‘Chuyện ấy’ với người bệnh tim mạch
Tình dục là nhu cầu bản năng của mỗi người, là phần tất yếu của cuộc sống. Tình dục mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Nhưng với những người có bệnh tim mạch, họ thường băn khoăn về đời sống tình dục của mình. Có một tin vui là bệnh nhân tim mạch vẫn có thể sinh hoạt tình dục nhưng cần có sự hiểu biết và tôn theo lời khuyên của thầy thuốc.
Hoạt động tình dục tác động tới tim mạch
Tình dục là phạm trù rộng. Các hành vi tình dục mang lại cho mọi người cảm giác thư thái, sảng khoái, sung sướng…Tình dục không chỉ là hành vi giao hợp đơn thuần mà còn có ý nghĩa nhiều hơn thế. Ham muốn tình dục có thể được thể hiện theo nhiều cách. Có thể chỉ là muốn bạn tình ở gần mình hoặc muốn chạm vào cơ thể, hay ôm lấy anh ấy hoặc cô ấy… Khi quan hệ tình dục, những biến đổi sinh lý thông thường đã được ghi nhận như: Khi được kích thích, nhịp thở sẽ tăng dần, da sẽ đỏ lên, cả nhịp tim và huyết áp đều tăng nhẹ. Khi ở trạng thái hưng phấn, người sẽ căng lên, cả nhịp tim và huyết áp đều tăng cao. Vào thời điểm cực khoái, cơ thể sẽ giải phóng những năng lượng bị dồn nén. Sau đó, nhịp tim, huyết áp và nhịp thở sẽ giảm dần về mức bình thường. Đối với những người bệnh tim mạch, sự thay đổi này đôi khi lại là gánh nặng cho quả tim nếu chúng ta không có một nhận thức đúng đắn.
Người bệnh tim mạch cần có hiểu biết đầy đủ để có đời sống tình dục an toàn, viên mãn.
Tình dục với người bệnh tim mạch
Đối với người có bệnh tim mạch, hoạt động tình dục là hoạt động gắng sức nhẹ, làm tăng nhịp tim và huyết áp nhưng không nhiều. Đối với người có bệnh tim nhẹ (như suy tim độ I-II, tăng huyết áp giai đoạn I, II…) thì hoạt động tình dục nhẹ nhàng không ảnh hưởng đến bệnh, ngược lại còn có lợi cho tim mạch khi duy trì đều đặn và nhẹ nhàng. Nếu bệnh nhân có suy tim độ III trở lên (bệnh nhân thấy khó thở cả khi nghỉ ngơi) thì cần tránh quan hệ tình dục và điều trị tích cực, khi mức độ suy tim giảm dần có thể hoạt động tình dục nhưng nên hạn chế và tránh gắng sức. Khi điều trị bệnh chưa ổn định cũng nên tránh quan hệ tình dục vì có thể làm bệnh nặng hơn, xuất hiện rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim… nguy hiểm tính mạng.
Đối với bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn I và II, có thể tiếp tục hoạt động tình dục. Cần lưu ý một số thuốc điều trị tăng huyết áp có thể gây giảm chức năng tình dục, vì vậy, cần được tư vấn của bác sĩ tim mạch khi dùng thuốc hạ huyết áp, nếu có những phản ứng phụ đó, nên thay bằng thuốc khác theo hướng dẫn của thầy thuốc để không ảnh hưởng đến chức năng tình dục. Khi người bệnh tăng huyết áp giai đoạn III (huyết áp tối đa trên 180mmHg), hoạt động tình dục thực sự trở thành gánh nặng cho bệnh tăng huyết áp. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để có thể quan hệ tình dục được hay không?
Đối với người bệnh bị thiếu máu cục bộ cơ tim (do hẹp động mạch vành) có biểu hiện đau ngực thì cần tránh hoạt động tình dục hoặc khi hoạt động tình dục có xuất hiện đau ngực thì cần ngừng ngay. Khi bệnh được điều trị ổn định, không còn đau ngực, có thể tiếp tục hoạt động tình dục, tuy nhiên, cần chọn tần suất và mức độ phù hợp.
Video đang HOT
Đề phòng xuất hiện triệu chứng tim mạch khi quan hệ tình dục
Trong khi quan hệ tình dục, người bệnh tim mạch có thể gặp các triệu chứng của cơn đau thắt ngực (tương tự đau ngực do bệnh mạch vành). Những triệu chứng đau thắt ngực cho thấy tim đang phải hoạt động quá tải bao gồm: cảm giác nặng, đau, tức ở hàm, cổ, tay, ngực hoặc bụng. Khó thở rõ rệt. Nhịp tim rất nhanh hoặc không đều. Nếu gặp bất kì triệu chứng nào kể trên, hãy nói cho bạn tình biết. Giảm các hoạt động để nghỉ ngơi và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Viên nitroglycerin ngậm dưới lưỡi hoặc loại thuốc xịt dưới lưỡi cách nhau mỗi 12-15 phút có thể cho tác dụng tốt. Khi các triệu chứng qua đi, có thể tiếp tục quan hệ tình dục. Nếu thuốc không làm giảm triệu chứng hoặc triệu chứng lại xuất hiện khi tiếp tục quan hệ tình dục, hãy ngừng lại và đi khám bác sĩ.
