi thấy trong quá trình học phổ thông, thầy cô chưa đưa ra phương pháp học cho HS có hiệu quả và bản thân HS cũng chưa thật sự nhận thức đúng và tầm quan trọng của phương pháp học, nhiều khi nói chỉ để nói mà không thực hiện.
Cách truyền đạt của giáo viên chủ yếu mang tính thụ động, năm này qua năm khác vẫn một cách dạy là "thầy nói trò ghi", thường gây cho HS sự nhàm chán, và làm khô cứng bài học.
Thời gian của 1 tiết hơi ít để giáo viên có thể làm cho giờ HS động, và gây gò bó cho người học. Tôi thấy vì thiếu phương pháp học, cho nên cách học của HS phổ thông thường không được hiệu quả.
Họ tên: Phạm Quân - Khoa Cầu Đường Pháp, ĐH Giao Thông Vận Tải, Hà Nội.
Tiêu đề: "Nên bỏ thi tốt nghiệp vì không thi cũng biết là đỗ"
Phạm Quân - Khoa Cầu Đường Pháp, ĐH Giao Thông Vận Tải,HN
Ở Việt Nam kì thi tốt nghiệp THPT là không phải để phân loại HS mà để đánh giá chất lượng HS ở mức trung bình, cứ HS trung bình là có thể tốt nghiệp. Tôi thấy đây là kì thi tốn kém, hình thức và tiêu cực và kết quả của nó chỉ mang lại câu hỏi lớn cho xã hội.
Hàng năm, Nhà nước phải bỏ ra rất nhiều tiền để tổ chức một kì thi với quy mô cả nước (chỉ đứng sau kì thi ĐH- CĐ). Thi là để đánh giá chất lượng HS nhưng đối với kì thi tốt nghiệp thì điểm HS yếu kém cũng như HS khá giỏi (thậm chí cao hơn), chúng ta không đánh giá được gì cả. Ngược lại còn nảy sinh tiêu cực khi mà tỉ lệ tốt nghiệp được lấy để làm chỉ tiêu thi đua của các tỉnh.
Tôi nghĩ chúng ta nên bỏ kì thi tốt nghiệp vì chưa thi đã biết đỗ. Việc tổ chức một kì thi với quy mô cả nước chỉ để loại vài HS như hiện nay là không cần thiết. Nó vừa tốn kém lại gây áp lực cho HS. Thay vào đó, nên tổ chức kì thi hết năm thật nghiêm túc và đánh giá HS qua ba năm học cấp 3. Như vậy, Bộ GD sẽ có điều kiện tập trung vào kì thi tuyển sinh ĐH - CĐ.
Họ tên: Nguyễn Mai Phương - cử nhân Kinh tế - Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Tiêu đề : Nên xét tuyển theo nguyện vọng của HS THPT vào Đại học như nước ngoài
Nguyễn Mai Phương- cử nhân Kinh tế - Học viện báo chí tuyên truyền
Kỳ thi tốt nghiệp THPT là cơ hội để HS rèn luyện tâm lý trước khi thi đại học. Nhưng nhìn chung kết quả thi tốt nghiệp không đánh giá được chất lượng HS, chỉ có năm 2008, 2009 tôi thấy là thực chất. Thêm vào đó, các trường thi đua chạy theo thành tích nên HS cũng gồng mình theo.
Tôi ủng hộ quan điểm là nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tổ chức 1 kỳ thi như vậy tốn kém nhiều tiền cho công tác ra đề thi, bồi dưỡng giám thị coi thi, thuê cơ sở vật chất, in giấy thi, đề thi rồi chấm thi......HS và phụ huynh thì nặng nề áp lực thi cử, biểu hiện là năm nào cũng có HS ốm vì thi TN THPT, rồi tự tử vì thi trượt...Mặt trái của thi TNTHPT là vấn đề điểm số, thành tích, cái này nhiều độc giả và chính các nhà quản lý giáo dục đều nói nhiều rồi.
