“Chuyện ấy” quá đam mê có bất thường?
Tôi nhận được nhiều câu hỏi về sự đam mê “chuyện ấy”, như: Chúng tôi còn trẻ, có thể “quan hệ” hàng ngày. Như vậy có mắc bệnh tật gì không? Hay: Do công tác, 1-2 tuần mới được gặp vợ và tranh thủ “quan hệ”, mỗi tối có khi xuất 3-4 lần…
Vậy hành vi tình dục thế nào là bình thường? Điều này chịu ảnh hưởng bởi nhiều vấn đề như văn hoá, niềm tin tôn giáo… nhưng chủ yếu vẫn là sự chấp nhận của cặp đôi và cần lưu ý là chỉ khi có xuất tinh mới coi là một lần quan hệ tình dục thực sự.
Không có chuẩn mực bình thường
Nhiều công trình điều tra ghi nhận có những người trẻ có thể hoạt động tình dục có xuất tinh (nghĩa là có khoái cực) hằng ngày. Có những người thì một tháng đôi lần là đủ, nhưng cũng có những “siêu sao” có “khả năng” đến… cả mươi lần trong 24 giờ trong nhiều năm liền, nhưng vẫn được xem là trong giới hạn bình thường.
Trước đây, có tác giả còn nêu lên trường hợp một người Anh có tên là Thomas Parr 100 tuổi mà vẫn còn quan hệ tình dục với vợ. Không ít người nghi ngờ tính thực của chuyện này nhưng ngày nay ghi nhận rằng nam giới 70-80 tuổi vẫn có thể lấy vợ và có con, dù rằng không nhiều.
Như vậy, sắc thái tình dục nam giới rất phong phú, “khả năng” của các ông cũng rất khác nhau. Đây là vấn đề có tính cá biệt, trong đó yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng. Hơn nữa, mỗi cặp vợ chồng có sự hoà hợp riêng, chỉ vài ba lần mỗi tuần hay nhiều hơn cũng là bình thường, miễn sao hai người trong cuộc cảm thấy thoả mãn và hài lòng.
Do đó, không có chuẩn mực chung về sự bình thường trong “chuyện ấy” và không dễ dàng xác định được ranh giới giữa bình thường và thái quá.
Trạng thái sức khỏe là căn cứ của mỗi người
Thật sai lầm nếu có ai đó nghĩ rằng mỗi người chỉ có một vốn tình dục nhất định, nếu phung phí trong tuổi trẻ thì khi có tuổi hay khi mới vào độ trung niên sẽ hết vốn.
Trước đây, Effertz, nhà nghiên cứu tình dục Mỹ, tính toán rằng cái “vốn tình dục” ở nam giới chỉ là khoảng 5.000 lần “quan hệ” cho cả đời người và ông cho rằng cánh mày râu cần phải biết tiết kiệm.
Thực ra, không ai giống ai về chức năng tình dục, có người mới 40 tuổi đã cảm thấy suy giảm, trong khi nhiều nam giới khác vẫn còn dục năng và có thể còn lấy vợ vào tuổi ngoài 60.
Video đang HOT
Đã có nhiều tài liệu đã viết về tần suất quan hệ tình dục cho mỗi độ tuổi: 20 – 30 tuổi thì khoảng 3 ngày hoặc hơn có thể quan hệ tình dục 1 lần 40 tuổi thì hơn 4 ngày 1 lần 50 tuổi thì khoảng 1 tuần mới quan hệ tình dục một lần 60 tuổi thì 10 ngày… nhưng đó chỉ là những số liệu để tham khảo.
Số lần “quan hệ” phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và sự sẵn sàng của cả hai… (Ảnh minh họa)
Trong thực tế, người trẻ ở độ tuổi 20-30, có thể “quan hệ” hàng ngày vì ở tuổi này nồng độ hormon Testosterone cao, chỉ bắt đầu giảm sau tuổi 30 và cứ sau 10 năm lại giảm đi 10%. Tuy số lần nghe có vẻ hơi nhiều nhưng nếu sau đó cảm thấy vui vẻ, hăng hái hơn, và không ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như năng suất làm việc thì vẫn có thể chấp nhận được.
Còn nếu quá sức, “người trong cuộc” sẽ thường có biểu hiện lờ đờ, không thiết làm việc, chỉ thích ngủ…
Do vậy, trạng thái sức khoẻ sau “quan hệ”, thường là vài giờ sau hay ngày hôm sau, mới là căn cứ thực tế để đánh giá có quá mức hay không nếu quá mức thì cần điều chỉnh tần số hoạt động tình dục hoặc xem xét lại chế độ sinh hoạt, làm việc, ăn uống của đôi bạn tình.
Có văn hóa tình dục sẽ không quá mức
Dù trong thời gian ngắn, một số người có thể quan hệ tình dục hàng ngày, hoặc nhiều lần trong một đêm cũng không gây hại gì, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nhưng… hiện tượng “no dồn, đói góp” trong đời sống tình dục cũng có thể có hại.
Nếu xuất tinh quá nhiều và liên tiếp trong một thời gian ngắn sẽ dễ tạo ra trạng thái suy kiệt. Do vậy, đời sống tình dục cần bảo đảm sự cân bằng, an toàn, phù hợp với sức khoẻ thì mới có lợi cho cả hai người, và đó chính là văn hóa tình dục.
