Chương trình phổ thông mới nên lùi 1 năm hay 2 năm?
Đến nay có 2 loại ý kiến về việc lùi thời gian thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Có ý kiến đồng ý lùi 1 năm nhưng cũng có ý kiến đề nghị lùi 2 năm.
Vì sao phải điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình mới?
Trên cơ sở Tờ trình số 408/TTr-CP ngay 06/10/2017 của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra sơ bộ số 845/BC-UBVHGDTTN14 ngày 11/10/2017 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (Ủy ban), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về tình hình thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội (Nghị quyết 88) trong đo co kiên nghi điêu chinh thơi gian ap dung chương trinh, sach giao khoa giao duc phô thông mơi.
Ngày 25/10/2017, Ủy ban đã họp phiên toàn thể thẩm tra Tờ trình số 485/TTr-CP ngày 20/10/2017 của Chính phủ về việc điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88.
Theo đó, báo cáo khẳng định, Khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 88 quy đinh:
“Về lộ trình thực hiện: Từ năm học 2018-2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.”
Tuy nhiên, thực tế qua 3 năm triển khai thực hiện, viêc chuẩn bị cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông còn nhiều hạn chế, chưa bảo đảm đúng lộ trình và tiến độ.
Đến nay có 2 loại ý kiến về việc lùi thời gian thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Có ý kiến đồng ý lùi 1 năm nhưng cũng có ý kiến đề nghị lùi 2 năm. (Ảnh minh họa: VTV.vn)
Trong khi đó, phần công việc cần triển khai trước khi áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới trên phạm vi cả nước con rât nhiều.
Do vậy, Ủy ban nhất trí với sự cần thiết phải lùi thời gian bắt đầu áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới để có điều kiện chuẩn bị tôt nhât, bảo đảm tính khả thi và chất lượng khi thực hiện chương trình;
Tránh lặp lại những hạn chế, bất cập do việc triển khai thiếu đồng bộ như đã xảy ra khi thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội.
Video đang HOT
2 loại ý kiến về thời điểm áp dụng
Về nội dung điều chỉnh, tờ trình của Chính phủ đề nghị thời gian triển khai tư năm hoc 2019-2020, chậm môt năm so vơi lộ trình quy định tại Nghi quyêt 88.
Về phương thức triển khai, Chính phủ đề nghị, áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới theo phương thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học trên phạm vi toàn quốc đối với cấp tiểu học từ năm học 2019-2020, đối với cấp trung học cơ sở từ năm học 2020-2021 và đối với cấp trung học phổ thông từ năm học 2021-2022, không triên khai đồng thời ở lớp đầu của cả ba cấp học như quy định.
Báo cáo cho biết, cac thanh viên Uy ban đêu đông y vơi viêc lui thơi gian va thay đôi phương thưc triên khai.
Tuy nhiên, vê thơi gian triên khai, các thành viên Ủy ban có 2 loại ý kiến:
Thứ nhất, đa sô thanh viên Ủy ban dư hop (24/35 đại biểu) đồng ý với phương án lùi thời gian như trong tờ trình của Chính phủ.
Theo các đại biểu, Chinh phu đa trinh kê hoach chi tiêt triển khai các công việc trong thời gian tới với nội dung công việc, điều kiện thực hiện và lộ trình cụ thể, thê hiên quyêt tâm triên khai Nghị quyết 88.
Bên cạnh đó, nếu thực hiện theo phương thức nêu trong Tờ trình, thời gian bắt đầu ở cấp tiểu học chậm 1 năm, cấp trung học cơ sở chậm 2 năm, cấp trung học phổ thông chậm 3 năm và về tổng thể, dù điều chỉnh thời điểm bắt đầu nhưng tổng thời gian triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới vẫn là 5 năm, không tăng kinh phi.
Ngoai ra cung co y kiên cho rằng nếu kéo dài thơi gian chuân bi hơn nữa, sẽ làm giảm động lực và tác động đến tâm thế đổi mới trong toàn ngành giáo dục và cả xã hội.
