Chương trình, SGK mới môn Lịch sử: Giảm học thuộc lòng, không cần nhớ số máy bay rơi
GS Phạm Hồng Tung – Chủ biên chương trình môn Lịch sử – cho rằng, nếu dạy Lịch sử theo cách áp đặt một chiều thì chính ông cũng sợ chứ không riêng học sinh. Vì thế, trong chương trình mới, Ban soạn thảo đã xây dựng môn Lịch sử theo hướng mở, giảm tối đa việc học sinh phải học thuộc lòng kiến thức.
GS Phạm Hồng Tung chia sẻ về những điểm mới của chương trình môn Lịch sử. Ảnh: P.V
Học sinh chán Sử vì phải học thuộc lòng
Chiều 19.1, Bộ GDĐT đã tổ chức họp báo công bố chính thức dự thảo các môn học, hoạt động giáo dục trong C hương trình giáo dục tổng thể để nhận các góp ý của dư luận xã hội.
Theo dự thảo, chương trình mới sẽ có 20 môn/hoạt động giáo dục, được xây dựng theo hướng mở, tăng cường thực hành, tính ứng dụng.
Tại buổi họp báo, Ban soạn thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã có những giải đáp băn khoăn của báo chí liên quan đến các vấn đề môn Lịch sử, trong đó có việc làm thế nào để học sinh yêu thích môn Lịch sử, không còn sợ mỗi khi nhắc đến môn học này.
Tại buổi họp báo, GS Phạm Hồng Tung – Chủ biên chương trình môn Lịch sử đã có những thẳng thắn: “Nếu dạy Lịch sử theo cách bắt học sinh nhớ số liệu, ngày tháng, sự kiện; hỏi cụ thể trận đánh này địch chết bao nhiêu, ta bắn hạ được bao nhiêu máy bay, thì ai cũng sợ Lịch sử. Tôi cũng rất sợ, nói gì đến học sinh”.
Video đang HOT
Theo GS Tung, nếu dạy theo cách áp đặt kiến thức một chiều, không nói cho học sinh học Lịch sử để làm gì, có thể vận dụng kiến thức vào cuộc sống như thế nào, thì tình trạng học sinh chán môn Sử sẽ còn kéo dài.
Nhiều thay đổi trong chương trình môn Lịch sử mới
GS Tung cho biết, trong chương trình mới, Ban soạn thảo đã hướng tới việc phải đảm bảo mục tiêu làm cho học sinh yêu thích, say mê môn Lịch sử.
“Để làm được điều này, ngay từ cấp tiểu học, chúng tôi đặt ra vấn đề cần dạy Lịch sử thông qua việc tìm hiểu các câu chuyện, nhưng không có nghĩa là cô giáo yêu cầu học sinh học theo truyền thuyết. Ví dụ, khi dạy trẻ về Nhà nước Văn Lang, các thầy cô bắt đầu bằng câu chuyện “Thánh Gióng”, “Bánh chưng bánh dày”… Sau đó thầy cô phải chiếu lên màn hình các hiện vật khảo cổ học về thời kỳ này, để học sinh thấy rằng đó không chỉ là huyền thoại mà đó là một phần lịch sử của dân tộc ta” – chủ biên chương trình môn Lịch sử .
Ngoài ra, ở cấp tiểu học, học sinh sẽ tìm hiểu lịch sử qua các môn tích hợp Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý.
Ở cấp THCS, toàn bộ chương trình dành để trang bị nền tảng tri thức thông sử, tức là giúp học sinh có được tri thức cơ bản, cốt lõi, hệ thống nhất. Đặc biệt, lịch sử Việt Nam sẽ được đặt trong lịch sử thế giới ở từng giai đoạn chứ không tách riêng như ở chương trình cũ.
Bậc THPT, môn Lịch sử sẽ dạy theo các chuyên đề sâu, có phân hóa phù hợp với năng lực, sở nguyện của từng học sinh.
Ngoài ra, những chuyện trong quá khứ, vì lý do nào đó trước đây chúng ta chưa dạy thấu đáo, giờ đều có thể được đưa vào, sao cho phù hợp với năng lực nhận thức và tâm lý lứa tuổi của học sinh.
Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực, việc kiểm tra đánh giá cũng sẽ thay đổi. Theo đó sẽ không chú trọng theo hướng lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử làm trung tâm của việc đánh giá như trước đây, mà sẽ chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức của học sinh trong những tình huống ứng dụng cụ thể.
Điều này có nghĩa, trong tương lai, học sinh sẽ không phải học thuộc lòng môn Lịch sử nữa.
