Chuyện buồn ở nghĩa trang chôn người bị AIDS
Nằm giữa những cánh đồng lúa êm đềm đang thì con gái xanh ngát, nghĩa địa Giồng Thành ở xã Long Sơn ( huyện Phú Tân, An Giang) nhìn bên ngoài cũng như bao nơi an nghỉ khác của những linh hồn quá cố.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, gần 100 nấm mồ nơi đây đều là của những người phải chết yểu vì căn bệnh thế kỷ AIDS.
Càng kỳ lạ hơn nữa bởi, ở cái nơi mà chẳng ai muốn ghé mắt nhìn ấy lại có một người, là ông Nguyễn Văn Nghiệp, 70 tuổi, vẫn thường xuyên nhang đèn, cầu nguyện cho những linh hồn chết trẻ ấy có thể ngậm cười nơi chín suối, bỏ lại sau lưng một quãng đời ngắn ngủi nhưng nghiệt ngã vô cùng chốn nhân gian.
Nỗi ám ảnh vùng quê nghèo
Mặc dù chỉ cách thị trấn Tân Châu (huyện Phú Tân) chừng gần 3 cây số nhưng đường vào nghĩa địa Giồng Thành khá khó đi bởi nó nằm sát với con kênh Cái Vừng, một nhánh của dòng sông Tiền rộng lớn. Được biết, đây chính là nghĩa địa từ thiện của chùa Giồng Thành, một ngôi cổ tự với lịch sử hàng trăm năm và ban đầu, chủ yếu là nơi an nghỉ của những người nghèo trong vùng. Tuy nhiên, khoảng hơn chục năm trở lại đây, do căn bệnh AIDS hoành hành ở nơi này kéo theo hàng trăm người, chủ yếu là những thanh niên trai tráng phải mất mạng vì nó nên nơi đây dần dần là chốn “an cư” của những mảnh đời đau khổ ấy.
Những nấm mồ hoang phế, không ai thăm nom vì chết bởi căn bệnh thế kỷ này
Trong một buổi chiều quạnh hiu của vùng biên giới thượng nguồn sông Tiền dịp cuối năm, chúng tôi nhẹ nhàng vạch từng đám cỏ, cúi thấp xuống, thắp cho những người quá cố một nén tâm nhang, nghe lão quản trang già Tư Nghiệp kể về những quãng đời đau khổ của họ, trước khi về an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.
Ông Tư trầm buồn, bảo: “Ở nghĩa trang có khoảng gần 300 ngôi mộ với khoảng 100 cái là của những người bị “ết” nằm rải rác trong khuôn viên hơn một ngàn mét vuông. Ban đầu, người thân muốn đưa họ vào nghĩa trang này vì mong muốn, đây là nghĩa trang của chùa Giồng Thành nên sẽ cứu vớt chút linh hồn tội lỗi khi sống trên trần gian của họ mà thôi.
Dần dà, nhiều người biết nên trong vùng, cứ ai bị căn bệnh thế kỷ này cướp đi mạng sống là họ lại mang đến đây, như một thói quen. Cũng chính vì nhẽ đó, ngoài cái tên nghĩa trang Giồng Thành, người ta còn gọi đây là nghĩa địa “ết”, nghĩa địa si-đa”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những người bị căn bệnh này thì kể cả khi mất đi, cũng bị những ánh mắt khe khắt, xa lánh của người đời. Thế nên, không có gì lạ khi nghĩa trang với hàng trăm ngôi mộ này là nơi chẳng ai muốn ghé thăm, kể cả những người thân của họ.
Video đang HOT
Tâm sự về chuyện này, ông Tư cười lặng lẽ: “Người ta cứ bảo tôi gàn, cái bệnh ấy khi chết đi nó vẫn còn… lây nhiễm nên nếu tôi cứ quanh quẩn ở đó thì cũng có ngày nhiễm bệnh không chừng. Thế nhưng, tôi chẳng bao giờ nghĩ mình có bị nhiễm bệnh hay không, chỉ có một tâm niệm rằng, những người nằm xuống đây lúc sống ít nhiều đã phải chịu vô vàn đau khổ, vất vả cùng cực mà khi đã nằm yên dưới ba tấc đất vẫn ít được ai ghé thăm, nhang khói nên mình giúp đỡ. Hơn nữa, ngay cả một tấm di ảnh cũng không có. Trên bia mộ, cũng ít ai ghi tên mà chỉ đề mấy chữ viết tắt mà thôi”.
Theo bà Tám Hồng, một chủ quán nước ở gần ngã ba thị trấn thì người dân ở đây, mỗi khi nhắc tới nghĩa địa “ết” là họ đều rùng mình, sởn gai ốc. Nguyên nhân chính là bởi đa phần những người chết đó đều còn trẻ nên rất “thiêng”, khiến người ta ngại tới gần đó. Hơn nữa, do ám ảnh về căn bệnh thế kỷ của nhân loại quá lớn nên chẳng ai muốn lại gần những người bị bệnh đó, kể cả khi họ đã chết rồi.
