Chuyện bất thường: Phải luyện thi mới đậu cao học (?!)
“Không thể tưởng tượng nổi, trong một kỳ thi cao học mà 44,5% số câu hỏi trong đề thi môn tiếng Anh được copy từ tài liệu ôn tập. Còn gì là công bằng nữa?”…
Làm đề thi bằng copy paste: bình thường (!?)
Kỳ thi cao học nêu trên diễn ra vào các ngày 24, 25 và 27/9 vừa qua. Có 747 thí sinh (TS) dự thi vào 20 chuyên ngành đào tạo, với khoảng 400 TS dự thi môn ngoại ngư, trong đó, 250 TS đăng ký ôn thi tiếng Anh. Trước khi kỳ thi diễn ra, vào ngày 11/5/2010, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có thông báo 366/ĐHSP – SĐH 2010 nêu rõ kế hoạch ôn tập: các môn cơ bản và cơ sở ôn 45 tiết/môn, học phí 600.000đ/môn; môn tiếng Anh ôn 100 tiết, học phí 800.000đ. Khóa ôn tập được khai giảng vào các ngày 5, 6 và 8/6/2010. Riêng môn tiếng Anh, nội dung ôn tập nằm trọn vẹn trong tài liệu photocopy có tên “Đề cương ôn tập tuyển sinh sau ĐH môn Anh văn trình độ B” (gọi tắt là “Đề cương ôn tập”).
44,5% nội dung đề thi môn tiếng Anh kỳ thi tuyển sinh cao học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vào tháng chín vừa qua được sao chép nguyên xi từ tài liệu ôn tập này.
Sau khi kiểm tra và đối chiếu nội dung đề thi với tài liệu ôn thi vừa nêu, chúng tôi thật sự choáng khi thấy có rất nhiều câu hỏi của đề thi được copy “nguyên xi” các bài tập trong “Đề cương ôn tập”. Cụ thể: đề thi gồm hai phần đọc và viết (tổng số điểm đạt được tối đa là 100) với tổng cộng sáu bài (mỗi bài có nhiều câu hỏi nhỏ) thì bài số 3 (10 điểm) của phần đọc nằm trọn trong bài tập reading 3 của “Đề cương ôn tập” (trang 21); 3/4 nội dung bài 2 (30 điểm) gồm text 1, text 2 và text 3, lần lượt là các bài tập reading 8, 9 và 10 (trang 25, 26 và 27).
Ở phần viết: bài 1 (15 điểm) có 4/10 câu hỏi nhỏ cũng được chép từ các bài tập ở các trang 56, 84, 85 và 98 của “Đề cương ôn tập”; bài 2 (dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt) cũng có 4/10 câu hỏi nhỏ được trích từ các bài tập trong “Đề cương ôn tập”, trong đó câu 60 còn được trích lại nội dung của text 3 đã ra ở câu trên(!?).
Tổng số điểm của các câu hỏi “ sao chép nguyên xi” là 44,5 điểm.
Video đang HOT
Chuyện ra đề thi CH theo kiểu “copy paste” của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM khiến nhiều TS dự thi rât bức xúc. Nhiều giảng viên tại khoa tiếng Anh của trường cũng ngỡ ngàng trước “sự kiện” này. Một giảng viên chua chat: “Chẳng ai lại ra đề theo kiểu “dạy cái gì cho thi cái ấy” cả! Thi cử như thế thi ngày càng xuống cấp!”. Và, chúng tôi cũng cảm thấy rất rõ rệt sự “xuống cấp” khi nghe tiến sĩ Trịnh Thanh Sơn – Trưởng phòng Sau ĐH, UV Thường trực Hội đồng tuyển sinh sau ĐH của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đánh giá về cách ra đề thi như trên là: “hoàn toàn bình thường!”. Lý lẽ để biện minh cho sự “hoàn toàn bình thường” của ông Sơn là: việc tổ chức lớp ôn tập được thông báo công khai, đề cương ôn tập cũng công bố công khai. Tuy nhiên, thông báo 366/ĐHSP – SĐH 2010 ngày 11/5 của trường nêu rõ: “Đề cương các môn cơ bản và cơ sơ, TS có thể tải về từ website http://khcn-sdh.hcmup.edu.vn/sdh/tuyensinh (một website của trường), nhưng tài liệu các môn ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung) TS mua tại phòng Sau ĐH của trường, phòng C712″.
Còn đâu công bằng?
Một TS cho biết: sau khi thi xong môn tiếng Anh, nhiều TS đã túm tụm lại để lật quyển “Đề cương ôn tập” ra xem, rồi nhảy cẫng lên khi thấy mình làm đúng. Một TS khác bực tức: “Ra đề theo kiểu “ôn cái gì thi cái nấy” thì muốn dễ đậu bắt buộc phải luyện thi”.
