“Chuyện ấy” thứ mấy thì hăng?
Thời gian quan hệ cũng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng “yêu”.
Hứng thì “làm”, mắc mớ gì phải bày đặt chọn ngày nào, ngày nào giờ nào chả là ngày tốt, giờ tốt, miễn là hai bên cùng “nhất trí cao”.
Nhưng kẹt là sức người có hạn, nhất là có tý tuổi tác, không phải cậy sức người mà “sỏi đá cũng thành cơm” được. Không có kế hoạch, mà cứ hứng theo “thị trường tự do” là có ngày… ngúng nguẩy.
Chả phải nhỏ con như ta hay bé người như châu Á, đến to xác như mấy ông Tây còn phải nghĩ cách dàn sức ra sao cho đến hẹn lâm trận là chiến đấu phải ra chiến đấu.
Không phải cuối tuần trông vào rượu bia, nghỉ ngơi xả cảng, mà thứ Năm giữa tuần. Các nhà khoa học tại Trường Kinh tế London tìm ra làm đủ thí nghiệm và cho rằng thứ Năm là ngày tốt nhất cho việc…”yêu”.Có căn cứ khoa học đàng hoàng. Các nhà bác học tại Anh vò đầu bứt trán mới làm một nghiên cứu bài bản. Tính ngược tính xuôi, rốt cuộc đi đến kết luận: Chuyện ấy vào thứ Năm là tốt nhất!
Đó là ngày mức cortisol tự nhiên, kích thích hormone giới tính, đo được là cao nhất trong tuần.
Các thí nghiệm chứng minh vào ngày ấy, Testosterone cao nhất cho nam giới và mức độ estrogen tăng cao hơn đến năm lần đối với phụ nữ.
Ngày nghỉ cuối tuần là khoảng thời gian tuyệt vời cho “chuyện ấy ” (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
“ Chuyện ấy” vào thứ mấy thì tốt?
Thứ Năm vì thế được coi là ngày dễ “hung hăng” nhất, do testosterone tràn trề…Các ngày khác trông thì thế thôi, “nhìn xa ngỡ tượng tô vàng”, ở gần mới biết cũng chỉ “chẫu chàng gặp mưa”…
Cả tuần làm việc, cuối tuần được nghỉ ngơi, thảnh thơi tý nên nhiều người hay “hí hoáy”. Đó là tâm lý chung.
Thường, không ai thích “động đậy” gì vào thứ Hai. Lúc ấy thường có tâm lý nghỉ ngơi do hay tranh thủ chơi cuối tuần, lại bắt đầu lo cho một tuần mới… Thứ Hai vì thế oải nhất, khởi động làm việc lặc lè.
Thứ Ba được cho là lấy đà. Lúc 10 giờ sáng thứ Ba được cho là thời gian căng thẳng nhất trong tuần, theo một cuộc khảo sát gần đây của 3.000 người Anh. Việc ùn tới, phải vật lộn. Về nhà đã oải rồi, chỉ muốn nghỉ ngơi.
Thứ Tư chưa mấy hăng hái. Đó là lúc sức khỏe trùng xuống. Theo một nghiên cứu của Đại học College London, nếu đi bệnh viện vào thứ Tư, có đến 16% khả năng buồn.
Thứ Sáu là ngày tồi tệ nhất vì tai nạn giao thông. Nó chiếm hơn 17% và thời gian tồi tệ nhất là từ 4 đến 17h. Phương Tây thường né thứ Sáu, nhất là thứ Sáu ngày 13.
Khoảng thời gian “yêu” cũng quyết định tới chất lượng cuộc “yêu” (Ảnh minh họa)
Thứ Sáu là ngày ngày hay bồn chồn, nghĩ mung lung, chuẩn bị kế hoạch cho đi nghỉ cuối tuần. Lúc chuẩn bị mấy ai nghĩ đến việc gì “làm”, toàn là “đi mây về gió”.
Thứ Bảy và Chủ Nhật là tưng bừng nghỉ ngơi, nhậu nhẹt tý. Bạn bè, kà kê chuyện nọ sọ chuyện kia, vui đâu chẩu đấy. “Nghĩa vụ” lúc này là nặng nề, nhắc nhở thêm dễ cáu bẳn.
Nghỉ ngơi cuối tuần cho thoải mái như được “tự do”, hứng chỉ là “thêm thắt”, chứ nghĩ trách nhiệm là… sợ. Cuối tuần có “làm một tý” trong hoàn cảnh ấy cũng không mấy tốt cho sức khỏe.
Bài bản là thế, nhưng thường “tùy hứng”. Hứng suông chả sao, nhưng rượu bia mới “hứng” chỉ thêm hại. Trong trường hợp này, ông hứng bà chả khen.
