Chương trình ngoại ngữ mới cần tránh ‘vết xe đổ’
Sau thất bại của Đề án “ Dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020″, chương trình ngoại ngữ mới bậc phổ thông đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Nhiều trường học ở Hà Nội thiếu giáo viên ngoại ngữ do định biên 1 chỉ tiêu
Môn tiếng Anh là ngoại ngữ 1 và là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ lớp 3 đến 12. Nội dung cốt lõi của môn học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ. Tuy nhiên, liệu chương trình có đạt được mục tiêu này hay không khi nhiều vướng mắc từ việc triển khai đề án 2020 vẫn chưa được khắc phục?
Kế thừa từ Đề án cũ
Giáo sư Nguyễn Lộc, Chủ biên Chương trình môn Ngoại ngữ mới cho biết, môn tiếng Anh mới sẽ kế thừa rất nhiều kết quả mà Đề án “Dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020″ đạt được trong suốt quá trình thí điểm thời gian vừa qua. Chương trình mới vẫn giữ số tiết/tuần theo quy định của Đề án cũ, cụ thể tiểu học là 4 tiết/tuần; 3 tiết /tuần với cấp THCS và THPT. “Chúng tôi nhấn mạnh tới tính mở của môn học này để có thể tiếp nhận được nhiều bộ sách giáo khoa tiếng Anh. Những chủ đề, chủ điểm mà chúng tôi đưa vào môn học chỉ mang tính chất gợi ý, qua đó, các tác giả viết sách giáo khoa tương lai sẽ lựa chọn và quyết định những nội dung, cách thức phù hợp nhất với môn học này”, Giáo sư Nguyễn Lộc nói.
Việc đánh giá hoạt động học của học sinh trong môn tiếng Anh dựa trên yêu cầu cần đạt đối với các kỹ năng giao tiếp ở từng cấp lớp, có tính đến những thay đổi trong mục tiêu từng cấp như cấp tiểu học ưu tiên vào nghe và nói, cấp THCS nhấn mạnh đến phối hợp giữa các kỹ năng và cấp THPT chú trọng đến cân bằng giữa 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Tuy nhiên, những người xây dựng chương trình môn học này cũng cho rằng, để môn tiếng Anh thực hiện được thì phải đảm bảo đủ số lượng giáo viên để thực hiện đủ số tiết học theo kế hoạch dạy học ở trường phổ thông. Giáo viên phải đạt những yêu cầu theo quy định và có nghiệp vụ sư phạm phù hợp với các cấp học. Cùng đó, cần đảm bảo điều kiện, môi trường học tập đa dạng, phong phú để học sinh có thể tham gia vào các hoạt động học tập, sử dụng tiếng Anh có ý nghĩa.
Vẫn thiếu giáo viên biên chế
Bà Nguyễn Thị Huệ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, với chương trình ngoại ngữ hiện hành, phần lớn các trường đều lúng túng vì chỉ có 1 biên chế giáo viên ngoại ngữ. Việc thiếu giáo viên biên chế, khó tuyển giáo viên hợp đồng để ổn định và nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ trong trường khiến vị hiệu trưởng này càng lo ngại trước thông tin về chương trình ngoại ngữ mới.
Video đang HOT
Thực tế, bài học từ Đề án “Dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020″ cần được rút kinh nghiệm triệt để khi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng phải thừa nhận đề án này không đạt mục tiêu. Đến năm 2016, Đề án tiêu tốn hơn 9.000 tỷ đồng nhưng số lượng học sinh được thụ hưởng chương trình chỉ chiếm 20% so với mục tiêu. Số giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn là hơn 30%.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ từng nhận định, chất lượng chương trình còn thấp, đặc biệt là tiếng Anh, thể hiện rõ trong kỳ thi THPT quốc gia. Tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, có trên 90% học sinh bị điểm dưới trung bình môn tiếng Anh. Tỷ lệ thí sinh đạt 2,25 điểm chiếm cao nhất. Chỉ 8,8% thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên. Ở kỳ thi THPT quốc gia 2017, phổ điểm môn tiếng Anh tuy đã nhích lên, đỉnh của đồ thị ở mốc 3,4 điểm, khoảng điểm nhiều thí sinh đạt được vẫn ở mức 2,2-5. Điểm trung bình tiếng Anh là 4,6 (cùng với Lịch sử) thấp nhất trong 9 môn thi THPT quốc gia.
Tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên không đạt chuẩn với môn tiếng Anh tại nhiều địa phương, trong đó có cả các tỉnh, thành phố lớn khiến nhiều người lo ngại chương trình ngoại ngữ mới chưa đủ điều kiện để triển khai hoặc có triển khai cũng sẽ không đạt như mục tiêu đặt ra.
Theo ANTĐ
Sự bất thường trong điểm thi đánh giá năng lực ngoại ngữ ở Trường Đại học Hà Nội
Điểm số trong kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ tại Trường Đại học Hà Nội có sự bất bình thường, chênh lệch rất lớn giữa các phần thi, liệu có tiêu cực?
Trường Đại học Hà Nội. Ảnh: thiquocgia.vn
Tòa soạn Báo đã nhận được phản ánh của bạn đọc về điểm số bất bình thường trong kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ tại Trường Đại học Hà Nội.
Theo phản ánh, trong kỳ thi ngày 29/10/2017 Trường Đại học Hà Nội đã tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ. Đến ngày 08/11/2017 nhà trường đã có thông báo kết quả điểm thi của các thí sinh.
Điều bất bình thường là trong bảng kết quả điểm số thi năng lực tiếng Anh trình độ B1 - C1 (DT 3 bậc) điểm số giữa các phần thi có sự chênh lệch nhau quá cao, điểm số phần thi nói cao vượt trội hơn so với phần thi nghe, đọc, viết.
Cụ thể, trong một vài trường hợp như thí sinh P.V.C. có phần điểm nói là 8.5, điểm viết chỉ 1.5, nghe và đọc đều được 3.0 điểm; thí sinh T.C.D phần điểm nói là 8.0, điểm viết đạt 1.5, điểm đọc đạt 3.0; thí sinh T.A.T phần điểm nói đạt 9.5, viết và nghe chỉ đạt 2.0 điểm, đọc đạt 3.0 điểm.
Những thí sinh trên đều đạt với tổng số điểm là 4.25 để đạt trình độ B1.
Điều đáng chú ý, trong số đó thí sinh N.T.N có điểm nói 8.0, phần đọc được 0 điểm.
"Thông thường một người học ngoại ngữ giỏi thì các kỹ năng phải tương đối đồng đều nhau. Nói cách khác, điểm thi giữa các kỹ năng giữa các bài thi thường không quá chênh lệch nhau.
Nếu có chăng thì kỹ năng nghe hay nói có thể do nhiều yếu tố điểm thấp hơn và các kỹ năng còn lại cao cao thì vẫn có thể hiểu được.
Tuy nhiên điểm thi mà chênh lệch quá lớn như thế này thì tôi cho rằng có vấn đề?
Chấm thi phần nói có thực sự nghiêm túc không khi kết quả một thí sinh đạt 8.0 trở lên gần tương đương trình độ C1 về kỹ năng nói.
Tức là có thể diễn đạt lưu loát, tức thì và không thể hiện rõ rệt việc phải tìm từ ngữ diễn đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn", ý kiến của bạn đọc thắc mắc.
Liên quan đến những phản ánh trên, hôm 18/01/2018, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Đình Luận, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội cho biết, việc điểm số có sự chênh lệch nhau là chuyện bình thường.
"Nhiều thí sinh nói rất lưu loát nhưng về phương diện đọc hiểu, phân tích câu cú, ngữ pháp thì lại rất kém. Do đó điểm số ở học phần của họ có sự chênh lệch nhau là chuyện bình thường.
Quyết định về việc công nhận kết quả thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của Trường Đại học Hà Nội Ảnh: Trực Ngôn
Tôi lấy ví dụ như các em trên vùng cao như tỉnh Sa Pa, nhiều em nói rất lưu loát nhưng khi đọc hay viết và phân tích ra câu cú ngữ pháp thì lại rất kém, chưa chắc họ đã làm được.
Còn về vấn đề thi cử ở nhà trường không có chuyện tiêu cực bởi các bước làm đều có quy trình, và được lực lượng chức năng giám sát,...", ông Nguyễn Đình Luận cho biết thêm.
Cũng liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo, thư ký Hội đồng thi cho biết:
Các phòng thi đều có camera giám sát có thể giám sát đến từng thí sinh một. Phần thi nói nhà trường còn đi trước yêu cầu của Bộ là 02 giáo viên hỏi một và có máy ghi âm ghi lại toàn bộ nội dung thi nói.
Một là để phục vụ phúc tra, hai là để phục vụ Thanh tra, ba là để phục vụ cho công tác kiểm tra của nhà trường khi cần phải xem lại việc đánh giá có chính xác hay không.
Có một trường hợp điểm thi nói không chính xác là trường hợp thí sinh T.A.T do có sự nhầm lẫn.
Vì đó là kết quả chưa chính thức, là bản nháp, bị nhầm cơ học do bảng điểm nói phân ra rất nhiều tiêu chí. Trong quá trình xử lý cộng dồn, cộng nhầm các tiêu chí điểm nói là 08 nhưng giám khảo ghi nhầm là 9,5.
"Vì có sự bất thường, nhà trường đã đề nghị bộ phận kỹ thuật trích xuất file âm thanh phần thi nói để kiểm tra và xác nhận, thực sự thí sinh trả lời nói tốt, nhưng nói đến bài thi thì cả 04 thí sinh này có một đặc điểm chung là đạt điểm rất thấp, có thí sinh bỏ trắng bài hoặc chỉ chép đề bài, làm sai rất nhiều.
Một bài thi trắc nghiệm có 40 câu mà thí sinh bỏ trắng hoàn toàn. Đó là trường hợp của thí sinh Đ.T.N ", ông Dũng cho biết thêm.
Theo Giaoduc.net
Cô giáo Anh văn xinh đẹp, biết 3 ngoại ngữ, 4 nhạc cụ Cô giáo dạy Anh văn Thanh Nhàn (sinh năm 1995) không chỉ có vóc dáng gợi cảm, gương mặt xinh, mà còn đa tài. Cô đang là đối tượng được nhiều dân mạng ngưỡng mộ. Cô giáo dạy Anh văn xinh đẹp được dân mạng chú ý thời gian gần đây Cô là Thanh Nhàn, sinh năm 1995 Trần Đinh Thanh Nhàn (sinh...