Nên xét tuyển theo nguyện vọng của HS THPT vào đại học như nước ngoài, HS sẽ phải học hành thật tốt, tích lũy cả về điểm số và kiến thức trong 3 năm cấp III.
Họ tên: Phùng Ngọc Hải - Đại học Tổng hợp Volga Grat (2004 - 2010)
(Từng học khối chuyên Toán- Tin, Khối phổ thông của ĐH QGHN, thi đỗ Học viện Cảnh sát ở Việt Nam).
Tiêu đề: Giáo dục đổi mới hay đi xuống?
Tôi nghĩ không nhất thiết phải bỏ kì thi Tốt nghiệp THPT nhưng nên thắt chặt kỷ luật phòng thi. Tôi biết HS quay cóp khá nhiều, sẽ không công bằng với bạn nào chăm chỉ học hành.
Tôi thấy sau 6 năm đi học về, giáo dục nước mình cũng thay đổi nhưng theo chiều đi xuống nhiều hơn. HS lên báo vì đánh nhau, giáo viên đối xử tồi với HS, việc chạy điểm, chạy bằng, thi cử chạy theo thành tích...cũng nhan nhản. Tôi đuợc đi qua rất nhiều nước, và thấy giáo dục của Nga và một số nước rất tiến bộ, hiện đại.
Ở Nga, chúng tôi học thực sự rất nghiêm túc. Các giáo sư tận tình chỉ bảo, khắt khe nhưng rất tâm huyết với sinh viên. Điểm số phản ánh thực chất sinh viên nên ai cũng phải chăm chỉ nghiên cứu tài liệu, kể cả HS cấp II, III bên đó cũng thế. Học hành vất vả lắm mới đạt được điểm 4, điểm 5. Tôi muốn nhấn mạnh tới điểm số thực chất, đánh giá đúng năng lực của HS, sinh viên chứ không phải cứ cho HS điểm cao là thầy và trò cùng đựơc tuyên duơng, khen thuởng.
Họ tên : Nguyễn Thị Thu Thảo - Tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội
Tiêu đề : Nên thay đổi hình thức thi cử và đừng quá phụ thuộc vào bằng cấp
Kì thi tốt nghiệp THPT được tiến hành để đánh giá so sánh mức độ chênh lệch trong trình độ HS giữa các vùng miền. Nhưng tôi thấy ở Việt Nam, việc tổ chức kì thi này quá tốn kém, nhiều vấn đề nổi cộm như khâu làm đề, chấm bài thi, coi thi chưa thực sự đánh giá đúng năng lực của HS vì còn nhiều vấn nạn như quay cóp, ném bài, ...
Dù sao đây cũng là kỳ thi đánh giá chất lượng HS chung trong cả nước, nên tôi nghĩ vẫn nên tiếp tục. Tuy vậy, công tác làm đề, quản lý trường thi, chấm thi cần chặt chẽ, nghiêm minh hơn, tránh sai sót.
Theo tôi, giáo dục Việt Nam còn tồn tại một số bất cập như mục tiêu học chỉ để thi qua, không phải thực chất và mong muốn học để tích lũy kiến thức bản thân. Hoạt động dạy học cũng không hiệu quả khi HS chưa trở thành trung tâm. Nội dung dạy học nặng so với trình độ HS, một số chương trình còn không phù hợp, thiếu tính thực tế.
Theo VNN
Cụ ông 99 tuổi tốt nghiệp đại học sau gần 80 năm bảo lưu Một cụ ông 99 tuổi người Mỹ vừa tốt nghiệp trường đại học Eastern Oregon ở La Grande sau khi bỏ học vào năm 1932. Cụ Leo Plass, 99 tuổi, vừa nhận bằng tốt nghiệp đại học của trường đại học Eastern Oregon ở La Grande (Mỹ) sau gần 80 năm bảo lưu kết quả. "Tôi không bao giờ mơ điều này sẽ...