Hại là chuyện của riêng ông, nhưng bà “khó ở”. Nằm cạnh hèm rượu bia phì phò đã khó chịu, chưa kể nhiều động tác lạ ngoài tầm kiểm soát…
“Chuyện ấy”, ngoài cái máu bên trong mạnh vào thứ Năm, lại còn bao nhiêu thứ, hành vi, ứng xử… Nó cũng là một hoạt động của con người, vì vậy, đòi hỏi nhiều thứ, cả tính người và tình người…
Theo Eva
Nỗi buồn không được dự khai giảng
Mấy hôm nay, cháu Nam con của bạn tôi có vẻ không vui, thỉnh thoảng cáu bẳn. Hỏi lý do thì mẹ cháu cho biết cháu buồn vì không được dự lễ khai giảng năm học mới, trong khi một số bạn trong lớp được chọn đi dự lễ.
Cháu Nam năm nay 9 tuổi, đang học lớp 4 tại một trường tiểu học ở TP.HCM. Cũng như năm học trước, ngày khai giảng năm học mới năm nay Nam phải ở nhà theo sự phân công của cô giáo chủ nhiệm. Mẹ cháu Nam cho biết do trường quá đông nên con của chị không được học ở lớp bán trú mà phải học ở lớp buổi chiều và trong mấy năm học gần đây, lớp của Nam chỉ được cử khoảng 10 học sinh tham dự lễ khai giảng năm học mới. Số học sinh còn lại phải ở nhà, chờ ngày đi học chính thức.
Một thực tế ở TP.HCM là không riêng trường của cháu Nam, nhiều trường tiểu học khác vào ngày khai giảng, số đông học sinh đành phải ở nhà. Những năm gần đây, số lượng học sinh đầu cấp có xu hướng tăng lên hằng năm. Trong khi đó trường học, cơ sở vật chất, phòng học... lại không thể đáp ứng nhu cầu gia tăng này. Để giải quyết bài toán trên, nhiều trường đã đưa ra cách dồn lớp, tăng sĩ số các lớp học dù đã vượt quy định.
Nhiều trường tiểu học hiện nay sĩ số của khối 1 thường khoảng 42-44 em/lớp, khối 2 thì xấp xỉ 50 em/lớp, các khối còn lại 52-55 học sinh/lớp. Học sinh đông mà diện tích khuôn viên sân trường chật hẹp, nên việc tổ chức một buổi lễ khai giảng có mặt tất cả học sinh tham dự là việc làm hết sức khó khăn đối với nhà trường.
Cái khó là vậy nhưng đối với học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học, việc được dự một buổi lễ khai trường trọng thể sẽ giúp các em có khí thế bước vào năm học. Bởi lẽ sự so bì, tị nạnh, ganh đua... là một trong những đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh và được biểu hiện rõ nét nhất ở học sinh tiểu học.
Với tâm trạng háo hức, chờ đợi trong suốt ba tháng hè, các em dễ rơi vào trạng thái buồn chán, cảm thấy mình bị "phân biệt đối xử" khi các bạn khác được vinh dự đi dự lễ khai giảng còn mình phải ngồi ở nhà.
Lễ khai giảng - ngày hội đến trường là một ngày có ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh. Nên chăng trong điều kiện khuôn viên trường chật hẹp, nhà trường kết hợp với địa phương mượn các địa điểm như sân vận động, trung tâm văn hóa... tổ chức buổi lễ khai giảng cho các em có thể tham dự đầy đủ. Nếu trong điều kiện không thể bố trí cho tất cả học sinh của trường mình dự lễ khai giảng, nhà trường có thể chọn cách làm sao cho các em không thấy mình bị phân biệt đối xử và cha mẹ của các em cũng không cảm thấy chạnh lòng.
Như cách mà có trường đã làm, chỉ có học sinh khối lớp 5 và khối lớp 1 tham dự lễ khai giảng, với ý nghĩa các anh chị đầu đàn sẽ chào đón các em mới vào trường. Làm như vậy, trong suốt thời gian học tiểu học, các em sẽ được ít nhất là hai lần dự lễ khai giảng, còn các em khối lớp khác cũng sẽ không phải so bì vì bạn cùng lớp được dự lễ khai giảng còn mình phải ở nhà.
Theo ThS Nguyễn Quế Diệu
Tuổi Trẻ
Đã yêu, đừng yêu cầm chừng Thùy Trang nhanh chóng nhận lời yêu của một cậu bạn cùng lớp đại học khiến tất cả bạn bè ngỡ ngàng. Yêu như... không yêu Thùy Trang (20 tuổi, Khu tập thể H3, Thanh Xuân Nam, HN) nhanh chóng nhận lời yêu của một cậu bạn cùng lớp đại học khiến tất cả bạn bè ngỡ ngàng. Ai cũng biết lý do...