Văn hoá trong “chuyện ấy” được thể hiện ở sự cùng chia sẻ cảm xúc, nhu cầu, và sau đó là sự phát sinh những cảm xúc tích cực, cùng lên đỉnh, cùng cảm thấy khoẻ khoắn và hạnh phúc hơn.
Số lần “quan hệ” phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và sự sẵn sàng của cả hai. Vì vậy nếu một trong hai người chưa sẵn sàng về mặt tâm lý và sức khỏe thì nên chờ một thời điểm tốt hơn, bởi cảm thông và giữ gìn sức khỏe cho nhau cũng là một khía cạnh của văn hóa tình dục
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Chăm sóc" trí nhớ cho năm học mới
Tại sao chúng mình xem cả bộ phim chỉ cần một lần là nhớ rất chi tiết, trong khi học thuộc có một đoạn ngắn lịch sử mà mãi chẳng nhớ gì?
Trí nhớ do đâu mà có?
Trí nhớ cũng là 1 đặc tính, chức năng của bộ não đấy. Trí nhớ được hình thành từ quá trình ghi nhận, bảo tồn và hiện lại những thông tin dưới dạng biểu tượng, ý niệm và ý tưởng.
Trí nhớ ghi nhận thế nào?
Bạn có để ý thấy chúng mình càng chú ý, càng thích thú về thông tin đó bao nhiêu thì khả năng nhớ càng rõ ràng, chi tiết bấy nhiêu không? Nguyên nhân là do sự chú ý, thích thú kích thích lên cấu trúc cơ động của bộ não tạo nên quá trình hưng phấn giúp ghi nhớ tốt hơn.
Vì vậy, có 1 cách học hiệu quả mà teen nhà mình thường biết nhưng ít khi áp dụng là chỉ học khi tỉnh táo. Nếu mệt mỏi, buồn ngủ hãy ngủ 1 chút sau đó hãy học tiếp bạn nhé! Còn 1 cách nữa để gây sự chú ý, hứng thú trong học tập là hãy biến những bài thuộc lòng nhàm chán trở lên hấp dẫn hơn. Bằng cách chuyển chúng thành 1 bài hát,1 bài thơ hay 1 câu khẩu ngữ theo phong cách riêng của bạn. Dù nó ngang phè ra nhưng mà bạn sẽ nhớ, bạn còn nhớ dãy đồng đẳng của ankan không? "Mẹ em phải bón phân hóa học ở ngoài đồng" ý sẽ tương đương với Metan, etan, propan...không nào! Hoặc thảo luận, cãi nhau chí chóe nhưng tớ đảm bảo vừa vui mà lại nhớ rất lâu đấy.
Còn một cách mà teen thế giới hiện nay áp dụng khá nhiều là sử dụng " Bản đồ tư duy". Thực tế có rất nhiều sách viết về kiểu học này. Cũng khá thú vị khi biến 1 bài học dài dòng thành cái cây sai quả đầy màu sắc. Bạn thử xem sao nhé!
Làm thế nào để trí nhớ lưu giữ thông tin nhận được ?
Quá trình bảo tồn thông tin là quá trình hình thành những đường liên hệ "tạm thời" duy trì dấu vết của những kích động đã tác động vào bộ não trước đó. Do đường " liên hệ tạm thời" nên chỉ giống như cây cầu tre thôi bạn ạ. Vì thế, bạn không bảo dưỡng xây mới là sẽ quên ngay. Đó là lí do tại sao sau khi nghe giảng ở lớp bạn nên về nhà đọc lại. Một tuần nhớ lại một lần, một tháng nhớ lại một lần nữa. Mục đích để làm bền vững thêm cây cầu của bạn ý mà.
Thế làm sao để tăng nhớ được nhỉ?
Nếu được tăng trí nhớ thì cũng thích bạn nhỉ? Học đâu nhớ đấy thì thích nhưng mà nhớ tất cả các chi tiết vụn vặt thì không thích lắm đâu vì nó là bệnh lý đấy. Bạn sẽ tăng nhớ trong một số trường hợp như sốt nhiễm khuẩn hoặc say rượu bệnh lý .
Suy giảm trí nhớ là sao?
Bạn thấy mình thật đãng trí? học trước quên sau, để chìa khóa xe đâu không nhớ, đi học quên sách vở, đôi khi quên cả đi chơi với con bạn thân nữa.....Cái này thì phình phường thôi, chưa có gì đáng lo cả chỉ vì bạn chưa tập trung chú ý lắm thôi.
Còn nếu bạn quên nhiều quên thường xuyên sẽ là bệnh lý của trầm cảm,stress. Áp lực càng nhiều trí nhớ càng giảm sút.
Nếu mất sạch trí nhớ thì sao?
Cái này gặp trong chấn thương sọ não. Bạn xem phim Hàn đó chẳng phải trong " bản tình ca mùa đông" anh Bae Yong Joon sau khi tỉnh dậy mất sạch trí nhớ là gì. Nhưng tại sao anh Xoăn lại quên mỗi chị Cỏ. Đấy là do anh ấy bị tổn thương khu trú tại một vùng của vỏ não thôi mà vùng đấy lại do chị "Cỏ Jandy" sở hữu.
Teens nhà mình ơi! Năm học mới bắt đầu rồi hãy tự tìm cho mình những cách học sao cho hiệu quả nhất nhé!