Chụp X quang có thể phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không?
Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là căn bệnh được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Vậy làm sao có thể phát hiện được phổi tắc nghẽn mãn tính?
Theo các thống kê, COPD là tình trạng chức năng hô hấp suy giảm nghiêm trọng và là nguyên nhân gây tử vong cho rất nhiều bệnh nhân. Vì thế, việc chẩn đoán chính xác và kịp thời là vô cùng quan trọng để điều trị COPD sớm, tránh dẫn đến những ảnh hưởng sức khỏe trầm trọng về sau.
Những bệnh nhân mắc COPD thường gặp các dấu hiệu ban đầu bao gồm ho ra nhiều chất đờm, tức ngực, khó thở, hụt hơi. Với các triệu chứng này, một trong những phương pháp chẩn đoán phát hiện phổi tắc nghẽn mãn tính là chụp X quang phổi để đánh giá tình trạng bệnh.
1. Phát hiện phổi tắc nghẽn mãn tính bằng phương pháp chụp X quang phổi
Chụp X quang phổi là một trong những phương pháp chẩn đoán COPD. Theo đó, hình ảnh COPD trên phim X-quang rất dễ gây nhầm lẫn cho các bác sĩ, đặc biệt là những bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm. Bởi vì cấu trúc, hình thái thể hiện trên phim X quang của những bệnh nhân COPD có thể tương tự như nhiều tình trạng bệnh lý về phổi khác.
Vì thế, khi chẩn đoán phát hiện phổi tắc nghẽn mãn tính bằng phương pháp chụp X quang cần xem xét kỹ từng chi tiết hình ảnh, kết hợp với các xét nghiệm, kỹ thuật khác và các thăm khám lâm sàng.
Trước khi chỉ định chụp X-quang cho bệnh nhân COPD, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và theo dõi các triệu chứng của người bệnh. Kết quả của phương pháp chụp X-quang phổi có thể giúp đánh giá sự tiến triển của COPD mà không cần đến các thủ thuật xâm lấn.
Các bệnh nhân thường được chỉ định chụp X quang ở tư thế đứng – Ảnh Internet.
Video đang HOT
2. Trình tự chẩn đoán phát hiện COPD bằng phương pháp chụp X quang
Bước 1: Chuẩn bị & tiến hành chụp X-quang
Trước khi tiến hành chụp X-quang để chấn đoán phát hiện phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh nhân cần thay áo và loại bỏ tất cả các vật cản quang ra khỏi vùng khảo sát. Thông thường, các bệnh nhân tiến hành chụp X-quang ở tư thế đứng. Tuy nhiên, trong mô bác sĩ có thể yêu cầu khảo sát thêm với nằm nghiêng trong trường hợp nghi ngờ có dịch trong phổi.
Bước 2: Theo dõi & chẩn đoán
Các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh phim X-quang để đánh giá một phần về hình thái và cấu trúc bên trong cơ thể của bệnh nhân.
Bước 3: Mô tả
Hình ảnh trên phim X quang để phát hiện COPD sẽ cho các bác sĩ thấy một số dấu hiệu trực quan. Cụ thể đó là:
- Tình trạng căng giãn phổi quá mức (Hyperinflation).
- Căng phồng phổi quá mức do phổi ứ khí. Tình trạng này xảy ra khi mô phổi bị tổn thương và mất tính đàn hồi khiến phổi có thể mất chức năng thải khí sau mỗi hơi thở. Hậu quả của nó khiến bệnh nhân không thể nạp được nhiều không khí với mỗi hơi thở dẫn đến khó thở.
Hình ảnh trên phim X quang để phát hiện COPD sẽ cho các bác sĩ thấy một số dấu hiệu trực quan – Ảnh Internet
- Hoành phẳng hay còn gọi là cơ hoành bẹt (Flattened diaphragm): Hình ảnh trên phim X-quang cũng có thể cho thấy những thay đổi cấu trúc trong phổi hoặc mô xung quanh. Tình trạng này cũng là kết quả của căng phồng phổi quá mức khiến cơ hoành bẹt xuống.
- Thay đổi về đường thở (Changes in airways): Đây là một dấu hiệu sớm của COPD. Những thay đổi này có thể rất khó để chẩn đoán chính xác.
- Bóng khí (Bullae) : Các bóng khí là những túi không khí có thể hình thành khi khí phế thũng làm tổn thương mô phổi, có thể thấy khi chụp X quang. Các bác sĩ thường sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ chúng vì chúng có thể nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
- Bóng tim hẹp : Khi COPD tiến triển, tim có thể thay đổi hình dạng. Theo đó, phim X quang có thể có hình ảnh bóng tim hẹp hoặc thon dài.
Bước 4: Chẩn đoán COPD
Các bệnh nhân cần lưu ý, chụp X-quang chỉ là một bước trong quy trình để chẩn đoán COPD. Ngoài ra, để phát hiện COPD, các bác sĩ còn cần kiểm tra chức năng của phổi và thực hiện các xét nghiệm khác có liên quan đến căn bệnh này.
X-quang ngực là công cụ có thể giúp chẩn đoán COPD tuy nhiên khả năng vẫn còn khá hạn chế. Do đó, người bệnh cần theo dõi và điều trị bệnh sớm sau chẩn đoán để làm chậm quá trình tiến tiển của bệnh và giúp kiểm soát các triệu chứng giúp ebenhj nhân có tiên lượng tốt nhất.
