Chuyện bình thường xót xa
Albert Einstein từng nói, đại ý: Xã hội nguy hiểm không phải vì cái xấu mà nguy hiểm vì người ta thấy cái xấu nhưng làm ngơ!
Sinh viên mua đề tố trưởng khoa bán đề – bản tin nhỏ lọt thỏm trên trang báo, lép vế nếu xét về lượng view so với chuyện đại gia này ngoại tình, thiếu gia kia “giải quyết nỗi buồn” ngay trên đường phố Hà Nội, ngôi sao nọ cặp với người có vợ…
Cũng có vài chục bạn đọc bức xúc lên tiếng, nhưng oái oăm thay, nhiều bình luận lại thản nhiên cho rằng, chuyện mua đề, bán điểm, đổi chác trong nhà trường thì có gì là mới, là sốc, ngược lại đó là chuyện thường ngày, chuyện “nhỏ như con thỏ”.
Tại địa bàn xảy ra vụ việc, bản tin cũng ít nhiều khuấy lên những lao xao, bàn tán… và rồi những tiếng thở dài vang lên: ôi dào, đầy ra đấy, đâu chẳng có… Còn lãnh đạo địa phương thì hình như chưa có động tĩnh, chỉ đạo gì hối thúc các cơ quan hữu quan vào cuộc xử lý rốt ráo vụ việc.
Không biết tự lúc nào, một chuyện bất thường lại trở thành bình thường để xã hội gần như mặc định và vô cảm với nó?
Đúng là “giao dịch” đề, điểm – tiền giữa thầy – trò đã thành chuyện xưa như trái đất. Ở nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp, không khó để thấy cảnh sinh viên râm ran bàn tán về giảng viên trước mỗi học kỳ, học phần: thầy này “dễ”, thầy kia “khó”. Họ điều nghiên rất kỹ. Thầy này thích rượu gì; cô kia thích thời trang, mỹ phẩm gì; số tài khoản của thầy cô ra sao…
Video đang HOT
Tất nhiên, không thể phủ nhận phần lớn giáo viên vẫn kiên tâm làm tròn chức phận trồng người của mình.
Nhưng việc những con sâu, giờ là bầy sâu, ngang nhiên mua bán, đổi chác điểm, đề thi đang làm vẩn đục, phá nát môi trường giáo dục, thậm chí biến những thầy cô kiên tâm kia thành những người bất thường.
Một giảng viên của một trường đại học lớn ở phía Bắc đã không ít lần thốt lên rằng, ông cảm thấy lạc lõng khi quyết định không nhận quà, tiền của sinh viên. Từ bao nhiêu năm nay, giảng viên này kiên trì với tuyên bố: “Hoa vào nhà, quà ở ngoài” mỗi khi sinh viên đến nhà chúc mừng ngày 20/11.
Mỗi khi hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học, khóa luận, luận văn tốt nghiệp, ông đều hẹn gặp tại văn phòng khoa để tránh những phiền toái liên quan tới tiền bạc, quà cáp.
Sinh viên, học viên hiểu thầy do truyền tai nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác nên tuyệt đối không có chuyện bỏ quên bao thư trong cuốn khóa luận, luận văn tốt nghiệp hoặc bổ sung thêm ít tiền gọi là bồi dưỡng công sức ngồi hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, ngoài phần kinh phí nhà trường chi trả.
Người thầy đó đã làm chuyện bình thường nhưng trong con mắt của nhiều người, ông trở thành bất thường!
Thế nhưng, dứt khoát không thể coi việc mua bán, đổi chác đề – điểm trong nhà trường là chuyện bình thường vì giáo dục hướng đến đối tượng đặc biệt, với sứ mệnh đặc biệt.
Đó là cùng với gia đình, xã hội, ngành giáo dục góp phần quan trọng đào tạo con người có đủ năng lực để đảm đương được ba yếu tố mà bất cứ ai cũng phải trải qua: làm người (con người có văn hóa, có giáo dục), làm nghề (công việc để tồn tại, sinh sống) và làm công dân (am hiểu, tuân thủ pháp luật, văn hóa, phong tục tập quán…).
Do đó, thật xót xa, nguy hiểm khi phớt lờ, “mũ ni che tai” trước vấn nạn mua đề, bán điểm! Vì, như Albert Einstein từng nói, đại ý: Xã hội nguy hiểm không phải vì cái xấu mà nguy hiểm vì người ta thấy cái xấu nhưng làm ngơ!
Theo Nhật Huy/Tuổi Trẻ
Xót xa người chồng phát hiện vợ ngoại tình khi đi dạy tăng cường ở vùng cao
Dù căm hận máu ghen đang sôi lên nhưng chân tôi như bị trói một chỗ. Mặt đỏ phừng nhưng tôi cũng không nói được điều gì. Tự nhiên rồi nước mắt rơi lã chã vợ thì lao vào ôm lấy chân tôi mà van xin.
Tôi là bộ đội biên phòng nên dù lấy vợ nhưng tôi vẫn xa nhà thường xuyên. Người ta nói bộ đội xa nhà mấy anh là không hư, nhưng tôi lại khác, lấy vợ khi đã ngoài 30 nên cũng đủ từng trải để yêu thương trân trọng vợ. Mà dù sao hôn nhân của chúng tôi cũng dựa trên tình yêu cơ mà. Vợ tôi đẹp người đẹp nết ai gặp cô ấy cũng không khỏi xuýt xoa khen tôi may mắn lấy được người vợ nhìn hiền lành chất phác thế. Vợ tôi là giáo viên cấp 2, là giáo viên trẻ nên cô ấy phải đi tăng cường ở vùng cao mấy năm, mà cũng hay là chỗ cô ấy tăng cường cách đồn tôi đóng quân chỉ chừng 30km nên cuối tuần tôi lại vào đón vợ về.