Theo tìm hiểu, đề thi CH được làm theo quy trình gồm các bước: Hội đồng tuyển sinh trường mời ba cán bộ có chuyên môn giỏi để xây dựng ba đề thi độc lập; đến ngày thi, Hội đồng sẽ bốc thăm chọn một đề, đề được duyệt lần cuối rồi đem in sao và sử dụng. Ba cán bộ được mời làm đề thi môn tiếng Anh kỳ tuyển sinh CH tại ĐH Sư phạm vừa qua đều là trưởng khoa, phó trưởng khoa và cán bộ giảng dạy tại Khoa Tiếng Anh của trường. Học sinh đều được cung cấp “Đề cương ôn tập” để làm căn cứ ra đề cho sát với mức độ yêu cầu. Cho nên, sao chép “nguyên xi” những bài tập trong “Đề cương ôn tập” để làm đề thi là cách làm quá dễ dãi, cẩu thả. Cách làm này sẽ khuyến khích luyện thi, khuyến khích phong trào “thi ở đâu – luyện ở đó”, “có luyện thi mới đậu”, khiến thi cử không còn thực chất và mất đi sự công bằng! Đây là những nội dung mà ngành GD-ĐT đang nỗ lực triệt tiêu trong nhiều năm qua. Đáng nói là 5 năm về trước, trường ĐH Sư phạm TP.HCM từng mắc phải lỗi này.
TS Nguyễn Hội Nghĩa – Trưởng ban Đào tạo ĐH và Sau ĐH, nguyên Giám đốc Trung tâm Khảo thí và kiểm định chất lượng, ĐHQG TP.HCM – cho rằng: “Ra đề thi kiểu sao chép nguyên xi tài liệu ôn tập là rất dở, nó sẽ không đánh giá được khả năng thực sự của người dự thi, trong khi yêu cầu này phải là số 1″.
PGS-TS Nguyễn Kim Hồng – Phó hiệu trưởng, Phó chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Sau ĐH Trường ĐH Sư phạm, thừa nhận: “Cách ra đề như trên sẽ làm giảm đi sự tin tưởng của TS vào kỳ thi, vì những TS có học ôn sẽ thuận lợi hơn những TS không học ôn”. Ông Hồng cho biết, sẽ tổ chức họp Hội đồng tuyển sinh của trường để xem xét đánh giá mức độ “sao chép” của đề thi và có biện pháp xử lý.
Theo Phụ nữ Online
Teen đang dần trở thành những "chuyên gia" sao chép
Chẳng hiểu tự bao giờ, nhiều teen có thói quen đến lớp thật sớm để... chép bài của bạn. Giờ học thì ngồi chơi, loay hoay nói chuyện. Ra về thì năn nỉ đứa kế bên cho mượn vở để... "photocopy." (?!)
Sao chép mọi lúc mọi nơi
Đầu giờ, giờ giải lao, giờ chuyển tiết ở các trường phổ thông, bạn sẽ chẳng khó để tìm thấy những gương mặt đang miệt mài ghi chép. Thế nhưng chẳng phải vì họ siêng năng, chăm chỉ học hành mà bởi họ đang dốc toàn lực... chép những phần bài tập còn thiếu. Thậm chí những chuyên gia sao chép có thể tận dụng cả giờ học các môn phụ, hay giờ học những môn thầy cô dễ để "sao y bản chính".
Nguyên Trực (sn1993) chia sẻ: "Nhiều hôm vừa kiểm tra, vừa giải đề ôn thi, tớ rối trí quá vì làm không kịp. Thế nên tớ ưu tiên học bài đối phó với bài kiểm tra trước. Còn bài tập thì đành lên lớp chép của mấy bạn làm rồi. Mà nhiều hôm bài tập thầy cô giao nhiều quá, nếu không phân chia mỗi đứa một phần, rồi chép của nhau thì không thể kịp được".
Hình ảnh đầu giờ học, những nhóm bạn tụm năm tụm bảy, cùng chụm đầu vào một cuốn vở không thiếu. Chỉ một người làm bài đầy đủ thì sẽ kéo theo cả chục bài photo. Nhiều bạn còn đa dạng hóa cách chép bài để thầy cô không phát hiện ra. Như cố tình chép sai, chép khác đi một chút. Bài làm có gạch xóa, hay viết miên man vớ vẩn theo hướng ngược lại. Chép bài của mỗi người một chút, miễn để cho thành bài riêng của mình?
