Chương trình mục tiêu quốc gia đã hỗ trợ hiệu quả cho giáo dục
Nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia, chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi không ngừng nâng cao trong thời gian vừa qua.
Chương trình mục tiêu quốc gia đã hỗ trợ hiệu quả cho giáo dục
Quan tâm đến học sinh miền núi
Trường PTDTNT Thái Nguyên là trường chuyên biệt cấp THPT duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, được thành lập và chính thức hoạt động từ năm học 2008-2009. Đến nay, trường đã xây dựng, phát triển được môi trường giáo dục an toàn, thân thiện; cơ sở vật chất, thiết bị, nơi ăn ở, học tập, rèn luyện, vui chơi, khuôn viên xanh, sạch, đẹp, hiện đại.
Có được những thành tích kể trên là nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện trong thời gian vừa qua. Ban Dân tộc tỉnh luôn có sự quan tâm đặc biệt dành cho nhà trường, thường xuyên đến thăm, động viên trao tặng hàng chục suất quà cho những học sinh dân tộc thiểu số hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Thầy Nguyễn Văn Trường – Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Thái Nguyên cho biết: Nhà trường luôn nhận thức toàn diện về nhiệm vụ giáo dục, đào tạo con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Thái Nguyên nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng.
Nhà trường tuyển sinh đúng đối tượng và chỉ tiêu được giao; giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; ý thức tham gia phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở vùng khó khăn sau khi tốt nghiệp.
Nhà trường tăng cường các giải pháp thực hiện chính sách chăm lo đời sống, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, giáo dục phát triển toàn diện học sinh: luôn đảm bảo thực hiện đúng, đủ, kịp thời chế độ chính sách cho học sinh theo quy định. Ngay từ đầu mỗi năm học, 100% học sinh được bố trí, sắp xếp phòng ở, nhà ăn đầy đủ, sạch, đẹp, thoáng mát, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng đảm bảo, tiện dụng; được cấp đầy đủ tư trang, sách vở, đồ dùng, dụng cụ học tập và nhận đầy đủ tiền học bổng.
Nhà trường ban hành, tổ chức thực hiện tốt quyết định chi trả tiền học bổng, hỗ trợ tiền ăn và định mức tiền ăn của học sinh, đảm bảo công khai, minh bạch, đầy đủ, kịp thời; thực đơn bữa ăn đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, an toàn, vệ sinh thực phẩm, thay đổi thường xuyên theo nguyện vọng của học sinh; công tác kiểm tra, giám sát nuôi dưỡng học sinh thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, chất lượng nuôi dưỡng học sinh đảm bảo tốt.
Nhà trường thực hiện hiệu quả giáo dục toàn diện, dạy học 2 buổi/ngày, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục địa phương, giáo dục lịch sử, truyền thống, văn hóa, đặc biệt là giáo dục giữ gìn, phát triển ngôn ngữ, văn hóa bản sắc dân tộc thiểu số. 100% học sinh được hưởng chế độ học tập, rèn luyện trong trường và chế độ học tập thực tế ngoài nhà trường tại các địa phương, vùng miền đồng bào dân tộc thiểu số và các thiết chế văn hóa các dân tộc.
Video đang HOT
100% học sinh được hưởng đầy đủ chế độ chính sách đưa về địa phương trong đợt nghỉ lễ, tết; được hưởng đầy đủ các chế độ lễ, tết; được tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo các hoạt động giáo dục và thi đua, được ghi nhận, vinh danh, khen thưởng trang trọng, kịp thời khi đạt được thành tích.
Cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên đã được cải thiện
Triển khai hiệu quả chương trình
Mặc dù Thái Nguyên được coi là trung tâm chính trị, kinh tế của vùng trung du miền núi đông bắc, là một trong những trung tâm giáo dục đào tạo lớn của cả nước, nhưng Thái Nguyên có 124 xã thuộc ba khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi I, II, III, trong đó 36 xã và 542 thôn (xóm) đặc biệt khó khăn, 66% dân số khu vực nông thôn.
Tỉnh có 28% dân số là dân tộc thiểu số, có 45 dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó 7 dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Hoa; đồng thời cũng có dân tộc thiểu số rất ít người như: Ngái, Pà Thẻn…
Vì vậy, sự phát triển kinh tế – xã hội và giữ vững quốc phòng – an ninh ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của Thái Nguyên nói riêng và khu vực Đông bắc bộ nói chung.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022, UBND tỉnh Thái Nguyên đã quyết định phân bổ vốn cho các sở, ngành, đơn vị, địa phương với tổng vốn giao trên 249,9 triệu đồng. Theo phân cấp quản lý, hiện nay UBND cấp huyện đang xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình và trình HĐND cấp huyện thông qua phương án phân bổ.
Ông Lê Kim Phúc – Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên cho biết: Sau khi Quốc hội, Chính phủ ban hành chính sách, phân bổ vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh đã khẩn trương tham mưu cho tỉnh ban hành cơ chế, chính sách của tỉnh tương đối hoàn thiện; sớm phân bổ vốn cho các sở, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện.
Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành nghị quyết về tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình giai đoạn 2021- 2025; cơ chế lồng ghép các nguồn vốn để làm cơ sở triển khai thực hiện.
Đến nay, Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh chủ động triển khai, phân bổ vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi ngay từ sớm. Cụ thể, tỉnh có 110 xã, trong đó có 14 xã và 142 xóm đặc biệt khó khăn nằm trong phạm vi đầu tư của chương trình. Trong năm 2022, tỉnh đầu tư hơn 287 tỷ đồng xây dựng hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất.
