Chụp ảnh/quay phim lén lút tại các cửa hàng cao cấp dễ bị đánh giá là “KÉM VĂN MINH”?
Mọi hành vi ngoài quy tắc tại các cửa hàng cao cấp đều có thể bị quy kết là kém văn minh, không khác mấy thói livestream hay spoil phim ngay từ trong rạp.
Trên Quora, một MXH cho phép tất cả mọi người được phép đăng tải câu hỏi và nhận câu trả lời tương ứng, có một chủ đề khá hay: Vì sao các cửa hàng cao cấp luôn giữ vững nguyên tắc không quay phim/chụp ảnh đối với mọi khách hàng? Chắc chắn trong chúng ta ai ai cũng từng có thắc mắc tương tự, đồng thời suy diễn đến viễn cảnh “Tôi cứ quay, cứ chụp đấy thì làm gì được nhau???”.
Kỳ thực vấn đề chỉ xoay quanh câu thành ngữ quen thuộc: “Nhập gia tùy tục”. Và “tục” ở đây không đơn thuần phong tục tập quán, mà chính là chính sách cửa hàng (store policies). Với tư cách một khách hàng ắt bạn sẽ được hưởng những đãi ngộ nhất định, nhưng trước hết bản thân phải tuân thủ đúng các quy định trong chính sách của các cửa hàng.
Và các cửa hàng cao cấp không ưng chuyện bị quay phim/chụp ảnh mà không có sự đồng thuận là bởi…
Điều đầu tiên, hành động này có thể gây ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG đến trải nghiệm mua sắm của các khách hàng xung quanh. Chanel, Dior hay Gucci… nhà mốt nào cũng muốn kiến tạo một không gian thư thái cùng vô vàn phấn hứng với mọi giác quan: từ lối bài trí, ánh sáng cho đến mùi hương. Khi một nhân vật chĩa ống kính vào nhân viên hay cảnh trí xung quanh với mục đích chưa minh bạch, hành động này dễ khiến các khách hàng còn lại cảm thấy dè chừng vì lo sợ bị xâm phạm quyền riêng tư của bản thân.
Hình ảnh một nhân viên tại cửa hàng cao cấp của Dior. Việc quay phim/chụp ảnh thường chỉ được thực hiện khi có sự đồng thuận của quản lý cấp cao nhất tại cửa hàng. Còn trong thâm tâm của các nhân viên, chỉ 1% khách hàng làm những hành động như thế sẽ thực sự chi tiền để mua sắm.
Tiếp đến, mỗi cửa hàng cao cấp được tạo ra từ hàng trăm đến cả ngàn giờ mài giũa chất xám. Từng chi tiết nhỏ nhặt nhất đều được thiết kế hoàn hảo và độc đáo, mang đậm ADN của nhà mốt, nhằm mang đến yếu tố thăng hoa nhất cho khách hàng – tính độc quyền (exclusive). Họ mong muốn từng vị khách đến tận nơi để ngắm – chạm – ngửi – lắng nghe thay vì tiếp nhận thông tin mập mờ trên MXH. Cũng chính vì điều này mà nhiều nhà mốt lớn như Chanel và Hermes từ chối mảng thương mại điện tử cũng như không bao giờ hé lộ quá nhiều về thế giới bên trong mỗi cửa hàng flagship của mình.
Bên cạnh đó họ cũng e ngại chi tiết về tài sản trí tuệ bị đánh cắp và sao chép. Trong quá khứ, không thiếu trường hợp các thương hiệu cạnh tranh luôn tìm cách để mục sở thị về tính độc quyền trong các cửa hàng đối thủ, qua đó nhằm nâng cấp cho thương hiệu chính mình.
Những hành vi quay/chụp được thực hiện mà không có sự đồng ý của nhân viên sẽ bị xem là đi ngược với chính sách cửa hàng. Chẳng ai muốn chỗ bán buôn của mình, đặc biệt là nơi cung cấp xa xỉ phẩm, trở thành đề tài drama cho các ống kính tay mơ trên MXH.
Một số cửa hàng cao cấp còn lo xa, cấm tiệt quay/chụp lén vì lo sợ những vụ đột kích của đạo chích. Trên thế giới không hiếm trường hợp các nhóm đạo chích thám thính từng cửa hàng, thu thập đủ dữ liệu dẫn đến những vụ trộm cướp tổn thất hàng trăm ngàn USD.
Video đang HOT
Chính vì những lý do chí mạng này mà việc quay phim/chụp ảnh lén lút trong các cửa hàng cao cấp thường cũng khiến dân tình bực mình không khác nào chứng kiến một thánh đường bị xâm phạm.
Ừ đấy, cứ thích chụp và quay thì làm gì nhau?
Thực tế thì các nhân viên KHÔNG CÓ QUYỀN tịch thu thiết bị hay bắt các khách hàng phải xóa các tệp dữ liệu đã ghi lén tại cửa hàng. Khi quá trình giải quyết dẫn đến căng thẳng, động thái duy nhất họ có thể thực hiện là mời các khách hàng không hợp tác ra khỏi cửa hàng. Trong trường hợp khách hàng chống đối thì đội ngũ nhân viên có thể nhờ cậy đến lực lượng an ninh để xử lý.