Theo Laodong.vn
Sĩ số không giảm, khó thành công
Cơ sở vật chất là yếu tố khó nhất khi triển khai chương trình, sách giáo khoa (CT-SGK) mới. Đó là khẳng định của GS Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên với PV tại buổi họp báo của Bộ GD&ĐT về công bố Dự thảo chương trình 20 môn học chiều qua, 19/1.
ảnh minh họa
Theo GS Thuyết, chuẩn bị cơ sở vật chất là việc phải quan tâm. Cục Cơ sở vật chất của Bộ GD&ĐT có nhiệm vụ rà soát, thống kê về tình trạng cơ sở vật chất, lên kế hoạch để thực hiện tốt chương trình này. Tuy nhiên CT- SGK mới không đòi hỏi cơ sở vật chất quá đặc biệt so với hiện hành. Vì với tiểu học, CT-SGK mới vẫn yêu cầu đảm bảo học sinh được học 6 buổi/tuần trừ các môn tự chọn.
GS Thuyết cũng cho biết hiện nay, khoảng 80% các trường tiểu học trên cả nước đã thực hiện học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, GS Thuyết cho rằng khó nhất đối với Ban soạn thảo chương trình, với Bộ GD&ĐT khi triển khai CT-SGK mới, đó chính là giảm sĩ số lớp học. Do đó, ông cho biết các địa phương phải đảm bảo thực hiện đúng điều lệ trường tiểu học là 35 học sinh/lớp, THPT, THCS là 45 học sinh/lớp.
"Nếu cứ 50 - 60 học sinh/lớp thì không thể dạy nổi. Không giảm được sĩ số ở các thành phố lớn thì chắc chắn triển khai CT - SGK mới sẽ rất khó khăn" - GS. Thuyết nói với PV.
Ông cho hay, sắp tới sẽ có chỉ thị của Thủ tướng về việc này. Chính phủ cũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh để thống nhất chủ trương. Trong tháng 11/2017, Bộ có hội nghị với lãnh đạo các sở GD&ĐT. Trong hội nghị đó, lãnh đạo Bộ đã giao nhiệm vụ rất cụ thể về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Còn Ban phát triển chương trình đã đi thực tế tại 6 địa phương tiêu biểu cho 6 vùng của đất nước để nắm tình hình.
Phải đổi mới thi cử, cách ra đề
Cũng theo GS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình giáo dục phổ thông mới phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho học sinh. Do đó, chỉ có thể hình thành phẩm chất, năng lực khi học sinh được hoạt động. Với chương trình SGK mới, giáo viên phải cho học sinh thực hành nhiều, hoạt động nhiều. Nhưng nếu thi cử chỉ kiểm tra kiến thức và kỹ năng giải bài tập thì giáo viên và học sinh sẽ tranh thủ học càng nhiều kiến thức càng tốt. Vì vậy, phải đổi mới thi cử.
Trước hết là đổi mới cách ra đề. Chúng ta phải học chương trình đánh giá của PISA, họ cũng ra đề viết, nhưng câu hỏi của họ là đánh giá được năng lực của học sinh. Thứ hai là cũng phải đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá. Nhất là thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh.
"Tôi cũng phải nói thật là đề của mình thiên về kiểm tra kiến thức nhiều nên phải thay đổi. Thứ hai là khi tuyển sinh ĐH cũng chỉ chú trọng điểm thi trên giấy, không đánh giá toàn bộ hồ sơ của học sinh. Trong khi đó, các nước khi tiếp nhận học sinh để cấp học bổng, họ dựa vào hồ sơ hoạt động của học sinh đó trong cả quá trình" - GS Nguyễn Minh Thuyết .
Ông cho biết để có giải pháp triệt để, Bộ đã giao cho một tổ chức để giải quyết vấn đề này và yêu cầu phải có câu trả lời sớm nhất. Từ nay đến 2020 ổn định cách thi THPT quốc gia. Còn khi CT mới thực hiện đến THPT thì lúc đấy sẽ chính thức đổi mới.
Về chuẩn bị đội ngũ nhà giáo cho CT-SGK mới, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, ngay bây giờ các trường sư phạm phải bắt tay vào chương trình đào tạo những môn mới như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý... Họ chưa làm được vì còn phải chờ chương trình tổng thể.
Có thực tế, yêu cầu của CT-SGK mới là sĩ số học sinh phải giảm, đồng nghĩa với việc số lượng giáo viên sẽ phải tăng lên. Nhưng nghịch lý ở chỗ các địa phương đang tinh giản biên chế, cắt bớt hợp đồng ví dụ như Hải Dương vừa qua.
Theo TPO
Chương trình môn Lịch sử ở cấp THPT sẽ đổi mới như thế nào? Ở cấp THPT, Lịch sử là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh, thuộc nhóm môn Khoa học xã hội. Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc Trong chương trình giáo dục...