Người phụ nữ bị nôn mửa, tức ngực nên đi khám, nhìn phim chụp thực quản bác sĩ tá hỏa
Không ít người cũng nhầm căn bệnh hiếm gặp này với bệnh trào ngược dạ dày- thực quản.
Trường hợp của người phụ nữ mắc phải một tình trạng rất khó chẩn đoán được các chuyên gia gọi là "corkscrew esophagus" (tạm dịch: thực quản bị xoắn ốc) đã được đăng tải trên tạp chí New England Journal of Medicine hôm 29/4.
Theo báo cáo, người phụ nữ 83 tuổi đã tới một phòng khám chuyên khoa tiêu hóa vì chứng khó nuốt và nôn mửa sau mỗi bữa ăn. Người phụ nữ cũng bị đau ngực trước hoặc sau khi ăn. Suốt nhiều năm, cụ bà 83 tuổi đều bị khó nuốt dù ăn thực phẩm rắn hay lỏng. Năm ngoái, tình trạng của bà ngày càng tồi tệ hơn. Trong suốt 1 năm, bà đã bị giảm mất 9kg.
Kết quả chụp X-quang cản quang ống tiêu hóa trên với Barium (phương pháp dùng để quan sát ống tiêu hóa trên gồm thực quản, dạ dày, ruột non) phát hiện thấy thực quản của người phụ nữ bị xoắn ốc và có những cơn co thắt không đều. Cuối cùng người phụ nữ được chẩn đoán mắc chứng "type III (spastic) achalasia" (tạm dịch: Co thắt tâm vị loại 3) với biểu hiện là thực quản xoắn ốc.
Tại sao thực quản bị xoắn ốc?
Thực quản bị xoắn ốc là một biến thể của một tình trạng gọi là Achalasia, một tình trạng xuất phát từ tổn thương thần kinh và khiến cơ thể khó truyền thức ăn và chất lỏng vào dạ dày. Để hiểu thực quản xoắn ốc, bạn cần biết thực quản hoạt động như thế nào. Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Scott Gabbard tại Bệnh viện Cleveland nói: "Khi một người có thực quản khỏe mạnh nuốt, các phần khác nhau của thực quản co bóp vào những thời điểm khác nhau. Phần đầu bóp, rồi đến giữa, sau đó đến đáy (quá trình này được gọi là kỹ thuật nhu động) và điều này giúp đẩy thức ăn qua các cơ quan. Tuy nhiên, khi thực quản bị xoắn, toàn bộ thực quản co bóp cùng một lúc, và kết quả là dẫn tới bị xoắn".
Bác sĩ Gabbard cũng giải thích thêm rằng điều đó xảy ra bởi vì hệ thống miễn dịch của cơ thể đã tấn công các dây thần kinh giải phóng oxit nitric, khiến thực quản thư giãn. Không có tác nhân thư giãn đó, thực quản có thể co thắt đau đớn. Tình trạng này cũng gây ra đau ngực và vấn đề ăn uống.
Trong trường hợp của nữ bệnh nhân, các bác sĩ không biết nguyên nhân là gì. Họ giả thiết rằng tình trạng của người phụ nữ được gây ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các dây thần kinh giải phóng oxit nitric sau khi cơ thể chống lại virus. Tuy nhiên, các bác sĩ không biết đó là virus gì.
Để điều trị tình trạng thực quản xoắn ốc có thể tiến hành phẫu thuât. Tỷ lệ phẫu thuật thành công trong điều trị thực quản xoắn ốc là hơn 90%. Một cách điều trị khả thi khác mà người phụ nữ trong trường hợp trên đã chọn là tiêm botox vào thực quản. Botox có thể có hiệu quả trong thời gian ngắn vì nó ngăn chặn các dây thần kinh trong thực quản giải phóng một chất gây ra co thắt. Tuy nhiên, những mũi tiêm này chỉ có tác dụng trong khoảng sáu tháng.
5 tháng sau khi người phụ nữ được tiêm thuốc, tình trạng của bà đã khá hơn nhưng vẫn gặp khó khăn khi nuốt không liên tục.
Vì tình trạng thực quản xoắn ốc khá hiếm nên bác sĩ Gabbard cho biết ông đã từng thấy không ít trường hợp bị chẩn đoán sai trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Một bác sĩ không phải là bác sĩ chuyên khoa khi nghe thấy các triệu chứng có thể chẩn đoán nhầm đó là chứng trào ngược dạ dày-thực quản.
Cô gái mới 29 tuổi đã mắc bệnh ung thư gan, bác sĩ lắc đầu thở dài: Tối nào cũng ăn món này trước khi ngủ, sớm muộn bệnh cũng tìm tới Cô gái trẻ không ngờ món ăn mà mình thường dùng mỗi tối để tẩm bổ cuối cùng lại là nguyên nhân gây bệnh ung thư. Ngày 10/11, tờ Aboluowang của Trung Quốc đưa tin về trường hợp 29 tuổi đã mắc bệnh ung thư gan. Được biết, cô gái trẻ này tên là Xiao Zhou. Cách đây 3 ngày, cô đến bệnh...