Nếu cảm thấy không hài lòng với thái độ của nhân viên, giải pháp tối ưu và văn minh nhất là phàn nàn với quản lý cấp cao tại cửa hàng hoặc bộ phận chăm sóc khách hàng. Còn việc quay/chụp lén nhằm bóc phốt cửa hàng lại cho thấy ngay cả người chủ động thực hiện cũng vi phạm quy tắc tối thiểu tại đây.
Chung quy thì quay phim/chụp ảnh không bất hợp pháp nhưng có thể xâm phạm tài sản (cả vật chất lẫn trí tuệ) nên các cửa hàng cao cấp có thể áp đặt các quy tắc và chính sách nếu họ thấy phù hợp.
Tuy nhiên cũng có ngoại lệ
Những hành động này có thể chấp nhận được nếu khách hàng muốn sử dụng chúng như bằng chứng để vạch trần khuất tất trong văn hóa giữ bí mật tại các cửa hàng cao cấp. Trên thế giới có tồn tại Đạo luật Bảo vệ Quyền của Người tiêu dùng (CRPA) được ra đời từ năm 2009. Mấu chốt của đạo luật này là khách hàng phải có hình ảnh để chứng minh quyền lợi bản thân bị xâm phạm.
Chẳng hạn trong mục 38 của CRPA có quy định các cửa hàng phải hiển thị bảng giá hàng hóa ở vị trí dễ thấy nhất. Hay như mục 45 có mô tả vi phạm khi khách hàng nhầm tưởng mua giá chiết khấu nhưng hóa ra là giá thông thường tại cửa hàng. Trong cả hai trường hợp này, những bức hình sẽ có giá trị để phán xét tính minh bạch trong các cửa hàng bị nghi ngờ vi phạm đạo luật.
Suy cho cùng…
Một cửa hàng cao cấp không hoàn toàn là chốn công cộng như công viên, sân chơi… và cũng chẳng phải nơi quá đỗi riêng tư. Hiện vẫn có nhiều tranh cãi về chuyện quay phim/chụp ảnh tại đây, chủ yếu mâu thuẫn giữa quyền quản lý tài sản tư nhân của cửa hàng và quyền lợi của người tiêu dùng.
Hãy yên tâm là không chỉ các cửa hàng cao cấp, mà mọi nơi bán buôn đều chú tâm đến việc làm hài lòng khách hàng. Mỗi nhà mốt đều có quy trình đào tạo nhân viên gắt gao nhằm giúp những ai đi vào không gian của họ đều nhận được giá trị xứng đáng nhất. Chuyện những vị nhân viên “lồi lõm” thường là “con sâu làm rầu nồi canh” và được chấn chỉnh ngay tức khắc.
Để tạo nên môi trường tốt nhất, cả khách lẫn nhân viên đều cần minh bạch trong từng hành động: người bán cư xử đúng phận sự và người mua thực hiện đúng các quy tắc tại đây. Mọi hành vi ngoài chuẩn mực đều có thể bị quy kết là kém văn minh, không khác mấy thói livestream hay spoil phim ngay từ trong rạp. Khi đó, ngay cả quyền của người tiêu dùng cũng không thể cứu một vị khách rắc rối khỏi cảnh bị tay dắt lá chuối tiễn ra khỏi cửa trong ê chề.
'Cười ra nước mắt' với những ma-nơ-canh hài hước đến rùng rợn
Bạn sẽ phải bật cười khi tận mắt chứng kiến hình ảnh những ma-nơ-canh có hình thù vô cùng hài hước như thế này.
Ma-nơ-canh này nhận được sự sáng tạo bất ngờ của chủ nhân.
Một sự lựa chọn hình nộm thú vị cho quảng cáo máy cưa.
Một ma-nơ-canh ở New York khiến khách hàng phải lên "cơn đau tim".
Ma-nơ-canh tại cửa hàng bán quần áo dành cho trẻ em.
Một hình nộm trong hiệu thuốc ở Nga.
Khi bạn cố gắng giả vờ rằng bạn đang có rất nhiều niềm vui.
Chiếc mặt nạ dường như không hợp với bộ váy quyến rũ này.
Anh em sinh đôi của gã Shrek (một nhân vật phim hoạt hình) nhưng không giống nhau lắm.
Những nàng ma-nơ-canh này sẽ khiến nhiều khách hàng giật mình.
Cô ấy có vẻ không hài lòng với kiểu tóc mới của mình.
Làm thế nào để có thể mua sắm tiết kiệm vào cuối năm? Nghệ thuật mua sắm tiết kiệm là một đặc điểm có thể học được và không dễ dàng thực hiện được, nhưng cần phải thực hành nhiều! Một khi bạn bước vào một cửa hàng, bạn có thể sẽ choáng ngợp với số lượng quần áo, đồ đạc và các vật dụng linh tinh khác mà bạn có thể khó biết bắt đầu...