Vốn yêu và tin vợ nên tôi cũng không ghen tuông hay kiểm soát gì cô ấy. Chẳng bao giờ có chuyện tôi kiểm tra điện thoại theo dõi tin nhắn gì của cô ấy cả. Gia đình tôi cứ yên ấm như vậy, con trai cũng đã vào lớp 1, cháu cứ ở với ông bà đến cuối tuần vợ chồng lại đón con về. Một hôm lúc vợ đang đi gửi con sang ông bà để vợ chồng đi làm thì tôi thấy có tin nhắn, hoá ra vợ quên điện thoại ở nhà. Cũng chẳng định đọc nhưng lại sợ nhỡ ai ở cơ quan nhắn tin gì đó nên tôi cầm lên xem. Tin nhắn của số lạ, nói rằng " hôm nay anh vào muộn chút, anh mua rồi". Lướt điện thoại lên trên tôi choáng toàn tập khi đọc tin nhắn của vợ tôi và người lạ đó. Người vợ đoan trang của tôi hiền lành của tôi mà có thể nhắn những tin nhắn đó. Thật sự tôi không thể tin vào mắt mình, vợ tôi nhắn tin rằng" anh nhớ mua hộp bao mới, hộp cũ hết rồi đấy" hay kinh tởm hơn họ còn nói chuyện tính ngày để tránh thai, khỏi phải dùng bao cho " cảm xúc thật". Tôi suýt làm rơi cả điện thoại, người vợ mình nhất mực tin yêu, một cô giáo mà có thể có những tin nhắn tục tĩu như thế. Đúng lúc đó nghe tiếng xe vợ về, tôi cũng không hiểu sao tôi không tát cho cô ta mà chỉ xoá tin nhắn đó đi rồi làm như không có việc gì rồi lại đèo vợ vào cơ quan cô ấy.
Mọi lần đi là hai vợ chồng nói chuyện rôm rả cả mấy chục cây số, lần này tôi chẳng thể mở miệng ra nói gì, trong đầu quay cuồng những tin nhắn của hai con người đó. Vào đến nhà nghỉ giáo viên mà dân dựng tạm cho các cán bộ đi tăng cường, tôi vội vã quay xe đi ngay. Vợ tôi chắc cũng chả bận tâm sự thay đổi của tôi đâu. Đi được một lúc tôi gửi xe nhà dân rồi đi bộ quay lại. Căn phòng đã đóng kín, tôi đi sát vào không nghe rõ họ nói gì chỉ nghe được tiếng cười rúc rích và cả tiếng õng ẹo của vợ tôi. Lúc này thì máu nóng đã lên đỉnh đầu, đạp cửa thật mạnh tôi xông vào. Hai tấm thân loã lồ đang quấn lấy nhau, giật mình hoảng hốt vợ tôi chỉ kịp vơ vội cái chăn quấn lấy người. Ba người nhìn nhau chẳng ai nói được gì, chắc mọi người sẽ nghĩ tôi phải lao vào đánh cho đôi gian phu dâm phụ đó một trận hoặc lôi ra giữa sân mà cho cả đôi nhục không còn đường về. Nhưng không dù căm hận dù máu cũng đang sôi lên nhưng chân tôi như bị trói một chỗ. Mặt đỏ phừng nhưng tôi cũng không nói được điều gì. Tự nhiên rồi nước mắt rơi lã chã vợ thì lao vào ôm lấy chân tôi mà van xin. Sau đó tôi chỉ đóng cửa rồi bước đi như người mất hồn sau khi nói một câu với vợ " cấm không được nói gì với tôi lúc này".
Tôi về đồn và cả tháng đó tôi không về nhà, nhiều người biết chuyện ai cũng chửi tôi là thằng ngu, thằng chồng nhu nhược. Đúng tôi ngu, ngu mới để vợ phải tìm thú vui bên ngoài, nhu nhược nên mới chỉ biết khóc khi tận mắt chứng kiến cảnh trai trên gái dưới của vợ. Nhưng nếu tôi lao vào đánh hay chửi thì có gì khác không? Thì vợ tôi vẫn là ngủ với thằng khác thôi, thay đổi được gì. Cũng điên lắm chứ, nhưng an thua được gì, lấy nắm đấm ra tặng nó có đòi lại được vợ không. Vợ tôi từ ngày đó cũng không dám gọi điện hay lên tìm tôi, cô ấy quá hiểu tính tôi. Tôi không phải sợ cô ấy mà chỉ là vì sự thất vọng quá lớn nên con người mới trở nên bình thản được vậy. Mọi sự đả kích với tôi cũng không còn nhiều giá trị. Người tôi tin yêu nhất đã khiến mọi thứ trong tôi sụp đổ, nghĩ đến con trai mà thật sự rối bời. Trước đây vẫn khuyên những ông cùng đội là vợ mà lăng nhăng là bỏ luôn chứ tiếc gì, nhưng không ngờ đến khi sự việc xảy ra với mình thì mọi quyết định đều khó khăn như vậy.
Theo Công Luận
Xót xa khi vợ chạy thận nghèo túng nhưng chồng vẫn đang tâm lấy tiền đi nuôi bồ Câu chuyện tôi kể ra đây không phải là chuyện của tôi, nó là chuyện của cô bạn thân mà tôi rất mực yêu quý. Cô ấy bị suy thận độ 4, đang phải chạy thận và không còn gì đau đớn hơn khi phát hiện chồng mình cặp bồ với một cô bé bằng tuổi con gái lớn của cô. Câu chuyện...