Chương trình Ngữ văn mới sẽ khó và nặng kiến thức hơn rất nhiều

Theo dõi VGT trên

Theo Dự thảo, môn Ngữ văn tới đây đòi hỏi giáo viên, học sinh phải đầu tư thêm rất nhiều bởi kiến thức không được giảm tải mà có nhiều nội dung mới, khó hơn.

Chương trình Ngữ văn mới sẽ khó và nặng kiến thức hơn rất nhiều - Hình 1

Thầy Nguyễn Nguyên lo ngại chương trình Ngữ văn mới khó và nặng kiến thức hơn so với chương trình hiện hành.

LTS: Trao đổi về Dự thảo Chương trình Ngữ văn mới, thầy giáo Nguyễn Nguyên cho rằng nếu áp dụng thì chương trình mới này sẽ khó và nặng khiến thức hơn chương trình hiện hành rất nhiều.

Trong bài viết, thầy Nguyễn Nguyên cũng bày tỏ lo ngại về hệ lụy học thêm, dạy thêm vì chương trình đòi hỏi quá nhiều ở học sinh.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Khi chương trình giáo dục tổng thể được thông qua vào cuối tháng 7/2017 thì nhiều giáo viên chúng tôi đã mừng thầm vì chương trình Ngữ văn mới chỉ quy định 6 tác phẩm văn học bắt buộc, những tác phẩm còn lại sẽ được giáo viên chủ động lựa chọn.

Tuy nhiên, trong chương trình môn học, điều chúng tôi cảm nhận được là về cơ bản nội dung chương trình Ngữ văn mới chỉ có chương trình Ngữ văn 7 là nhẹ hơn chương trình hiện hành chút ít.

Còn những lớp còn lại sẽ nặng nề hơn về các đơn vị kiến thức.

Nhiều tác phẩm văn học ở lớp 8-9 được đưa xuống lớp 6-7 và nhiều tác phẩm đang ở chương trình Ngữ văn cấp trung học phổ thông đã được đưa xuống lớp 8-9.

Cùng với kiến thức nặng nề hơn sẽ đi kèm với rất nhiều yêu cầu mới.

Vì vậy, môn Ngữ văn tới đây đòi hỏi giáo viên, học sinh phải đầu tư thêm rất nhiều bởi kiến thức không được giảm tải mà những nội dung mới, khó thì nhiều hơn chương trình hiện hành.

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói về giáo dục nước nhà như sau:

“Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà.

Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và t.iền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế.

Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công.

Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn. Phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khoẻ của các cháu”.

Lời dạy của Bác thật nhẹ nhàng mà sâu sắc. Nếu chúng ta chỉ cần làm được như vậy thôi thì giáo dục Việt Nam hiện nay đã tốt lắm rồi.

Thế nhưng, mấy chục năm qua, chúng ta cứ nhồi nhét cho học sinh, sinh viên những kiến thức bề rộng, cao siêu.

Cái gì cũng học nhưng cuối cùng có bao nhiêu kiến thức “đọng lại” trong đầu người học.

Sinh viên ra trường thì thất nghiệp nhiều, xin vào các công ty nước ngoài, tư nhân thì phải đào tạo lại.

Video đang HOT

Học sinh phổ thông không chỉ phải học những kiến thức phổ thông mà còn phải tiếp cận với vô vàn kiến thức chuyên sâu của từng môn học.

Nhưng cuối cùng, đa phần các em cũng chỉ là “thợ học” mà thôi.

Quay lại với môn Ngữ văn trong lần chuẩn bị thay sách giáo khoa mới tới đây, điều mà chúng tôi cảm nhận được là không có nhiều thay đổi.

Quanh đi, quẩn lại cũng chừng ấy phương pháp, phẩm chất mà thôi.

Có chăng cũng chỉ là sự thay đổi tên gọi của các thuật ngữ cũ thành các thuật ngữ mới.

Và, có một số tác phẩm văn học đảo lên, lộn xuống ở các lớp.

Một số tác phẩm văn học và kiến thức tiếng Việt cấp trung học phổ thông đưa xuống chương trình Ngữ văn trung học cơ sở.

Vì thế, những kiến thức của chương trình mới sẽ dần nặng hơn, yêu cầu của người viết sách cao và khó hơn.

