Chuyển biến tích cực sau 5 năm triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW
Trong điều kiện còn không ít khó khăn thách thức, ngành Giáo dục Bắc Giang đã chỉ đạo tổ chức thực hiện hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch của UBND tỉnh, Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT.
Tính chủ động trong triển khai xuyên suốt tinh thần của Nghị quyết 29 được các địa phương rốt ráo thực hiện
Bốn năm liên tục từ 2014 – 2017, ngành Giáo dục Bắc Giang hoàn thành xuất sắc các lĩnh vực thi đua, được Bộ GD&ĐT tặng Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”. Ông Trần Tuấn Nam – Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang – cho biết như vậy khi chia sẻ về kết quả sau 5 năm Bắc Giang triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.
Tạo cơ chế để giáo dục phát triển bền vững
Theo ông Trần Tuấn Nam, việc triển khai đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng lộ trình, hiệu quả. Cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân đặc biệt quan tâm đến phát triển sự nghiệp GD-ĐT.
Ngành Giáo dục đã làm tốt công tác tham mưu, chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương tham mưu Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW trên địa bàn nhằm phát triển giáo dục theo lộ trình đổi mới, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, bất cập, những “nút thắt” của ngành, đồng thời tạo cơ chế thuận lợi để sự nghiệp giáo dục của tỉnh phát triển bền vững; đặc biệt là phát triển giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng dạy, học tiếng Anh, Tin học, ứng dụng CNTT đáp ứng xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng.
Đổi mới, sáng tạo trong giáo dục đã được triển khai mạnh mẽ theo Nghị quyết 29
“5 năm qua, chất lượng giáo dục toàn diện của Bắc Giang được duy trì vững chắc và từng bước nâng lên. Tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non trẻ 5 tuổi, chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3 và chuẩn PCGD THCS mức độ 2 đều vượt thời gian kế hoạch.
Video đang HOT
Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đến nay là 83%. Tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT hằng năm đạt trên 98%. Chất lượng bồi dưỡng HS giỏi được nâng lên, tiếp tục nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. Năm 2018, Bắc Giang có 1 HS đạt Huy chương Vàng cuộc thi Olympic Vật lý châu Á lần thứ 19, Huy chương Bạc Olympic Vật lý quốc tế” – ông Trần Tuấn Nam cho hay.
Tuy nhiên, Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang cũng thẳng thắn nhìn nhận những nội dung còn hạn chế, trong đó có việc chưa tham mưu UBND tỉnh ban hành một số kế hoạch, đề án thực hiện Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Đội ngũ giáo viên (GV) còn thiếu so với yêu cầu; việc bố trí GV ở một số địa phương còn chưa hợp lý, còn hiện tượng thừa thiếu cục bộ. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học một số đơn vị chưa đồng bộ, còn thiếu so với yêu cầu…
Các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng
Triển khai thực hiện Nghị quyết 29 trong thời gian tới, Bắc Giang tiếp tục tập trung cao các nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới GD-ĐT theo Kế hoạch số 151/KH-UBND của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 63-CTr/TU của BTV Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, hoàn thành mục tiêu về GD-ĐT tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2016 – 2020.
Đồng thời, tiếp tục tăng cường kỷ cương, nền nếp trường, lớp học; nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục theo hướng thực chất và bền vững. Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, kỹ năng sống, pháp luật và ý thức, trách nhiệm công dân, giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp cho HSSV; kết hợp hài hòa “dạy chữ”, “dạy người” và “dạy nghề”…
Phát triển GD theo hướng bền vững là mục tiêu hàng đầu trong đổi mới
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Tuấn Nam, các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng đã được ngành Giáo dục đặt ra để thực hiện mục tiêu. Theo đó, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành, địa phương, tổ chức chính trị – xã hội với giáo dục. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD-ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, nâng cao chất lượng giáo dục thực chất và bền vững…
Theo giaoducthoidai.vn
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đổi mới GD Tiểu học năm học 2018-2019
Sáng 18/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 đối với Giáo dục Tiểu học tại TP.Nha Trang, Khánh Hòa.
Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT trao thưởng cho các Trường học đạt Chuẩn Quốc gia.
Giáo dục Tiểu học cả nước đạt những thành công đáng ghi nhận
Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu : "Trong năm học vừa qua, các địa phương đã chỉ đạo thực hiện chương trình kế hoạch giáo dục nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo, từng bước nâng cao và củng cố vững chắc chất lượng, hiệu quả giáo dục. Giáo dục tiểu học đã bước đầu đạt được những thành quả khi thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học."
Các địa phương tiếp tục duy trì và phát triển được mạng lưới trường, lớp học đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tiếp tục được quan tâm. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Vận dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, gắn kiến thức học trong nhà trường với thực tiễn, tăng cường kĩ năng sống...
Các cấp, ban, ngành đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên giảng dạy. Cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng tiếp tục được nâng cấp, xây dựng thêm trường lớp, sân chơi, cây xanh, thảm cỏ ngày càng khang trang, sạch đẹp...
Hiện nay, tỉ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày đạt 74,8%. Phong trào xây dựng trường tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia cũng đạt một số kết quả đáng khích lệ với tỉ lệ trường tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia của cả nước là 60,6%.Tỉ lệ phòng học/lớp là 0,94%.
Các chỉ đạo đổi mới về đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT đã dần đi vào thực tiễn. Phần lớn các cơ sở giáo dục tiểu học đều thực hiện tốt và đúng các quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Giáo dục tiểu học còn gặp nhiều khó khăn, thách thức
Ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng Vụ GD&ĐT bậc Tiểu học phát biểu
Bên cạnh những thành tích nhìn thấy được thì vẫn còn những hạn chế, bất cập cần nhanh chóng tháo gỡ. Tại một số địa phương, việc phân cấp quản lý giáo dục chưa hợp lý, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo; cán bộ quản lý chưa cập nhật, bắt nhịp được với đổi mới giáo dục của cấp học.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, cơ cấu đội ngũ chưa hợp lý. Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của một bộ phận giáo viên còn yếu, tiếp cận thông tin của giáo viên vùng khó khăn còn hạn chế.
Tình trạng học sinh bỏ học, học sinh ngồi nhầm lớp vẫn diễn ra rải rác ở một vài địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt là khu vực Tây Nam Bộ.
Được quan tâm nhất tại Hội nghị lần này là vấn đề đáp ứng cơ sở vật chất, sách giáo khoa, thiết bị dạy học và đội ngũ giảng dạy để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ lớp 1 năm học 2019 - 20120. Đa số đại biểu băn khoăn về việc còn nhiều cơ sở giáo dục chưa đáp ứng các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất... cho chương trình giáo dục mới.
Đẩy mạnh công tác chuẩn bị cho Chương trình giáo dục phổ thông mới
Năm học 2018-2019, Bộ GD&ĐT tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục: đổi mới đánh giá học sinh tiểu học; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới công tác quản lý; phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiểu học.
Bên cạnh đó, thực hiện rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp đảm bảo thuận lợi cho học sinh tới trường. Duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xây dựng trường tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia.
Tại hội nghị, các đại biểu tích cực thảo luận về phương hướng và giải pháp để giải quyết những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong công tác giáo dục ở bậc tiểu học. Đặc biệt, nhấn mạnh công tác chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng Vụ GD&ĐT bậc Tiểu học cho biết: "Để triển khai tốt Chương trình giáo dục phổ thông mới, các Sở ban ngành GDĐT cần tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất như phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học; triển khai công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên dạy các khối lớp và ưu tiên cho khối lớp 1 vì đây là khối lớp đầu tiên trong cấp học phổ thông thực hiện chương trình Sách giáo khoa mới. Đẩy mạnh việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để tránh những bất cập khi thực hiện Chương trình GDPT mới đối với cấp tiểu học".
Theo giaoducthoidai.vn
Nên giữ Kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay Tại Hội nghị góp ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức, nhiều đại biểu đã góp ý và thể hiện quan điểm nên duy trì Kỳ thi THPT quốc gia. Thí sinh dự thi Kỳ thi THPT quốc gia 2018 Đảm...