Người bệnh cần báo cáo với bác sĩ nếu thấy: khó ngủ hoặc khó nghỉ ngơi sau khi quan hệ tình dục. Cảm thấy một thay đổi về vị trí đau ngực, tần số xuất hiện cơn đau hoặc mức độ nặng của cơn đau, rất mệt…Người bệnh có thể cần thay đổi một số thói quen thường ngày hoặc đổi thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh tim mạch.
Có cần thay đổi tư thế tình dục?
Sau một đợt bệnh tim, hầu như mọi người sẽ không thay đổi tư thế tình dục hay những động tác kích thích. Tuy nhiên, có thể thay đổi đôi chút sẽ tốt hơn như: người bệnh tim mạch sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nằm dưới hoặc nằm nghiêng người. Tư thế này giúp giảm áp lực đè lên thành ngực và giúp người bệnh dễ thở hơn. Nếu khó thở, hai người sẽ ưa thích tư thế ngồi trên ghế, đối mặt vào nhau. Tốt nhất là chọn ghế có chân đế rộng và đủ thấp để cả hai đều có thể thả chân thoải mái trên sàn nhà.
BS. Đặng Lan
Theo Sức khỏe & Đời sống
Thử thách 10.000 bước mỗi ngày trong 4 tuần: Tại sao không?
Mục đích của thử thách này là giúp bạn di chuyển. Mỗi ngày bạn hoạt động càng nhiều càng tốt, với mục tiêu đi bộ ít nhất 10.000 bước mỗi ngày (hoặc hơn). Bạn có thể theo dõi bước đi với một dụng cụ đeo trên cổ tay hoặc thông qua điện thoại thông minh của bạn.
Tại sao bạn nên bắt đầu thử thách 10.000 bước một ngày?
Theo UC Davis Integrative Medicine, ban đầu, con số 10.000 bước chân này xuất phát từ máy đếm bước chân Nhật Bản được bán trên thị trường đầu tiên vào những năm 1960. Các thiết bị được gọi là "manpo-kei", mang ý nghĩa 10.000 mét.
Kể từ thời điểm đó, khoa học đã xác nhận một số lợi ích của việc đi bộ nhiều hơn trong suốt cả ngày. Một nghiên cứu năm 2000 từ tạp chí Hypertension Research cho thấy những người thực hiện 10.000 bước mỗi ngày có huyết áp thấp hơn. Một nghiên cứu năm 2003 được công bố trên Y học dự phòng cho thấy hoạt động này giúp cải thiện khả năng dung nạp glucose.
Mặt khác, nghiên cứu từ Tạp chí Y học Dự phòng Hoa Kỳ năm 2009 cho thấy những người chỉ đi bộ 5.000 bước có nhiều khả năng tiêu hoá và hoạt động tim kém hơn, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc đột quỵ.
Đồng thời, một nghiên cứu năm 2017 từ Tạp chí Quốc tế về Béo phì đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ít vận động hơn với vòng eo lớn hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
Những người thực hiện 10.000 bước mỗi ngày có huyết áp thấp hơn. Ảnh minh họa: Internet
Thử thách 10.000 bước một ngày là gì?
Mục đích của thử thách này là giúp bạn di chuyển. Mỗi ngày bạn hoạt động càng nhiều càng tốt, với mục tiêu đi bộ ít nhất 10.000 bước mỗi ngày (hoặc hơn). Bạn có thể theo dõi bước đi với một dụng cụ đeo trên cổ tay hoặc thông qua điện thoại thông minh của bạn với các gợi ý như sau:
Tuần 1: Đi bộ thêm một chút nữa
Ở tuần đầu tiên, hãy xem lại mỗi ngày bạn đang đi bao nhiêu bước.Sau đó thử thách bản thân đi bộ thêm một chút nữa. Đây là một cách tuyệt vời để khởi động cho thử thách 10.000 bước/ ngày
Tuần 2: Sáng tạo để bước nhiều hơn
Trong tuần thứ 2 của thử thách, bạn sẽ thêm ý tưởng để đi bộ nhiều hơn trong ngày và thực hiện theo sáng tạo đó
Tuần 3: Thu hút bạn bè và đồng nghiệp tham gia
Để khởi động tuần thứ 3, hãy mời bạn bè, thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp tham gia cùng bạn. Bạn có thể đưa con của bạn đi dạo quanh khu phố, rủ đồng nghiệp của bạn đi dạo vào giờ ăn trưa với bạn hoặc tham gia thử thách với gia đình.
Bạn hãy mời bạn bè, thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp tham gia cùng bạn. Ảnh minh họa: Internet
Tuần 4: Cố gắng hơn
Đây là tuần cuối cùng của thử thách, vì vậy hãy xem bạn có thể chủ động như thế nào và xem bạn có thể thực hiện bao nhiêu bước trong một ngày.
Với thử thách 10.000 bước chân mỗi ngày trong 4 tuần, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt sự thay đổi của cơ thể, sức khỏe sẽ không ngừng được nâng cao.
Nguồn: https://www.livestrong.com/article/13711439-the-10000-steps-a-day-challenge/
Theo phunusuckhoe
Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm khiến thanh thiếu niên tử vong đột ngột Nếu cao huyết áp, tim mạch là nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ bị đột quỵ nhất thì viêm màng não do vi khuẩn là "sát thủ" của trẻ em và thanh thiếu niên. Những trường hợp tử vong do viêm màng não vi khuẩn đau lòng Câu chuyện xảy ra từ 5 năm trước, nhưng mỗi khi nhắc lại là một...