Nói là giáo viên tự chủ nhưng nội dung kiến thức vẫn là sự chủ quan của người viết sách.

Rồi đây, học sinh ôn tập cho thi cử sẽ vất vả hơn, sẽ phải học thêm nhiều hơn.

Bởi, chương trình được thiết kế là thi, kiểm tra những tác phẩm ngoài nội dung học thì làm sao học sinh có thể biết đường ôn luyện.

Trong khi, nền giáo dục nước mình vẫn còn nặng thi cử, nặng điểm số thì với yêu cầu mới của người làm chương trình càng khiến việc dạy và học ngày càng thêm vất vả.

Con đường duy nhất để học sinh vượt qua các kì thi chắc chắn không có con đường nào khả quan hơn là… học thêm.

Chúng ta cứ nhìn vào những tác phẩm đề xuất của ban biên soạn chương trình cho sách giáo khoa mới thì sẽ tường tận được độ khó của môn Ngữ văn tới đây.

Các tác phẩm: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng); Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật);

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm); Mây và sóng (R.Tagore);

Viếng lăng Bác (Viễn Phương); Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)… đang ở chương trình sách giáo khoa lớp 9 được đưa xuống chương trình lớp 6-7 tới đây.

Những tác phẩm của chương trình Ngữ văn trung học phổ thông hiện hành cũng được đưa xuống cấp trung học cơ sở như:

Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh); Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ); Romeo và Juliet (W. Shakespeare); một số bài thơ trong Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh).

Ngoài ra còn đưa vào mới một số bài thơ Đường luật, một số vở kịch nước ngoài cho chương trình lớp 8 và lớp 9.

Ngoài việc đưa một số tác phẩm văn học nặng hơn chương trình hiện hành thì yêu cầu học sinh về các kĩ năng viết cũng cao hơn trước.

Đối với học sinh lớp 8 yêu cầu cần đạt có nhiều mục tiêu tất cao như:

“Biết viết một bài báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.

Biết sử dụng đồ thị, sơ đồ, hình minh họa, phụ lục tham khảo hoặc biểu đồ để tăng thêm hiệu quả thể hiện nội dung báo cáo; biết dùng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả biểu đạt cho bài trình bày”.

Lớp 9 đã vào nội dung: “Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ…”.

Nội dung cần đạt là: “Biết viết một báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, tranh minh họa, trích dẫn và chú thích nguồn trích dẫn;

Biết dùng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả biểu đạt cho bài trình bày;

Biết viết một quảng cáo hoặc tờ rơi; về một sản phẩm hay một hoạt động, thể hiện được những đặc điểm nổi bật của sản phẩm hoặc hoạt động;

Sử dụng kết hợp ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp với nhu cầu và tâm lý của người tiếp nhận”.

Cấp trung học phổ thông cũng đưa vào nhiều đơn vị kiến thức cao hơn hiện hành.

Trong đó, có một sự khác biệt cơ bản với chương trình hiện hành là có 3 chuyên đề cho cấp học này:

Chuyên đề 1: Bút pháp ước lệ, tượng trưng trong thơ trung đại Việt Nam (10 tiết);

Chuyên đề 2: Thành tựu của văn xuôi Việt Nam sau 1986 qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu (10 tiết); Chuyên đề 3. Viết ứng dụng (15 tiết).

Trong 3 chuyên đề này, chúng tôi đặc biệt lưu tâm đến chuyên đề 3.

Bởi mục tiêu của chuyên đề này được ban biên soạn đưa ra là: “Biết viết bản tin ngắn cho một tờ báo: đưa tin và bình luận về một sự kiện chính trị, văn hóa xã hội nào đó;

Biết viết bài tường thuật/ phóng sự ngắn về một đề tài quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của học sinh một cách chân thực, sinh động, đúng quy cách;

Biết tạo ra một bài báo chủ yếu bằng hình ảnh có kết hợp với lời dẫn hoặc bình luận”.

Như vậy, chỉ vài năm nữa thôi, khi áp dụng chương trình sách giáo khoa mới thì ngành giáo dục Việt Nam chúng ta chắc sẽ khởi sắc vô cùng.

Mục tiêu của học sinh cấp trung học cơ sở là học sinh biết làm tất cả các thể thơ của truyền thống và hiện đại sau 4 năm của cấp học này.

Khi các em học xong cấp trung học phổ thông là các em biết viết tin, viết phóng sự, bình luận, biết đủ các kĩ năng để viết các thể loại báo chí.

Vậy là, trong tương lai, học sinh chỉ cần học một mình môn Văn hết cấp phổ thông cũng có thể thành những “nhà thơ”, “nhà báo”…

Theo chúng tôi, đối với học sinh phổ thông thì những người làm chương trình chỉ cần trang bị những kiến thức phổ thông là đủ.

Mỗi em có một đam mê, một sở thích của mình. Em nào có đam mê môn học nào thì theo đuổi chuyên sâu môn đó.

Điều quan trọng nhất của môn Ngữ văn là dạy các em nói và viết tốt được tiếng mẹ đẻ.

Biết viết được các văn bản hành chính để có thể soạn thảo văn bản, biết lí lẽ, lập luận trước mọi vấn đề – đây là yêu cầu cần thiết với bất kì lĩnh vực nào khi vào đời.

Và, điều quan trọng nhất là bồi dưỡng cho các em nhân cách, đạo đức, biết vươn lên, sống có nghị lực và biết chung sống với mọi người… Thế là đã tốt lắm rồi.

Đừng viển vông và đề ra những mục tiêu xa vời chỉ làm đẹp cho những trang giấy mà thôi.

Theo Giaoduc.net

Giáo viên có “đủ trình” để theo kịp chương trình phổ thông mới?

Bộ GD&ĐT vừa công bố Dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhiều ý kiến cho rằng, nỗi lo lớn nhất khi triển khai chương trình mới là chất lượng giáo viên, việc thiếu, thừa giáo viên ở nhiều môn học.

Giáo viên có đủ trình để theo kịp chương trình phổ thông mới? - Hình 1

Về lâu dài, trường sư phạm sẽ xây dựng chương trình đào tạo giáo viên tích hợp khi triển khai chương trình giáo dục tổng thể mới. Ảnh minh họa: Q.Anh

Bài toán khó thừa - thiếu giáo viên

Sau nhiều ngày chờ đợi, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố Dự thảo các Chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông mới để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông , chương trình giáo dục phổ thông mới có 20 môn/hoạt động giáo dục. Trong đó, những môn học bắt buộc xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 như tiếng Việt/Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp....

Cũng theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình các môn học có nội dung gắn với mỗi cấp học và những yêu cầu cần đạt cụ thể (mức độ biểu hiện cụ thể của năng lực cần hướng tới). Chương trình tập trung phát triển năng lực học sinh; trong đó năng lực là sự kết hợp tố chất, phân hóa phát triển kỹ năng của học sinh... Để chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình mới, Bộ GD&ĐT cho biết, trong thời gian qua Bộ cũng đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các trường sư phạm trên phạm vi cả nước triển khai các biện pháp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên đáp ứng theo yêu cầu của chương trình mới đề ra.

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục trong cả nước đã có ý kiến đóng góp, trong đó lo ngại nhất là về đội ngũ giáo viên hiện nay, liệu khi áp dụng các môn học theo hình thức mới, tích hợp, đội ngũ này có "theo" kịp? Bên cạnh đó, việc rút gọn môn học cũng kéo theo thực trạng thiếu giáo viên ở các môn học mới và thừa rất nhiều giáo viên ở các môn học "truyền thống".

Cụ thể, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện nay cả nước thiếu khoảng 5.616 giáo viên tiếng Anh; 5.607 giáo viên Tin học ở Tiểu học... Trong khi đó, nếu đối chiếu với một số môn mới đưa vào chương trình sẽ phải tuyển giáo viên mới hoàn toàn, đặc biệt với môn Ngoại ngữ đang thiếu nghiêm trọng ở cấp Tiểu học. Nếu như theo như lộ trình triển khai của chương trình mới, bắt đầu từ năm học 2021 - 2022 đến năm học 2023 - 2024, mỗi năm sẽ phải tuyển bổ sung khoảng 2.000 giáo viên tiếng Anh và 2.000 giáo viên Tin học. Trên cơ sở số giáo viên đang thừa khoảng 8.874 hiện nay, Bộ GD&ĐT lại "bất đắc dĩ" phải đề nghị các địa phương ưu tiên tuyển thêm giáo viên các môn học mới.