Các dự án xây dựng hạ tầng được chương trình đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều được khảo sát cụ thể, lấy ý kiến cộng đồng, chính quyền địa phương, các ngành, cơ quan có thẩm quyền thẩm tra kỹ trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư nhằm bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí.
Ông Lê Kim Phúc khẳng định, phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi là chương trình đặc biệt, đầu tư cho địa phương, đối tượng khó khăn nhất cho nên chúng tôi xác định phải tổ chức thực hiện thật hiệu quả, các địa phương và bà con cảm nhận mỗi dự án, nội dung hỗ trợ đều thiết thực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống. Do đó, quy trình, các bước phải chặt chẽ, tổ chức thực hiện phải trách nhiệm rất cao.
Rút ngắn khoảng cách trong giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tỉnh Đắk Nông xác định, chăm lo cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, rút ngắn khoảng cách chất lượng giữa các vùng, khu vực.
Nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ
Theo thống kê, toàn tỉnh Đắk Nông hiện có hơn 49.000 học sinh là người dân tộc thiểu số (DTTS), đang theo học tại các cấp học từ mầm non đến THPT. Đối với các cấp học khác nhau, học sinh là người DTTS đều được quan tâm, tạo mọi điều kiện để được học tập tốt nhất.
Điển hình như thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, nhiều trường học phải tổ chức học online. Hình thức học trực tuyến đã gây khó khăn cho các trường có nhiều học sinh DTTS, trường vùng sâu, vùng xa, khi phương tiện học tập của học sinh còn thiếu.
Hàng ngàn máy tính, điện thoại thông minh, sim 4G đã được trao tận tay học sinh trong đợt dịch Covid-19
Trước tình trạng này, ngành giáo dục Đắk Nông cùng các cấp chính quyền địa phương đã chung tay thực hiện tốt chương trình "Sóng và máy tính cho em" nhằm hỗ trợ học sinh DTTS được học online. Hàng ngàn máy tính, điện thoại thông minh, sim 4G đã được trao tận tay học sinh, giúp các em "tiếp tục lên lớp" trong điều kiện vừa phòng chống dịch, vừa dạy học.
Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025" được ngành giáo dục triển khai mạnh mẽ.
Đến nay, 100% các trường mầm non, tiểu học có học sinh DTTS thực hiện tăng cường chuẩn bị tiếng Việt, bảo đảm trẻ nói thành thạo, giao tiếp được bằng Tiếng Việt, nói đủ câu, diễn đạt đủ ý và nghe, hiểu, viết tốt, phù hợp với mức độ phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi.
Chất lượng giáo dục mầm non của các xã vùng DTTS được nâng lên và có nhiều chuyển biến tích cực. 100% trẻ 5 tuổi được ăn bán trú ở trường và được học 2 buổi/ngày theo chương trình giáo dục mầm non. Cuối năm học, hầu hết số trẻ 5 tuổi DTTS đều có khả năng sử dụng Tiếng Việt lưu loát, rõ ràng hơn so với đầu năm.
Chất lượng giáo dục tiểu học đối với học sinh DTTS ngày càng được nâng lên. Các trường vùng sâu duy trì được sĩ số học sinh, tỷ lệ bỏ học giảm dần qua từng năm.
Bên cạnh việc bảo đảm dạy, học hệ thống trường, lớp học ở các vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS cũng được chú trọng đầu tư, xây dựng. Đến nay, toàn tỉnh Đắk Nông có 7 trường phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT cấp huyện và 1 trường THPT dân tộc nội trú cấp tỉnh, với trên 64 lớp và trên 1.830 học sinh DTTS.
Đến cuối năm học 2021-2022, số học sinh DTTS được học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú chiếm khoảng 10% so với học sinh DTTS cấp THCS và THPT của toàn tỉnh Đắk Nông.
Chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao
Chung tay chăm lo học sinh Dân tộc thiểu số
Ngoài tạo điều kiện cơ sở vật chất, đổi mới chương trình, hỗ trợ Tiếng Việt, ngành giáo dục Đắk Nông chú trọng thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chế độ, chính sách cho học sinh DTTS, với việc hàng năm cấp phát đầy đủ sách giáo khoa, vở viết, hỗ trợ tiền ăn...
Nhờ quan tâm hỗ trợ tích cực về mọi mặt nên chất lượng giáo dục học sinh DTTS ngày càng chuyển biến.
Kết quả học tập của học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú xếp loại trung bình trở lên ngang bằng với tỷ lệ mặt bằng chung của tỉnh. Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú có 16,72% học sinh cấp tiểu học đạt kết quả học tập được khen thưởng trở lên; cấp THCS có 29,42% học sinh đạt khá, giỏi; cấp THPT có trên 57% học sinh đạt khá, giỏi.
Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông, nâng cao chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Thời gian tới, cùng với tập trung đổi mới phương pháp dạy học, toàn ngành tiếp tục thực hiện tốt các chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của tỉnh.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Nông cũng cho rằng, do điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn nên cần có sự chung tay của các nhà hảo tâm, toàn xã hội hỗ trợ học sinh DTTS có hoàn cảnh khó khăn sẽ được chú trọng, bảo đảm không học sinh nào bị bỏ lại phía sau.
Cần mở rộng trường lớp, xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Ngày 24/11, Đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do bà Trần Thị Hoa Ry - Phó Chủ tịch Hội đồng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Bạc Liêu về tình hình triển khai, kết quả thực hiện một số chính sách giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân...