Chuyên án Năm Cam: Trung tá CA khai chỉ thừa lệnh cấp trên
Ngày 15/7, TAND tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm vụ án cựu điều tra viên Nguyễn Tuyến Dũng thành viên Ban chuyên án Năm Cam bị cáo buộc “Lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ” . Ông Dũng (41 tuổi), nguyên là trung tá, điều tra viên cao cấp của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang.
Theo cáo trạng, ông Nguyễn Văn Nên (Phó trưởng phòng CSĐT, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Tiền Giang) cùng ông Dũng và một số cán bộ khác được điều động tham gia Ban chỉ huy chuyên án Năm Cam và đồng phạm của Bộ Công an. Kết thúc chuyên án, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiếp tục mở rộng điều tra một số vụ án có dấu hiệu liên quan đến các nhóm tội phạm có tổ chức khác.
Trong số này, có vụ án “gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại Cty Gas Bình Dương (trụ sở tại Khu công nghiệp Đồng An, tỉnh Bình Dương, do Cty Cổ phần Hưng Thịnh làm chủ đầu tư). Hai ông Nên và Dũng được phân công điều tra vụ án này. Ngày 29/4/2003, ông Nên đã kí lệnh bắt khẩn cấp các lãnh đạo Cty Hưng Thịnh gồm ông Bùi Mạnh Lân – chủ tịch; hai phó giám đốc là Phạm Văn Hướng và Đỗ Cao Bằng cùng bốn người khác.
Video đang HOT
Cục Điều tra hình sự Viện KSND Tối cao, đơn vị trực tiếp thụ lý vụ án ông Nguyễn Tuyến Dũng cho rằng, hành vi của nhóm ông Nên, Dũng là để giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất 23.383 m2 đất giữa vợ chồng bà Huỳnh Thị Thu – ông Nguyễn Văn Cư với Cty Hưng Thịnh; mục đích là giúp bà Thu lấy lại quyền sử dụng đất, đồng thời chiếm đoạt số tiền của vợ chồng bà Thu nộp trả lại cho Cty Hưng Thịnh để đem gửi tiết kiệm từ năm 2003 -2007, hưởng lợi bất chính trên 1,23 tỉ đồng.
Trong phiên tòa ngày 15/7, ông Nên không có mặt vì được xác định là mắc bệnh tâm thần nên được đình chỉ điều tra. Nói lời nói sau cùng, ông Dũng cho rằng sẽ tiếp tục khiếu nại đến các cơ quan trung ương và hành vi mà ông thực hiện đều có sự chỉ đạo trực tiếp từ ông Nên. Bị cáo Dũng đề nghị tòa cho mời những cấp trên của ông ra đối chất. Dự kiến, sáng nay (16/7) tòa tuyên án.
Theo Khôi Nguyên (Tiền Phong)
Cựu sinh viên giỏi điều hành đường dây thi thuê đại học tinh vi
Ngày 7/7, Viện KSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 7 bị can về tội "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức". Đây là nhóm đối tượng trong đường dây tổ chức thi thuê vào một số trường đại học hoạt động trong thời gian khá dài.
Đối tượng Nguyễn Văn Phượng
Số bị can bị truy tố gồm Nguyễn Văn Phượng, SN 1975, trú tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội; Nguyễn Tôn Doãn, SN 1955, trú tại phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội; Nguyễn Văn Bình, SN 1964, trú tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội; Nguyễn Thị Hương, SN 1961, trú tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội; Nguyễn Thị Hoà, SN 1967, trú tại thị trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; Lê Quang Báu, SN 1954, trú tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; và Đậu Đức Hải, SN 1964, trú tại xã Hải Nhân, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá.
Cơ quan tố tụng xác định, đường dây thi thuê này do Nguyễn Văn Phượng cầm đầu. Phượng vốn là sinh viên rất giỏi của 3 trường đại học tại Hà Nội. Tốt nghiệp đại học và đã làm việc ở một số nơi, nhưng do "chán" thu nhập thấp, Phượng nghĩ cách làm giàu bằng việc tổ chức thi thuê đại học. Phượng thiết lập hệ thống chân rết ở nhiều tỉnh, thành phố để khai thác số gia đình có nhu cầu "lo" cho con em thi đỗ vào trường đại học với bất cứ giá nào. Chi phí đường dây này thỏa thuận với khách hàng từ 200 đến 250 triệu đồng/trường hợp, và đảm bảo bố trí người thi hộ khi nào trúng tuyển mới nhận tiền. Tỷ lệ ăn chia là người môi giới, sinh viên thi hộ được hưởng 150 triệu đồng.
Trước khi mùa thi bắt đầu, Phượng trực tiếp tìm kiếm, tuyển chọn các sinh viên có kiến thức tốt ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội như Bách khoa, Xây dựng... Thậm chí, Phượng còn tổ chức ăn ở tập trung, bồi dưỡng kiến thức cho các thí sinh... đóng thế. Cơ quan tố tụng xác định, có hơn 10 sinh viên tham gia vào đường dây này. Đối với các "khách hàng", Phượng hướng dẫn các thí sinh thật không được có mặt tại địa phương vào đúng thời gian diễn ra kỳ thi.
Trên cơ sở thông tin của "khách hàng", Phượng cùng đồng bọn trực tiếp hoặc thuê người dùng kỹ thuật photocopy để thiết kế bộ hồ sơ thi hộ nhằm mục đích lừa dối Hội đồng tuyển sinh, cán bộ coi thi. Tổng cộng, Phượng cùng các đồng phạm đã tổ chức thuê người thi hộ trót lọt 19 trường hợp. Trong đó, mùa thi đại học năm 2012 có 5 trường hợp; năm 2013 là 14 trường hợp.
Sau khi có giấy báo trúng tuyển, Phượng gửi chữ viết của người thi hộ cho thí sinh thật tập viết cho giống để đối phó với nhà trường khi nhập học. Sau khi đường dây thi thuê này bị phanh phui, các trường hợp trúng tuyển nhờ hành vi gian lận đã bị buộc thôi học. Theo cơ quan tố tụng, đây là đường dây thi thuê có sự tính toán, đối phó tinh vi nhất từ trước đến nay bị phát hiện.
Theo Vietnamnet
Vị Phó chánh tòa và 235 triệu chạy án Ngày 30/6, Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã tiến hành bắt, khám xét khẩn cấp đối với ông Nguyễn Duy Hiệp, Thẩm phán, Phó Chánh án, TAND huyện Thanh Liêm, Hà Nam. "Chạy án" 235 triệu đồng Trước đó, vào ngày 26/6, Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã tiến hành xác minh, giải quyết tố giác, tin...