Chuột chạy cùng sào có… vào được Sư phạm?
Ngành sư phạm hiện nay là ngành có quy định ngưỡng tuyển sinh đầu vào. Học yếu thì không thể vào được sư phạm; không nên vào sư phạm.
Chuyện “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” đã thành câu cửa miệng của không ít người khi chọn nghề giáo.
Cũng chính suy nghĩ “cùng sào” đã dẫn đến những hành vi thiếu chuẩn mực của xã hội với giáo viên. Vậy chọn nghề Sư phạm năm nay … có phải cùng sào?
Có phải học yếu vẫn vào được sư phạm?
Ngành sư phạm hiện nay là ngành có quy định ngưỡng tuyển sinh đầu vào. Học yếu thì không thể vào được sư phạm; không nên vào sư phạm, giấu giàu thì dễ, giấu dốt thì khó lắm, đặc biệt là khi làm giáo viên.
Để làm giáo viên hiện nay đòi hỏi phải hiểu nhiều, biết rộng, có kiến thức, kỹ năng tốt, cho nên học yếu thì không thể làm thầy cô giáo được.
Làm giáo viên đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức. (Ảnh minh họa: Ngaynay.vn)
Video đang HOT
Có phải chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm?
Xin thưa, không phải, ngành sư phạm vẫn còn nhiều hấp dẫn với phụ huynh và học sinh.
Hấp dẫn về học phí, học sư phạm hiện nay không phải đóng học phí, đã thế còn được nhận tiền trợ cấp 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Hấp dẫn về công việc ổn định, nếu trúng tuyển vào trường công lập, có thể nói đã có công việc ổn định … suốt đời; dù sau 1/7/2020 chuyển sang chế độ hợp đồng, nhưng tính cạnh tranh công việc với nhà giáo vẫn thấp, hoàn thành nhiệm vụ là đảm bảo không bị mất việc.
Hấp dẫn về vị trí trong xã hội, dù thời gian qua có nhiều vụ bê bối liên quan đến giáo viên, nhưng so với khoảng một triệu nhà giáo trên cả nước, đó chỉ là con sâu làm rầu nồi canh, nhà giáo vẫn chiếm được cảm tình, tin tưởng của nhân dân; trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, thầy cô giáo vẫn là những người đáng và được tôn kính.
Hấp dẫn vì có thời gian chăm sóc gia đình, đi dạy phải chuẩn bị giáo án, thế nhưng giáo viên có toàn quyền phân phối thời gian chuẩn bị bài; dành thời gian cho gia đình, con cái, không như ngày làm 8 tiếng của các ngành nghề khác; có bố hay mẹ đi dạy, gia đình có một gia sư tuyệt vời.
Hấp dẫn vì dễ lập gia đình, thầy cô giáo là lựa chọn của rất nhiều thanh niên khi muốn xây dựng gia đình; phần lớn các bậc phụ huynh khi có con dâu, con rể là giáo viên đều an tâm vì tin tưởng con mình sẽ đối nhân, xử thế có văn hóa; vì vậy có điều kiện quen biết giáo viên, đối tượng để lập gia đình luôn là thầy cô giáo.
Học sư phạm ra trường rất khó kiếm được việc làm trong các trường công lập đó là một thực tế hiện nay; thế nhưng những sinh viên sư phạm thực sự có năng lực không khó để trúng tuyển vào kỳ thi viên chức sư phạm.
Vì vậy, có năng lực thực sự, yêu nghề giáo, lựa chọn nghề giáo vẫn là lựa chọn tốt cho các bạn trẻ muốn có cuộc sống thanh tao trước ngưỡng cửa cuộc đời.
Nghỉ tránh dịch Covid-19, con phát hiện mẹ có "kho báu" vô giá
Dịp nghỉ dài ngày vì dịch Covid-19, tôi và hai con đã lôi ra tất cả những cuốn sách cũ trong nhà để ngồi đọc. Thật may, càng đọc, các con lại càng đam mê.
Ảnh minh họa
Chiều nào các con cũng đắm chìm trong sách báo. Tối qua, hai đứa con tôi còn rối rít cảm ơn mẹ vì không ngờ, mẹ có một "kho báu" vô giá mà chúng không ngờ tới.