Thứ hai là, 11/35 đại biểu cân nhăc về tính khả thi của phương án điều chỉnh lộ trình như đã nêu trong tờ trình va đê nghi bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021, châm lai 2 năm so vơi lộ trình quy định.
Lý do được đưa ra là, các công viêc liên quan đến xây dựng chương trình và sách giáo khoa trong thời gian tới còn rât nhiều, bên cạnh đó, tuy chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã được ban hành, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về cơ sơ ly luân, mục tiêu và nội dung chương trình, đòi hỏi Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
Hơn nữa, viêc chuân bi cac điêu kiên cân thiêt cho thực hiện chương trinh, sach giao khoa mơi như: tâp huân, bồi dưỡng đôi ngu giao viên, hoan thiên cơ sơ vât chât… cân co thơi gian cũng như sự vào cuộc của các bộ, ngành, các địa phương và cơ sở giáo dục.
Bên cạnh đó, viêc xây dưng phương phap kiểm tra, đanh gia phu hơp vơi chương trinh giáo dục phổ thông mơi cũng cần có thời gian để bảo đảm tính đồng bộ và chất lượng.
Từ những nội dung trên, Ủy ban nhất trí đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 88 để làm căn cứ cho Chính phủ thực hiện.
Về nội dung của dự thảo Nghị quyết, Ủy ban đề nghị Quốc hội và Chính phủ cân nhắc các ý kiến đã nêu để quyết định thời điểm và lộ trình mới thực hiện chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong thời gian tới.
Ngoài ra, dự thảo Nghị quyết cần bổ sung nội dung về trách nhiệm của Chính phủ trong việc tổ chức xây dựng và hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, tập trung lãnh đạo, chi đao Bô Giáo dục và Đào tạo va cac Bô, nganh liên quan, cac đia phương bảo đảm các nguồn lực cần thiết, không tăng kinh phi thưc hiên đê an, nhăm chuân bi tôt nhât viêc triên khai Nghị quyết 88 theo đúng tiến trình mới được Quốc hội thông qua.
Theo GDVN
Bộ nhận sai sót trong chỉ đạo "không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa"
Do việc diễn đạt đã gây ra hiểu lầm là Bộ chỉ cho phép giáo viên khai thác sử dụng sách giáo khoa để dạy học. Điều này không đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ.
Trước đó, ngày 3/10/2017, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ ký văn bản số 4612/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 - 2018.
Theo đó, công văn yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo cơ sở giáo dục phổ thông điều chỉnh nội dung dạy học.
Vấn đề khiến dư luận quan tâm và gây xôn xao dư luận mấy ngày qua chính là "tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa".
Trước những ý kiến của dư luận, ngày 17/10, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) chính thức trả lời về vấn đề này.
Bộ nhận sai sót trong chỉ đạo "không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa" (Ảnh: vtv.vn)
Theo ông Thành, tại Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn:
"Tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành, tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành;
Điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục;
Bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu;
Không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành;
Tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa".
Do sách giáo khoa cụ thể hóa mục tiêu của chương trình nên ý cuối cùng trong câu này nhằm nhấn mạnh yêu cầu không dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Bộ cũng yêu cầu "bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu", nghĩa là không hạn chế giáo viên chỉ dạy học với ngữ liệu trong sách giáo khoa.
"Tuy nhiên việc diễn đạt như trên đã gây ra hiểu lầm là Bộ chỉ cho phép giáo viên khai thác sử dụng sách giáo khoa để dạy học. Điều này không đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ", ông Thành lưu ý.
Cũng theo vị này, trong quá trình tập huấn triển khai thực hiện sắp tới, Bộ sẽ hướng dẫn cụ thể hơn về việc này để các nhà trường, giáo viên, học sinh thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ.
Theo GDVN
Chỉ đạo của Bộ về tích hợp sách giáo khoa hiện hành chỉ làm giáo viên thêm rối Việc dạy học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn dễ dẫn đến hiện trạng chồng chéo, trùng lặp nội dung của các môn học, hoạt động giáo dục. LTS: Ngày 3/10/2017, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ ký văn bản số 4612/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo...