Chuột rút khi đạp xe: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Chuột rút khi đạp xe sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, mất sức và khó phục hồi được dễ dàng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách phòng ngừa như thế nào?
Chuột rút là một cơn đau khá dữ dội ở cơ bắp. Các sợi cơ tự nhiên bị co lại khiến cơ không thể thư giãn. Hầu hết những người mới đi xe đạp thường bị chuột rút, gây ra suy nhược cơ thể và rất khó để phục hồi lại tốc độ ban đầu. Dưới đây là những nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng chuột rút khi đạp xe mà có thể bạn chưa biết.
1. Nguyên nhân gây ra chuột rút khi đạp xe ?
Nguyên nhân của tình trạng chuột rút khi đạp xe có thể do rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên việc xem xét kỹ những nguyên nhân này có thể giúp bạn phòng tránh và vượt qua chúng được dễ dàng.
1.1 Cơ thể mệt mỏi do luyện tập quá mức
Khi đạp xe, cơ bắp co lại và thư giãn để giúp di chuyển. Chuột rút xảy ra khi các cơ không thể thư giãn. Việc này xảy ra với tần suất lớn hơn khi chúng ta mệt mỏi, đặc biệt khi luyện tập quá mức. Ví dụ các cầu thủ, vận động viên thường bị chuột rút nhiều hơn do phải thi đấu ở cường độ cao hơn bình thường.
Luyện tập quá sức là nguyên nhân dẫn đến chuột rút (Ảnh: Internet)
Khi bạn luyện tập quá sức chịu đựng của cơ thể, acid lactic sẽ được tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Acid lactic có thể làm tan các enzym kiểm soát sự co cơ và thư giãn, dẫn đến tình trạng chuột rút xảy ra.
Video đang HOT
1.2 Mất nước và các chất điện giải
Cơ thể mất nước cũng có nhiều khả năng gây ra chuột rút. Nước là phương tiện vận chuyển của cơ thể. Do vậy khi mất nước, cơ thể không thể duy trì được sự cân bằng khoáng chất làm ảnh hưởng đến sự co và thư giãn của cơ bắp.
Ngoài ra, mất nước cũng có những ảnh hưởng đến cân bằng điện giải trong cơ thể. Các chất điện giải giúp duy trì sự cân bằng. Cung cấp đủ chất điện giải sẽ không làm giảm nồng độ natri, ngăn ngừa chuột rút xảy ra. Electrolytes cũng đóng một vai trò quan trọng trong kiểm soát chức năng thần kinh, cơ và tim.
1.3 Đang gặp các chấn thương khác
Nếu như cơ thể không mệt mỏi hay mất nước và các chất điện giải nhưng vẫn bị chuột rút, hãy xem có một chấn thương nào đó trên cơ thể gây ra chuột rút hay không. Ví dụ chấn thương mắt cá chân và cổ hạn chế phạm vi di chuyển ở khớp, khiến cho chân bạn dễ bị chuột rút hơn.
2. Phòng ngừa chuột rút như thế nào?
Nếu như bạn bị chuột rút trong quá trình đạp xe, cơ thể sẽ khó hồi phục và bạn khó có thể trở lại vận tốc ban đầu. Chính vì vây, việc làm theo những điều sau đây để phòng ngừa chuột rút khi đạp xe là vô cùng quan trọng:
- Uống nước đầy đủ. Bổ sung thêm nước uống điện giải để có thể duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
Bổ sung nước và các chất điện giải trong khi đạp xe (Ảnh: Internet)
- Tập luyện đúng cường độ, thời gian phù hợp với cơ thể của mình.
- Điều chỉnh xe đạp cho thật chuẩn với cơ thể, đi thử vài lần trước khi bắt đầu luyện tập sao cho cảm thấy thoải mái nhất.
- Nếu đang có các chấn thương khác trên cơ thể, hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế để điều trị thật tốt và nhanh chóng.
3. Phương pháp xử lý chuột rút
Nếu như đã thực hiện các biện pháp nhưng vẫn không thể ngăn tình trạng chuột rút xảy ra, hãy ghi nhớ những mẹo sau đây để có thể xử lý chuột rút kịp thời:
- Nếu tình trạng chuột rút khi đạp xe không quá nặng và bạn vẫn có thể đạp tiếp, hãy thử thay đổi tốc độ, đạp chậm lại một chút và thay đổi vị trí ngồi. Hãy chuyển từ ngồi sang đứng hay trượt lên phía trước hoặc trở lại trên yên xe.