Nhớ thuở bé, tôi đặc biệt yêu quý sách báo. Tôi thường xuyên ghé nhà bác tôi, một cô giáo dạy Văn, để mượn sách đem về nhà đọc. Ngày ấy, tôi thích nhất là những cuốn truyện cổ tích Việt Nam hay "Nghìn lẻ một đêm"... Những cuốn sách hay, tôi có thể quên ăn, mất ngủ để nghiền ngẫm nó. Tôi cũng thường xuyên nhịn ăn sáng để có tiền dành mua sách. Chả thế mà khi ấy tôi còn bị bạn bè gắn cho một biệt danh là "mọt sách" của lớp. Có đứa còn đùa tôi là mê sách quá khéo thần kinh có vấn đề. Mặc kệ, tôi cứ làm theo những gì tôi thích thôi.
Ngày tôi lên cấp 2, mẹ dắt tôi đến thư viện huyện để làm thẻ độc giả. Lần đầu tiên trong đời, tôi được đắm chìm trong tất cả những cuốn sách mình yêu quý. Thế là mỗi khi rảnh, tôi lại đạp xe đến đó để đọc sách báo. Tôi trở thành độc giả quen thuộc của thư viện suốt những năm tháng là học sinh.
Nhờ thư viện, tôi không phải đi học thêm bao giờ. Những ngày ôn thi, tôi thường ôm sách đến đó để đọc. Một không gian lí tưởng để học bài. Vừa yên tĩnh, lại vừa mát mẻ. Chưa kể học khi nào mệt mỏi, tôi lại dễ dàng giải trí bằng sách báo. Thật là tiện lợi đủ đường.
Những năm tháng là sinh viên Sư phạm, tôi lại tiếp tục là độc giả thường xuyên của thư viện tỉnh. Tuy nhiên, tới lúc này, tôi khao khát mình có có thể lập được một tủ sách riêng cho mình. Thế là tôi bắt đầu đi làm thêm. Khi có tiền, tôi thường dạo qua một số nhà sách để mua về những cuốn mình yêu quý. Rồi, thói quen này, tôi duy trì suốt từ đó đến nay. Tủ sách của tôi vì thế mà cứ dày thêm mãi.
Với tôi, mỗi cuốn sách là một thế giới kì diệu. Chúng trở thành những người bạn tốt nhất của tôi. Nhờ có sách mà tôi vượt qua được những thăng trầm của cuộc sống. Mỗi khi thất bại, tôi thường tìm đến sách. Chỉ có đọc sách mới giúp tâm hồn tôi thật sự thư thái và yên bình trở lại.
Tới bây giờ, sau nhiều năm đi dạy, gia tài lớn nhất của tôi chính là hai tủ sách to tùng. Những cuốn sách này, từng gắn bó với tôi biết bao nhiêu kỉ niệm. Có cả những cuốn sách là quà tặng của thầy cô giáo và học trò cũ. Vì thế tôi đặc biệt trân quý chúng.
Những ngày nghỉ, tôi thường giải trí bằng sách báo. Nhờ có sách mà tôi sống rất vui vẻ và lạc quan. Ngay cả khi cuộc sống rơi vào bế tắc, tôi vẫn bình tĩnh mà vượt qua được. Nhiều cuốn sách còn khiến tôi thay đổi cả những ý nghĩa tiêu cực. Tôi thực sự biết ơn tủ sách quý của mình.
Hy vọng rằng, gia tài lớn nhất này sẽ là của để dành cho các con tôi. Mong sao các con chịu khó đọc sách để hướng bản thân đến với "Chân - Thiện - Mỹ". Từ đó mà sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Loát Trần - (Tây Ninh)
Theo Dân trí
Hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm: "Cuộc đua" công bằng Người học được hỗ trợ kinh phí kèm theo "điều kiện", để học xong không đi làm việc khác. Còn các trường sư phạm bắt buộc phải đổi mới để có các "đơn đặt hàng" từ địa phương cũng như thu hút sinh viên. Chất lượng đào tạo cũng công khai, sòng phẳng giữa các trường. Hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí...