“Chuyến bay 5 phút” với hàng trăm nghìn USD nhiên liệu và hàng tấn khí thải của CEO Tesla
Dù quản lý cả một công ty xe điện lớn như Tesla, tỷ phú Elon Musk vẫn sẵn sàng chi rất nhiều tiền nhiên liệu cho máy bay riêng.
Giá nhiên liệu tăng cao đang là câu chuyện đau đầu của người dân nhiều nước. Như ở Mỹ, giá nhiên liệu bình quân đã có lúc chạm mốc cao kỷ lục. Tuy nhiên, với các tỷ phú, có lẽ đây không phải vấn đề lớn.
Là CEO của công ty xe điện hàng đầu thế giới, không ngạc nhiên khi tỷ phú Elon Musk thường xuyên tự “quảng cáo” về khả năng bảo vệ môi trường của những chiếc Tesla. Ông từng khẳng định, Tesla là công ty “làm nhiều việc vì môi trường hơn mọi công ty khác.
Điều quan trọng nhất là mọi chiếc xe điện, dù là Tesla hay những dòng xe khác, đều có ảnh hưởng tích cực đến môi trường sống của chúng ta. Mỗi khi có ai đó mua một chiếc xe điện, tương lai của thế giới lại trở nên tươi sáng hơn”.
Tuy nhiên, dường như chiếc máy bay riêng của ông lại cho thấy một điều hoàn toàn khác: Chuyên cơ của người giàu nhất hành tinh này thường xuyên thực hiện các chuyến bay siêu ngắn , thậm chí chỉ dài 5 phút với quãng đường bay chừng 10 km. Mỗi chuyến bay như vậy tiêu tốn hàng trăm nghìn USD nhiên liệu và có thể thải ra hàng tấn khí CO 2, tương đương lượng khí thải bình quân cả năm mà người bình thường tạo ra.
Ông Musk bị tố là thường xuyên dùng phi cơ riêng cho những chuyến bay siêu ngắn, làm ảnh hưởng đến môi trường. (Ảnh: Elon Musk Zone)
Nếu sử dụng xe điện Tesla của mình, ông Musk cũng chỉ mất khoảng 10 – 20 phút để đi hết hành trình này tùy từng thời điểm giao thông trong ngày.
Video đang HOT
Elon Musk không phải người nổi tiếng duy nhất có chuyên cơ thực hiện nhiều chuyến bay siêu ngắn như vậy, như lời Jack Sweeney, sinh viên 19 tuổi đã tạo ra nhiều tài khoản Twitter chuyên theo dõi dữ liệu bay của nhiều người nổi tiếng, trong đó có @ElonJet, tài khoản theo dõi chuyên cơ của ông Musk.
Jack Sweeney, nhà phát triển tài khoản @ElonJet, nói: “Nhiều người trong số họ kêu gọi chống biến đổi khí hậu, nhưng việc này giống là họ đang “nói một đằng, làm một nẻo”. Họ không nên lãng phí nhiên liệu chỉ vì thói quen cá nhân”.
Về phần mình, Elon Musk từng thanh minh rằng ông thích đi chuyên cơ riêng để có thêm thời gian cho công việc. Vị tỷ phú từng đề nghị trả 5.000 USD để Sweeney đóng tài khoản nhưng bị từ chối. Và có lẽ những “rắc rối” sẽ còn diễn ra “dài dài” với vị tỷ phú khi lượng theo dõi @ElonJet hiện đã lên tới trên nửa triệu người.
"Siêu bò" Lamborghini trong vòng vây của xe điện: Chúng tôi chưa cần phải ra quyết định lúc này
Châu Âu đã đặt ra lộ trình khai tử xe chạy nhiên liệu hóa thách và đó là thách thức không nhỏ với những gã khổng lồ trong ngành công nghiệp siêu xe như Lamborghini.
Bất chấp dịch bệnh hoành hành và lạm phát, Lamborghini vẫn đạt doanh số kỷ lục với những chiếc siêu xe nổi tiếng ngốn xăng của mình. Động cơ mạnh mẽ, thiết kế thể thao là điều người ta nhắc tới khi nói về những chú "bò vàng" của Lamborghini. Tuy nhiên, khi châu Âu quyết định khai tử xe chạy năng lượng hóa thạch, niềm kiêu hãnh đó đứng trước thách thức to lớn.
Năm ngoái, Lamborghini đã bán được 8.405 xe trên toàn cầu, kết quả theo năm tốt nhất từng có. Lãnh đạo của Lamborghini cũng chưa xác định khi nào hoặc liệu họ có sẵn sàng chấp nhận tương lai chỉ tập trung vào xe điện như lộ trình mà châu Âu đang theo đuổi.
Ở thời điểm hiện tại, Lamborghini tuyên bố chi hơn 1,8 tỷ USD để chế tạo phiên bản hybrid (lai giữa điện và xăng) đối với các mẫu SUV của hãng vào năm 2024. Tuy nhiên, những mẫu xe hybrid có thể sẽ quá nhỏ bé so với khối động cơ V12 đã góp phần không nhỏ trong việc làm nên thương hiệu cho nhà sản xuất siêu xe 59 tuổi này.
"Chúng tôi chưa cần phải quyết định ngay bây giờ. Chúng tôi còn vài năm để đưa ra quyết định cuối cùng", CEO Lamborghini Stephan Winkelmann cho biết khi được hỏi liệu công ty có chuyển sang hướng xe điện như Audi và Bentley đã cam kết hay không. Tuy nhiên, Lamboghini cũng cho biết chiếc xe điện đầu tiên của hãng, hai cửa và 4 chỗ ngồi, sẽ ra đời sau 8 năm nữa.