- Nếu chuột rút nặng và bạn cần phải dừng lại. Đừng ngồi yên và cố gắng duỗi phần cơ bị chuột rút. Điều này chỉ khiến cho cơ bắp thắt chặt hơn. Hãy thả lỏng cơ thể và đi bộ một chút khi cơn đau bắt đầu giảm bớt. Ghi nhớ tiếp tục sử dụng đồ uống điện giải trong thời gian này.
Làm sao để ngăn chặn chấn thương khi tập thể dục, chơi thể thao?
Những người từng bị chấn thương thể thao hoặc mắc các bệnh có thể ảnh hưởng đến tập luyện như tim mạch thì cần đến kiểm tra bác sĩ trước khi tập luyện.
Trước khi chơi những môn thể thao có cường độ hoạt động mạnh, mọi người cần được hướng dẫn kỹ các tư thế và kỹ thuật cần thiết - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Dù là tập gym hay chơi bất kỳ môn thể thao đòi hỏi sức mạnh nào, người tập không nên tăng cường độ hoạt động quá 10%/tuần. Khối lượng tập cần tăng lên ở mức vừa phải, theo The Healthy.
Ví dụ nếu bạn chạy bộ 15 phút vào ngày đầu tiên thì trong tuần tiếp theo chỉ nên tập lâu hơn vài phút. Việc tăng cường độ tập lên cao đột ngột sẽ gây ra sức ép lên cơ thể và tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Ngoài ra, người tập cần kết hợp các hoạt động như đi bộ, bơi lội hay đạp xe để tác động đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể.
Các môn thể thao như đánh golf, tennis và bóng chuyền sẽ đòi hỏi người chơi lặp đi lặp lại một động tác giống nhau. Tình trạng này dễ làm căng và rách cơ, gân. Do đó, để đảm bảo tránh chấn thương, người chơi cần tăng cường sức mạnh ở các nhóm cơ nhất định, theo The Healthy.
Ví dụ, những người tập golf có thể tăng cường sức mạnh cẳng tay bằng cách tập bóp chặt các quả bóng tennis hoặc các bài tập giúp tăng cơ cẳng tay bằng tạ.
Bên cạnh sức mạnh thì kỹ thuật cũng rất quan trọng để giúp ngăn ngừa các chấn thương như viêm gân hay nứt , gãy xương. Trước khi chơi những môn thể thao đòi hỏi cường độ hoạt động mạnh, mọi người cần được hướng dẫn kỹ các tư thế và kỹ thuật cần thiết.
Trước khi chơi thể thao, một thao tác rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ chấn thương là khởi động. Khởi động sẽ giúp làm nóng cơ thể, tăng lưu thông máu đế cơ bắp và giúp xương khớp hoạt động linh hoạt hơn.
Các bài khởi động thường kéo dài từ 10 đến 15 phút, chủ yếu là các động tác căng cơ, xoay khớp và các bài cardio đơn giản như chạy bộ hay đạp xe.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người nên tập thể dục thường xuyên, tránh tình trạng cả tuần không tập và dồn các bài tập vào hai ngày cuối tuần. Cường độ tập quá mức sẽ làm tăng rủi ro chấn thương.
Với những người đã bị chấn thương thì cách tốt là cần tránh tập luyện cho đến khi chấn thương bình phục. Việc cố sức tập có thể khiến chấn thương thêm nặng, thậm chí có thể dẫn đến những cơn đau mạn tính như đau xương khớp, theo The Healthy.
Nắng nóng nên uống nước như thế nào? Mùa nóng không nên để cơ thể khát nước mà cần bổ sung thường xuyên, uống từ từ từng ngụm, không nên uống nước đá lạnh, ăn kem để giải tỏa cơn khát. Ảnh minh họa Nước là một trong những thành phần cơ bản và cần thiết của cơ thể. Nước chiếm tới 60-70% trọng lượng cơ thể, ở trẻ em tỷ...