Chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh
Chương trình giúp học viên phát triển sâu rộng về môi trường kinh doanh cũng như các vấn đề về quản lý.
Từ năm 2005, trên cơ sở thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Anh quốc, Đại học Ngân hàng TP HCM đã hợp tác với trường Đại học Bolton triển khai chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại Việt Nam. Trải qua hơn 8 năm, với 16 khoá đào tạo, đây đã trở thành một trong những chương trình đào tạo thạc sĩ có bề dày, uy tín và chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.
Sau khi hoàn thành chương trình học theo tiêu chuẩn, sinh viên sẽ được nhận bằng MBA do trường Đại học Bolton cấp.
Chương trình giúp học viên phát triển sâu rộng về môi trường kinh doanh cũng như các vấn đề về quản lý, khuyến khích và hoàn thiện kỹ năng phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề, ra quyết định hiệu quả và sáng tạo trong quản trị kinh doanh. Tất cả các môn học trong chương trình đều được giảng dạy bằng tiếng Anh bởi các giảng viên – trợ giảng có kinh nghiệm và uy tín cao của trường Đại học Bolton và Đại học Ngân hàng TP HCM. Sau khi hoàn thành chương trình học theo tiêu chuẩn, sinh viên sẽ được nhận bằng MBA do trường Đại học Bolton cấp. Bằng cấp có giá trị quốc tế và được Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam công nhận (quyết định số 3592/HTQT ngày 10/05/2005 và số 5502/QĐ-BGDĐT ngày 11/12/2012).
Video đang HOT
Với 10 khóa đã tốt nghiệp, các thạc sĩ của chương trình đang là nguồn cung cấp nhân sự chất lượng cao cho các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp có tên tuổi trong và ngoài nước. Hạn chót nộp hồ sơ cho đợt tuyển sinh khoá mới này là 22/11, khai giảng vào 13/1/2014. Hội thảo tuyển sinh diễn ra vào 18h30, ngày 1/11, tại hội trường – lầu 2, số 36 Tôn Thất Đạm, quận 1, TP HCM. Bạn có thể đăng ký tham dự hội thảo với trung tâm hợp tác quốc tế.
Mọi chi tiết liên hệ: Phòng tuyển sinh – Trung tâm hợp tác quốc tế, trường Đại học Ngân hàng TP HCM: Địa chỉ: 39 Hàm Nghi, quận 1, TP HCM. Điện thoại: (08) 3 821 4660. Fax (08) 3 821 4661.
Email: info@bu.edu.vn.
Web: www.bu.edu.vn.
Theo TNO
Lấy bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh và Tài chính - Ngân hàng tại UFM
Nhu cầu học thạc sĩ quản trị kinh doanh (QTKD) và tài chính - ngân hàng (TCNH) hiện nay đang gia tăng, đáp ứng cho công tác quản trị trong các công ty, các tập đoàn, các định chế tài chính trong và ngoài nước. Điều mà nhiều người băn khoăn là làm sao chọn được một chương trình học trong nước uy tín, chất lượng cao với mức học phí phù hợp.
Lễ ký kết đào tạo thạc sĩ giữa UFM và Leed Metropolitan, UK
Chương trình học thiết thực theo chuẩn quốc tế
Một trong những địa chỉ được nhiều học viên tin cậy theo học lấy bằng QTKD và TCNH là Trường ĐH Tài chính - Maketing (UFM). Tính đến nay trường đã tổ chức được 4 khóa với hàng trăm học viên tham gia. Chương trình có nhiều chuyên ngành lựa chọn, chẳng hạn như với ngành tài chính - ngân hàng có 4 chuyên ngành: quản trị tài chính, hải quan, thuế, và quản lý nhà nước (kho bạc). Điểm đặc biệt thu hút học viên là chương trình được thiết kế theo chuẩn quốc tế, kiến thức hiện đại, cập nhật. TS Phạm Hữu Hồng Thái - Phó hiệu trưởng UFM - cho biết: "Trường giảng dạy theo giáo trình chuẩn của các trường đại học lớn trên thế giới, trong đó có giáo trình Đại học Harvard, và phương pháp giảng dạy đổi mới, mang tính ứng dụng cao".
Các học viên được tiếp thu kiến thức thông qua các tình huống thực tế, vận dụng các mô hình tài chính hiện đại để giải quyết các vấn đề trong các công ty đa quốc gia và các định chế tài chính. Ví dụ: Sử dụng lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại như mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), định giá kinh doanh chênh lệch (APT)... để thiết lập các danh mục đầu tư tối ưu. Sử dụng mô hình định giá lại (repricing models), mô hình thời lượng (duration model) và mô hình kỳ hạn (maturity model) để quản trị rủi ro lãi suất. Các mô hình Credit Metrics, Credit , mô hình quản lý danh mục cho vay (KMV portfolio Manager model), mô hình dựa trên các tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (Loan loss ratio-based model), các mô hình dựa trên quy chuẩn (Regulatory models)... để quản trị rủi ro tín dụng; sử dụng các hợp đồng phái sinh tài chính để quản trị rủi ro tỷ giá, rủi ro ngoại bảng, rủi ro thanh khoản ngân hàng... Môn học quản trị chiến lược ngân hàng giúp học viên nắm bắt được phương pháp phân tích và đánh giá cấu trúc thu nhập ngân hàng, hoạt động đầu tư, cho vay doanh nghiệp, ngân hàng bán lẻ, chi phí và rủi ro, cấu trúc tài sản và nợ, lợi nhuận...
Làm sao để tham gia chương trình ?
Để vào học chương trình đào tạo thạc sĩ ngành QTKD và TCNH, học viên sẽ phải tham dự kỳ thi tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm 3 môn thi là: toán kinh tế, kinh tế học và Anh văn. Sau khi vượt qua kỳ thi, học viên sẽ học phần kiến thức chung trong 6 tháng bao gồm Anh văn chuyên ngành và các học phần cơ sở ngành. Tiếp theo là thời gian học chuyên ngành kéo dài khoảng 12 tháng. Sau đó, các học viên sẽ làm luận văn tốt nghiệp. Tùy trình độ từng người, học viên có thể hoàn thành luận văn trong thời gian từ 3 - 6 tháng.
Luận văn thạc sĩ của chương trình sẽ được thực hiện theo phương pháp định lượng, phải có cơ sở nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phân tích dữ liệu (dữ liệu sơ cấp và thứ cấp), thiết lập các giả định và xây dựng mô hình kiểm định. Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng phổ biến ở các trường đại học nước ngoài, giúp học viên vận dụng lý luận để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong môi trường làm việc. Thông qua đó, học viên hoàn toàn đủ khả năng để học lên nghiên cứu sinh sau khi lấy bằng thạc sĩ, TS Thái cho biết.
Ngoài ra, Trường UFM còn đào tạo thạc sĩ các chuyên ngành về hải quan, thuế và quản lý tài chính nhà nước. Chuyên ngành hải quan bao gồm các môn học như quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan, kiểm toán hải quan, đàm phán và phân tích các cam kết quốc tế về hải quan, và quản lý hoạt động điều tra chống buôn lậu... Chuyên ngành thuế bao gồm quản lý hệ thống thông tin doanh nghiệp, giám sát gian lận thuế, hoạch định chính sách thuế... Chuyên ngành quản lý tài chính nhà nước (kho bạc) bao gồm quản lý kho bạc, quản lý ngân sách và các quỹ ngoài ngân sách, kiểm toán, quản lý nợ công, và quản lý đầu tư công.
Trao đổi với phóng viên, PGS-TS Hoàng Trần Hậu - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Đào tạo trình độ sau đại học được nhà trường đầu tư nguồn lực tốt nhất. Đây chính là định hướng chiến lược của UFM trong tương lai, nhằm tạo ra bước đột phá nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp cận với các chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài, mở ra cơ hội nghề nghiệp bậc cao cho học viên trên con đường tiến thân lập nghiệp.
Theo TNO
ĐH Công đoàn xét tuyển 300 chỉ tiêu bổ sung Trường ĐH Công đoàn vừa tiếp tục thông báo xét tuyển 300 chỉ tiêu bổ sung vào hệ ĐH ở các ngành học. Mức điểm sàn nhận hồ sơ từ 15,5 đến 19,0 ứng với từng khối thi và ngành đào tạo. Quy định xét tuyển nguyện vọng bổ sung: Xét tuyển kết quả thi tuyển sinh Đại học năm 2013 theo các...