Không riêng vở bài tập, vở soạn bài, nhiều bạn còn lười chép cả bài học hay thích kiểu giờ này học môn khác. Như kiểu giờ Sinh thì lo ngồi làm Toán, đến tiết Toán lại ngồi học Công dân, sang tiết Công dân thì ngồi soạn bài môn Sử. Cứ thế, còn bài trên lớp ngày nào làm không kịp, chép không kịp thì mượn tập về sao nguyên bản chính chẳng cần hiểu. Bởi tất cả chỉ cần học thuộc lòng!?
Sao chép cần cũng chọn lọc?
Bi hài nhất là khi xem xét đến chuyện các teen sao chép như thế nào vào vở. Một số bạn sao chép mà chẳng hiểu là gì, và chẳng kịp quan tâm tại sao lại làm như thế, cứ thế mà chép y chang. Thậm chí, khi người làm có vô tình ghi dư nét, ghi thừa hay sẽ sai vào bài, những "chuyên gia chép bài" cũng chưa chắc lúc nào cũng hiểu để sửa lại. Bởi thế nên chuyện không hiểu bài bạn viết gì cũng mặc định... "vẽ" y chang vào là rất thường thấy.
Như cậu bạn M (lớp 11, trường Nguyễn Hiền) chia sẻ: "Có lần mượn tập thằng bạn chép bài môn Địa vì thầy dặn chuẩn bị ở nhà, đem nộp chấm điểm. Ai dè nó vẽ sai, xong xóa "một cục" trong hình vẽ. Tớ cứ tưởng là hình vẽ cần thế, cố gắng vẽ y chang. Mãi sau nộp thầy, bị thầy "sờ gáy" mới biết mình chép ẩu quá"(?).
Nhiều thầy cô cho học sinh những bài tập tự làm ở nhà rồi mang lên lớp kiểm tra hay lấy điểm. Thế nên tình trạng cố ý photocopy cho "chắc ăn" xảy ra ngày càng nhiều. Chẳng ít những bạn cố tình làm cho bài mình khác đi so với bài khổ chủ rồi sai bét nhè. Cũng có những bài vì sợ bị sai nên chép đúng từng dấu chấm, dấu phẩy.
Khi "những máy sao" chép bị lỗi
Đáng nói ở đây không chỉ là chuyện chép bài mà là những tác hại đằng sau đó. Như cậu bạn M dù ngày nào cũng cố gắng đến lớp sớm hẳn nửa tiếng để photo, nhưng nhiều khi bài làm vẫn không đủ vì đâu phải lúc có bài để sao chép? Những bạn làm bài đầy đủ không phải lúc nào cũng vào lớp sớm để... đợi người khác đến mượn bài mình?
Một lần, anh bạn M còn có kỉ niệm nhớ đời vì tính ỷ y không chịu làm bài mà lên chép, đến khi thầy cô hỏi tại sao làm vậy thì không biết trả lời. Không chỉ thế, lần khác, anh chàng còn ăn 0 điểm khi cố tình chép khác đi nên thành sai bét. Không thể tưởng tượng 2 lần ấy, anh bạn đã xấu hổ và khiến cả lớp một phen cười lăn lộn vì tính lười biếng của mình.
Chép bài nhiều trở thành thói quen. Nó làm mất đi ý thức tự giác của bạn. Chỉ cần một chút khó khăn hay "cơn lười" nổi lên, bạn cũng dễ lại sa đà vào chép bài bởi suy nghĩ: "Thôi chép đối phó nốt lần này, từ mai sẽ làm bài đầy đủ". Thế nhưng cứ nốt một lần như thế, nhiều bạn bị hẫng khiến thức và không thể tự làm bài tập nếu không có bài mẫu hay hướng dẫn.
Việc chép bài, và tình trạng giờ này chép bài môn khác cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều bạn bước vào các kì thi, các bài kiểm tra với mớ kiến thức hổng lỗ chỗ, vụn vặt và mơ hồ. Cũng rất dễ hiểu, bởi khi bạn không tập trung nghe giảng trên lớp, mà chỉ sao chép bài như một cái máy, thì dù cố học thuộc lòng, những kiến thức cũng không để được "đắp đầy" và chúng sẽ mau chóng rời khỏi bạn.
Theo PLXH
1.001 cách học đối phó của teen "Những ngày đầu năm học, bài vở còn ít nên tranh thủ xung phong trả bài đi. Bài ngắn dễ thuộc, còn được thưởng thêm điểm xung phong", T.Nam (trường LQĐ) chia sẻ kinh nghiệm. Điểm số mùa khuyến mãi Trong sổ điểm, cột điểm miệng có hệ số cũng như các bài kiểm tra khác, nhưng việc kiếm một con điểm miệng...