Giáo viên sẽ cần "đa di năng"?

Trước những băn khoăn về trình độ giáo viên đáp ứng cho Chương trình mới, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết: "Hiện nay, Bộ đã lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, trong đó, các trường sư phạm sẽ đào tạo giáo viên dạy các môn theo chương trình môn học mới ví dụ như: Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. Đồng thời, Bộ cũng sẽ thực hiện lộ trình lựa chọn giáo viên cốt cán bồi dưỡng trước. Theo đó, mỗi môn học sẽ có 2 giáo viên được lựa chọn ở cấp tỉnh, thành phố để bồi dưỡng cốt cán khoảng 8 ngày vào kỳ 2 năm 2019. Sau đó, Bộ sẽ tổ chức bồi dưỡng giáo viên đại trà qua mạng".

Cũng theo Bộ GD&ĐT, Bộ cũng lên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy tích hợp. Theo tính toán, mỗi giáo viên sẽ phải học thêm 20 tín chỉ (mỗi tín chỉ 15 tiết) để dạy tích hợp. Khi đó, giáo viên Lịch sử có thể dạy cả Địa lý và ngược lại, đảm bảo tất cả giáo viên sẽ đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục. PGS.TS Mai Sĩ Tuấn, Tổng Chủ biên môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội cho biết, việc tích hợp các môn học như tự nhiên hay xã hội đã được Bộ GD&ĐT nghiên cứu, lên kế hoạch chuẩn bị từ trước đây, việc áp dụng tích hợp các môn học giúp học sinh được giảm tải, có sự liên hệ giữa các môn học.

"Giáo viên cũng đã được chuẩn bị, tập huấn về chủ trương tích hợp môn học từ trước đây chứ không phải bây giờ mới tiến hành. Đối với giáo viên bộ môn, việc kết hợp với các môn tích hợp cũng không nhiều khó khăn bởi đã nắm được kiến thức. Một giáo viên môn Toán, cũng sẽ đủ kiến thức để dạy thêm các môn như Vật Lý, Hóa học... chỉ cần thông qua bồi dưỡng, thậm chí đọc tài liệu là hoàn toàn có thể dạy được. Trên cơ sở chủ trương tích hợp, các môn học có sự lồng ghép giúp học sinh có sự liên hệ để phát huy hiểu biết, năng lực. Tích hợp môn học cũng đã được áp dụng tại nhiều quốc gia, trên cơ sở học hỏi các nước sẽ áp dụng một cách phù hợp tại Việt Nam", PGS.TS Mai Sĩ Tuấn .

Còn theo GS. Nguyễn Minh Thuyết: "Trước mắt, việc dạy tích hợp không đặt ra yêu cầu một giáo viên phải dạy nhiều lĩnh vực, mà có thể 3 người dạy 1 môn tích hợp. Còn những chủ đề liên môn thì thiên về môn nào, giáo viên môn đó sẽ đứng lớp. Tuy nhiên, về lâu dài, trường sư phạm sẽ xây dựng chương trình đào tạo giáo viên tích hợp".

Theo Giadinh.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sao nam bị đuổi khỏi showbiz vì hét cát-xê quá cao, thành công lớn nhất là cưới được mỹ nhân siêu giàu
06:55:33 26/06/2024
Xây nhà mới sát cạnh anh trai, phá dỡ xong xuôi anh mới sang đưa điều kiện khiến tôi ngỡ ngàng
07:06:09 26/06/2024
Clip sốc: Nam thần màn ảnh tàn tạ không nhận ra, lang thang trên phố với biểu hiện tâm thần bất thường
09:50:11 26/06/2024
Choáng váng phát hiện toàn bộ số vàng trong két sắt biến mất, gặng hỏi mãi thì chồng thẽ thọt: "Em phải tha thứ thì anh mới dám nói"
07:28:23 26/06/2024
Đám cưới đẹp như cảnh phim của tài tử có gương mặt trẻ thơ nhất Hollywood và vợ cũ Elon Musk tại làng cổ
06:44:32 26/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Lộ thời điểm An Nhiên có bầu Gôn, tiểu tam bắt đầu được tẩy trắng?
07:54:05 26/06/2024
"Đệ nhất mỹ nữ" Cảnh Điềm tự hủy hoại nhan sắc vì bơm mặt cắt mí?
08:25:53 26/06/2024
Con trai Hồ Ngọc Hà và Cường Đô la: 'Ngậm thìa vàng' từ nhỏ, trổ mã như tài tử
09:26:36 26/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vay 1 tỷ đồng bỏ túi tiêu xài, hai vợ chồng ở Phú Yên cùng vào tù

Pháp luật

11:25:47 26/06/2024
Ngày 25/6, TAND tỉnh Phú Yên đã mở phiên toà xét xử sơ thẩm đối với vợ chồng bị cáo Nguyễn Thị Mận (SN 1993) và Trịnh Chấn Bảo Khiêm (SN 1984; cùng trú 159 Lê Thánh Tôn, phường 3, TP Tuy Hòa) về tội L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản .

B.é g.ái 15 t.uổi có khối u buồng trứng ác tính, dấu hiệu nào giúp cha mẹ nhận biết?

Kiến thức giới tính

11:25:15 26/06/2024
Mặc dù thấy bụng của con to, hay kêu đau bụng nhưng do chuẩn bị thi vào 10 nên gia đình vẫn cố để con thi xong mới đưa đi khám.

Cô dâu phục dựng mẹ chồng đã mất bằng AI làm món quà cưới tặng chồng gây tranh cãi

Netizen

11:22:54 26/06/2024
Ngày 9/6, trong một đám cưới đầy xúc động, hình ảnh và lời dặn dò thân thương của người mẹ quá cố bất ngờ xuất hiện trên màn hình, khiến chú rể Trương Kiến Sơn không thể kìm nén cảm xúc và bật khóc ngay tại lễ đường.

Nỗ lực tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển

Tin nổi bật

11:21:57 26/06/2024
Báo cáo nhanh từ Văn phòng thường trực về Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định cho biết, một ngư dân địa phương bất ngờ bị mất tích khi đang hành nghề trên biển.

Loại quả giàu beta-carotene được mệnh danh là "bảo bối" làm đẹp da trong mùa hè, nấu được vô vàn món ăn ngon giúp chống nắng hiệu quả

Ẩm thực

11:14:03 26/06/2024
Với những công thức từ bí đỏ, không chỉ tiết kiệm thời gian chế biến mà chị em còn có thể tự tay chăm sóc làn da, cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết, nâng cao sức khỏe toàn diện.

Du lịch sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long hút khách dịp hè

Du lịch

11:09:04 26/06/2024
Dịp hè, các khu du lịch sinh thái (KDLST) tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách.

Ái nữ siêu giàu châu Á khoe vẻ yêu kiều tại show diễn thời trang

Phong cách sao

11:08:03 26/06/2024
Xuất thân từ gia đình trong giới siêu giàu ở Philippines, Heart Evangelista yêu thích Hermès và luôn là khách mời VIP của thương hiệu xa xỉ bậc nhất này.

HLV Shin Tae-yong bỏ tuyển Indonesia để dẫn dắt Hàn Quốc?

Sao thể thao

11:02:34 26/06/2024
Trước thông tin HLV Shin Tae-yong có thể dẫn dắt đội tuyển Hàn Quốc, đại diện Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) cho biết chưa nhận được bất cứ đề nghị nào từ phía Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc (KFA).

Cây cỏ dại được trồng vào chậu, giá hơn 100.000 đồng/cây vẫn đắt hàng

Sáng tạo

10:56:11 26/06/2024
Theo chủ cửa hàng cây cảnh, loại cây này được rất nhiều người ưa chuộng, có tháng cửa hàng bán được hơn 200 chậu.

Lịch thi đấu VCS Mùa Hè 2024 có một điểm cực kỳ bất hợp lý khiến một đội lâm nguy

Mọt game

10:41:20 26/06/2024
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Hiểm Họa Đổ Bộ, chế độ chơi mới sắp ra mắt trong tựa game Liên Minh Huyền Thoại.

Đây là cách làm trà quế giàu chất chống oxy hóa cho chàng chống già

Làm đẹp

10:41:15 26/06/2024
Trà quế không chỉ thơm ngon, ấm cúng mà còn dễ làm và chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe. Dưới đây, hãy khám phá mọi thứ bạn muốn biết (và hơn nữa) về trà quế.