Do nghĩa địa nằm khuất lấp phía sau khuôn viên chùa, phải đi qua mấy đám ruộng hoang và ở sát chân đồi nên hầu như nó là hoang phế. Họa hoằn lắm thân nhân của họ lên chùa, tiện thể ghé thăm thắp mấy nén nhang qua loa, rồi đi, chứ bình thường chẳng ai bén mảng tới.
Chuyện đời những linh hồn chết yểu
Được biết, trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, căn bệnh thế kỷ mang tên “si-đa” đã gần như trở thành một đại dịch của vùng quê yên bình này do những tệ nạn xã hội du nhập từ thành phố và phía cửa khẩu biên giới Campuchia, nơi mà nạn buôn lậu, cờ bạc, mại dâm đang hoành hành rất phức tạp.
Thế nên, có một thực tế mà không phải ai cũng dám thừa nhận là, số người nhiễm HIV ở đây đã tăng rất cao, hầu như năm nào cũng có vài trường hợp tử vong vì bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Điều đau đớn hơn nữa là đa phần họ đều là người chết trẻ, rất yểu mệnh.
Kể về nguồn gốc những nấm mồ không di ảnh, không bia chữ này, ông Tư buồn bã: Người gần nhất mới về đây “định cư” cách đây hơn nửa năm là một cô gái tên V. ở bên cù lao Long Khánh A (Phú Tân), phía bên kia sông Tiền khi mới tròn 24 tuổi. Tôi biết cô ấy bởi trước đây tôi thường chèo thuyền qua đó mua trấu về sấy trái cây. Lúc ấy, V. chừng mười bảy, đẹp nổi tiếng trong ấp nhưng vì nhà nghèo, phải lên thị xã Châu Đốc bán cà phê rồi lưu lạc sang bên phía Kom-pong (Campuchia) làm gái mại dâm ở mấy sòng bài, trường gà.
Chỉ có đâu chừng hơn 3 năm sau, V. về nhà mà không ai còn nhận ra cô nữa bởi thân hình gầy đét, mắt sâu hõm, chỉ còn da bọc xương bởi căn bệnh khủng khiếp si-đa đã ăn vào máu thịt V. Thế là, chỉ đâu có hơn 2 tháng ở quê, vật vã cùng bệnh tật đau đớn, cô đã về đây. Hôm đưa tiễn, tôi nhớ là chỉ có hai người anh trai, mẹ và một người chú họ của V. dùng xe ba gác đưa quan tài về chôn ở đây vào khi còn chưa rõ ông mặt trời chứ chẳng có ai nữa. Nấm mộ được đắp qua loa và khoảng nửa tháng sau, mấy người thân mới đến xây lên bằng gạch cho kiên cố rồi ghi vội mấy chữ lên bia chứ chẳng có di ảnh gì. Từ đó, hình như không ai lui tới đèn nhang hương khói gì nữa.
Tuy nhiên, V. không phải là trường hợp duy nhất trong một chuỗi những câu chuyện nhuốm màu bi kịch xảy ra liên miên ở vùng thượng nguồn sông Tiền này bởi “mô-típ” những cô gái đẹp nhưng nhà nghèo, sớm lao vào cuộc sống kiếm tiền rồi sa ngã, vô tình mắc căn bệnh thế kỷ này là rất nhiều. Mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng, nhưng dường như đều ai oán, bi thương và một cái kết giống i chang như nhau. Trong đó, đáng chú ý phải kể đến “cặp” ngôi mộ “ết” của hai anh em một “đại gia” một thời, đó là N. và P.
Vừa nhổ mấy nhánh cỏ voi mọc lòa xòa trên một nấm mộ đã nhạt màu sơn trắng, ông Tư trầm buồn: “Tôi nhớ như in, cách đây chừng 6 năm, đang giữa khuya có người gọi tôi ra nghĩa địa tìm đất chôn vì thằng N. mới chết. Gia đình nó làm nghề buôn bán lúa gạo, giàu có nổi tiếng ở đây nên nó đua đòi, ăn chơi, chích choác rồi mắc bệnh si-đa, không cách gì cứu nổi. Nếu chuyện chỉ dừng lại ở đó thì cũng như bao người khác nhưng chỉ hơn 1 tháng sau, bố mẹ thằng N. lại đến tìm tôi để xin đất chôn thằng P., em trai của N.. Nó cũng như anh trai mình, bị bệnh rồi qua đời chỉ cách nhau có chừng tháng trời. Lúc mất, anh em nó mới hưởng dương được 18 và 19 năm mà thôi.
Ngẩng đầu nhìn ánh hoàng hôn thấp thoáng phía xa xa của dòng kênh Cái Vừng thân thuộc, ông Tư vừa bảo, mặc dù khi sống, đa số họ đều ít nhiều mắc những lỗi lầm, tội lỗi với người đời nhưng khi chết rồi, ai cũng như ai. Và, khi hiểu được chân lý rằng, cát bụi đã trở về với cát bụi thì mọi lẽ tử sinh ở đời cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng, đơn giản. Thế nên, tôi vẫn thường lấy cái “nghĩa địa chết yểu vì ết” này ra để dạy dỗ bọn trẻ con trong ấp, trong xóm mình. Khuyên chúng không nên mắc phải những vết xe đổ của những người đi trước mà sớm tự kết liễu cuộc đời mình bởi căn bệnh khủng khiếp vô phương cứu chữa ấy.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, nghĩa địa “ết” này không chỉ có gần một trăm ngôi mộ đã nằm im lìm với thời gian mà sắp tới, nhiều “thành viên” mới sẽ về đây bởi số người mắc bệnh “ết” đang nằm chờ tử thần đến đưa đi quanh vùng vẫn còn khá đông.
Theo ông Trần Hữu Minh, cán bộ phòng chống HIV/AIDS ở Long Sơn thì mấy năm trước, rất đông thanh thiếu niên ở địa phương đã sang bên Campuchia làm ăn rồi đưa căn bệnh quái ác này về quê. Nhiều người trong số họ đã chết và được chôn ở nghĩa địa Giồng Thành nhưng hiện nay, vẫn còn một số con bệnh đang ở giai đoạn cuối, chỉ còn nằm chờ chết mà thôi. Vì thế, các cán bộ địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, hy vọng những thiếu niên mới lớn sẽ không phải sớm chôn mình ở đó nữa.
Theo Khánh Hoà
Mẹ liệt sĩ ôm hài cốt con khóc, chính quyền vẫn không cho đưa vào nghĩa trang
Liệt sĩ Đặng Trường Thanh - quê phường Đồng Tiến, thị xã Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình sinh năm 1953, hy sinh ngày 26/1/1973 do bị phục kích trong lúc vượt kênh Vĩnh Tế.
Mẹ Thược bên di cốt của con
Các thông tin này được ghi rõ trong hồ sơ của liệt sĩ tại Bộ tư lệnh Quân khu 7, cũng như gửi về tỉnh Hòa Bình năm 1975. Tuy nhiên, trong giấy báo tử gửi về cho gia đình lại ghi tên liệt sĩ là Đặng Văn Thành.
Mặc dù gia đình đã nhiều lần đề nghị sửa lại tên liệt sĩ cho đúng, nhưng gần 40 năm nay, trong các bằng Tổ quốc ghi công, Huân chương Chiến công Giải phóng, Huân chương Kháng chiến được Đảng, Nhà nước truy tặng cho liệt sĩ đều ghi là Đặng Văn Thành.
Câu trả lời nhà chức trách địa phương là: "Chúng tôi chỉ quản lý liệt sĩ có tên là Đặng Văn Thành thôi, chúng tôi không biết liệt sĩ Đặng Trường Thanh. Trong khi đó, gia đình bà Trần Thị Thược và ông Đặng Văn Sứ có hai người con trai đã theo tiếng gọi của tổ quốc lên đường ra trận, vì thành tích này, gia đình đã được chính phủ tặng bằng Gia đình vẻ vang năm 1974, trong bằng này cũng ghi rất chính xác tên người con cả là Đặng Trường Thanh."
Sự việc này đã cho thấy một lề lối làm việc tắc trách, thờ ơ đối với liệt sĩ, và gia đình, mẹ cha liệt sĩ, người đã không tiếc máu xương mình vì tổ quốc của chính quyền sở tại.
Câu chuyện thực ra bắt đầu từ việc tòa soạn báo chúng tôi nhận được thông tin của một số người dân tại địa bàn phường Đồng Tiến gửi đến, cho biết tại đây đang xảy ra một vụ việc gây bức xúc trong dân chúng, đó là việc chính quyền địa phương đã ngăn cản không cho gia đình bà Trần Thị Thược, mẹ liệt sĩ đưa hài cốt con vào nghĩa trang liệt sĩ của địa phương. Sự việc được mô tả như sau:
Sau nhiều lần vào Nam đi tìm mộ liệt sĩ Đặng Trường Thanh, tháng 8/2013, gia đình bà quả phụ Trần Thị Thược nhận được thư của anh Quyết, quê Thái Nguyên, là đồng đội của liệt sĩ Đặng Trường Thanh.
Trong thư nói rằng, ngày 27/7 vừa qua, anh Quyết đi thăm lại chiến trường xưa, xã Đông Lạc Quế, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang - nơi năm xưa cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, liệt sĩ Đặng Trường Thanh và nhiều đồng đội đã hy sinh trong một cuộc vượt kênh Vĩnh Tế, bị phục kích, bị thương và hy sinh.
Anh Quyết đã ghi rõ địa điểm cụ thể mà đồng đội đã chôn cất liệt sĩ. Cùng nơi đó, còn có mộ liệt sĩ Trần Văn Bình, quê Thái Bình, nhưng không rõ huyện, xã nào. So với hồ sơ lưu tại Quân khu 7 thì những thông tin này trùng khớp.
Từ bức thư này, các người con trong gia đình liệt sĩ đã lên đường đến Tịnh Biên, An Giang và đã được bà con nơi đây đón tiếp rất nhiệt tình, dẫn đường đến địa điểm và cùng gia đình khai quật mộ. Mộ của liệt sĩ Bình và liệt sĩ Thanh nằm cách nhau chừng 5m, gần 2 gốc cây thốt nốt.
Đến độ sâu 1m thì thấy hài cốt được chôn cùng lọ penixilin cùng cái đế của bình toong nước, bên trong ghi rõ tên liệt sĩ Đặng Trường Thanh trước sự chứng kiến của những người dân địa phương. Cái nắp lọ đã 40 năm khi mở ra bị mủn thành bột càng khiến mọi người xúc động. Khi được hỏi tại sao mộ các liệt sĩ không được đưa vào nghĩa trang của xã, thì được một nữ cán bộ nói rằng vì địa phương không biết.
Và cũng chính vì mộ không nằm trong sự quản lý của nghĩa trang nên đã không cần biên bản bàn giao hài cốt giữa chính quyền xã và gia đình liệt sĩ, mà chỉ có một giấy xác nhận của địa phương này về việc gia đình liệt sĩ đã đến tìm và xin phép được chuyển liệt sĩ về quê nhà.
Khá cẩn thận, người nhà liệt sĩ đã fax văn bản này về Phòng LĐTBXH tỉnh Hòa Bình để hỏi, thì cô Mai - người nhận fax - và một nhân viên nữa cùng nói rằng, giấy tờ như vậy là hợp lệ. Vậy là cả 4 anh em phấn khởi đưa hài cốt người anh lên đường trở về.
Thế nhưng khi liệt sĩ được đưa về đến quê nhà tại phường Đồng Tiến thì xảy ra sự việc chính quyền phường không cho đưa hài cốt liệt sĩ vào nghĩa trang. Lý do họ viện ra là không có giấy tờ bàn giao của địa phương tại An Giang. Họ nói rằng, gia đình phải tự đi tìm chỗ cho liệt sĩ, chứ họ không có trách nhiệm. Khi nào làm xong thì báo để họ đến thắp hương.
Trước tình cảnh như vậy, bà mẹ liệt sĩ quá đau lòng. Bà cứ ngồi ôm cái tiểu đựng nắm xương tàn của con trai khóc ngất. Mặc cho người nhà liệt sĩ năn nỉ, rằng cứ để liệt sĩ vào nghĩa trang, rồi mai mốt, gia đình sẽ vào An Giang xin giấy tờ bổ sung, nhưng cán bộ đại diện chính quyền phường Đồng Tiến không mảy may động lòng.
Trong tình cảnh tiến thoái lưỡng nan đó, không thể để mẹ già ôm hài cốt ngồi khóc, mấy anh chị em trong nhà liệt sĩ đã quyết định đưa anh vào khu mộ của gia đình.
Khi phóng viên tìm đến nhà thì liệt sĩ Đặng Trường Thanh đã mồ yên mả đẹp trong khu mộ gia đình, bên cạnh người cha. Mẹ liệt sĩ và những người con xác nhận toàn bộ những sự việc này và nói rằng, thôi thì con bà đã được đoàn tụ với gia đình là vui rồi, nhưng không chỉ gia đình bà, mà tất cả những ai chứng kiến sự việc đều không thể không phẫn nộ.
Hãy hình dung xem, khi những đứa con vàng ngọc, măng tơ lên đường bảo vệ tổ quốc, địa phương đã trống dong cờ mở như thế nào, mà trở về, đến cái tên cũng không được gọi cho đúng, còn một nắm xương cũng bị chối từ một chỗ nằm?
Theon Xahoi
Hài cốt hơn một tuần nằm chờ đã được cải táng Liên quan đến việc một ngôi mộ bốc lên nhiều ngày vẫn chưa có chỗ cải táng, ngày 13/12, gia đình đã tìm được nơi xây "ngôi nhà mới" cho người quá cố. Trước đó, báo Dân trí phản ánh sự việc, tại nghĩa trang Thủy Tú, xã Xuân Lộc, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) có gia đình ông Nguyễn Sỹ Thế tiến...