Hầu hết các nhà sản xuất ô tô đã cam kết chuyển sang xe điện và đang biến nó trở thành một dấu ấn của nỗ lực tiếp thị. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp đang đối diện những mâu thuẫn của các giám đốc điều hành đằng sau cánh cửa đóng ký về việc làm sao để chuyển sang xe điện cho hiệu quả.
Bentley tự hào nói rằng mọi chiếc xe của hãng sẽ chạy bằng điện vào năm 2030. Audi thì cho biết họ sẽ ngừng phát triển động cơ đốt trong vào năm 2026. Ngay cả Ferrrari cũng đang đầu tư mạnh cho phát triển xe hybrid còn Rolls-Royce cho biết họ sẽ ra mắt chiếc xe điện đầu tiên vào mùa thu năm nay.
Trong khi đó, chỉ riêng Lamborghini khẳng định rằng họ chưa nghĩ tới việc chuyển hóa hoàn toàn xe xăng sang xe điện. "Sẽ rất, rất phức tạp để có thể đưa ra được lựa chọn đúng đắn", CEO Winkelmann nói.
Nhìn lại doanh số bán hàng mới được cập nhật, Lamborghini có lẽ đang đúng đắn. Trong 6 tháng đầu năm 2022, công ty đã giao 5.090 xe trên toàn cầu, tăng gần 5% so với năm ngoái và là con số chưa từng có trong lịch sử của hãng. Lợi nhuận hoạt động tăng 69,6% từ 251 triệu euro (256 triệu USD) của 6 tháng đầu năm 2021 lên 425 triệu USD trong cùng kỳ năm nay. Thậm chí, công ty còn bán hết số xe họ sản xuất được trong 18 tháng tới.
"Chúng tôi thấy rằng mình có thể kiếm được nhiều tiền hơn nữa từ mỗi chiếc xe ô tô và đây chính là xu hướng của tương lai. Chúng tôi chắc chắn về điều đó", ông Winkelmann nói về định hướng kinh doanh hiện tại của công ty.
Chính nhờ những con số này, Lamborghini có quá nhiều lý do để trì hoãn tuyên bố chuyển hoàn toàn sang xe điện. Trong khi đó, công ty mẹ của Lamborghini là Volkswagen đã cam kết chi 90 tỷ USD để phát triển công nghệ điện trong thập kỷ tới.
"Tôi luôn tự coi mình là người đi đầu trong lĩnh vực xe xăng. Nhưng gần nửa thập kỷ qua, chúng tôi đã mang trong mình ý tưởng về xe hybrid và xe điện nên tôi biết xu hướng là gì.Chúng tôi có chiến thuật để đối phó với những thách thức", CEO Winkelmann nói.
Các quy định của EU về phát thải và động cơ sẽ quyết định thời điểm mà thương hiệu như Lamborghini chuyển hoàn toàn sang xe điện. Đáp ứng các quy định mới vẫn là mục tiêu mà các nhà sản xuất ô tô hướng tới. Tuy nhiên, quy định ở mỗi nơi một khác và các hãng sản xuất sẽ có kế hoạch cụ thể để đáp ứng các đòi hỏi pháp lý mới từ châu Âu, châu Á và châu Mỹ.
Tuy nhiên, tiến đến năm 2035 là một chặng đường dài. Chính trị và quan điểm có thể thay đổi. Cùng với đó, các quy định đối với các nhà sản xuất ô tô cũng khác nhau, đặc biệt là các hãng xe chỉ sản xuất số lượng phương tiện không đáng kể.
"Chúng tôi chưa cần phải quyết định ngay bây giờ bởi vì chúng tôi còn một số năm để xem các quy định sẽ thay đổi ra sao. Đây chính là lý do chúng tôi chưa đưa ra quyết định. Vẫn còn khả năng các quy định sẽ thay đổi. Chính vì thế, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong nửa sau của thập niên này về việc những chiếc siêu xe thể thao sử dụng loại động cơ gì", ông Winkelmann chia sẻ.
Ngoài ra, sự ra đời của các nhiên liệu ít gây ô nhiễm có thể vẫn đảm bảo tương lai cho động cơ đốt trong. Điều đó có nghĩa là những chiếc xe thể thao không dùng điện vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu tại các khu vực phát thải thấp hay đáp ứng các quy đinh. Bentley và Porsche, cũng thuộc sở hữu của VW, đang thử nghiệm những loại nhiên liệu bền vững như vậy.
"Dù thế nào đi chăng nữa, Lamborghini vẫn sẽ bán những chiếc xe được trang bị động cơ V12 nổi tiếng của mình vào năm 2030. Đó cũng là khung thời gian mà chúng tôi đưa ra chiếc xe chạy điện đầu tiên của minh", CEO Winkelmann nhấn mạnh.
Điều gì xảy ra nếu Elon Musk 'hủy kèo', không mua Twitter? Tình hình ảm đạm gần đây của Tesla là lý do nhiều chuyên gia lo ngại tỷ phú giàu nhất hành tinh sẽ bỏ dở thương vụ mua lại Twitter. Vào năm 2018, Elon Musk từng cam kết sẽ mở một công ty sản xuất kẹo đậu phộng để cạnh tranh với See's Candies, công ty bánh kẹo của tỷ phú Warren Buffett....