Chương trình mới Tiếng Việt lớp 1 nặng, tranh cãi có nên dạy chữ trước cho trẻ?
Khối lượng kiến thức rất nặng, trong khi thời gian học lại quá ít thì làm sao trẻ có thể đọc thông viết thạo thần tốc theo chương trình được?
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội đã có báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông – Giai đoạn 2015-2020 gửi Quốc hội.
Đáng chú ý, báo cáo đề cập: “Qua theo dõi việc triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1 đầu năm học 2020-2021 (tháng 9-10/2020), do thay đổi về phương thức giảng dạy, nhiều ý kiến của phụ huynh, cử tri, dư luận phản ánh chương trình còn nặng, đặc biệt môn Tiếng Việt “nặng và khó hơn” so với chương trình cũ;
Yêu cầu phải học thuộc chữ và vần trong thời gian ngắn, gây áp lực cho giáo viên và học sinh”.
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Cùng với đó, nhiều ý kiến giáo viên, phụ huynh đang có con học lớp 1 năm nay dễ dàng nhận ra tiến độ học tiếng Việt và các môn khác khá nhanh. Nhiều phụ huynh chia sẻ, nếu trẻ không được học chữ trước thì quả là khá vất vả để theo kịp tiến độ môn tiếng Việt.
Câu chuyện về việc có nên dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1 lạ tiếp tục có những ý kiến trái chiều nhau.
Chị Thu Xuân – phụ huynh một bé sinh năm 2015 (năm tới sẽ vào lớp 1) thắc mắc, như đa số phụ huynh đang có con học lớp 1 năm nay mà chị quen đều nói, nếu không học chữ trước khi vào lớp một thì trẻ khá vất vả đề theo kịp. Bởi khối lượng kiến thức trong một bài của học sinh lớp 1. Một ngày học bốn vần, cùng với đó là 4 đến 5 câu dài như bài tập đọc. Trong khi chỉ hai tháng thì làm sao học sinh đọc thông viết thạo được thần tốc như vậy?
Video đang HOT
Tuy nhiên , theo chị Thu Minh (Cầu Giấy, Hà Nội) không ủng hộ việc dạy chữ cho học sinh trước khi bước vào lớp 1. Bởi chị cũng có thời gian được sống ở một số nước phát triển, ở lứa tuổi mầm non, trẻ ở các nước này đều không dạy chữ, cũng chả có luyện chữ đẹp gì hết.
“Đã dạy học sinh biết mặt chữ rồi, khi vào học các em sẽ không còn thấy hay nữa. Hơn nữa trong lớp học có em đã được học chữ trước, có em thì chưa được học thì sẽ có sự chênh lệch. Hãy để cho trẻ mầm non được sống đúng tuổi các em”, chị Thu chia sẻ. Vì thế, dù sang năm con chị sẽ vào lớp 1 nhưng chị nhất quyết không có ý định cho con đi học chữ trước.
Bằng kinh nghiệm bản thân, chị Lương Yến có 2 con từng theo học ở một trường tư thục ở khu vực Mỹ Đình (Hà Nội) chia sẻ:
“Hai bé nhà mình không bé nào học chữ hay số trước khi vào lớp 1. Bé thứ nhất có được học một chút ở mầm non, sau hè quên sạch nên vào lớp 1 coi như học lại từ đầu. Cô giáo chủ nhiệm chê con viết xấu nhưng mình bỏ ngoài tai, cô bảo các con là đi học thêm mình cũng kệ. Ở nhà bày trò dạy con ghép vần, tà tà học số. Hết học kỳ 1 con theo kịp các bạn, có phần còn trội hơn.
Bé thứ hai cũng thế, bắt đầu bằng nhận biết chữ cái, cách phát âm mấy chữ cái đó, nhận biết mặt số và ghép với số lượng đồ vật quanh nhà. Lúc này bạn ấy còn phải học tiếng Anh từ đầu cơ vì cả nhà đã ra nước ngoài. Sau 6 tháng bạn ấy nói sõi tiếng Anh, biết đọc, viết đơn giản (chữ như gà bới tới tận giờ), toán học đủ 4 phép tính trong phạm vi 20. Tóm lại chả kém con nhà bác nào.
Từ quan sát của tôi thì vấn đề không nằm ở chỗ dạy đọc viết trước mà ở chỗ có dạy theo tốc độ của trẻ hay không. Cùng là nội dung đó, ban giám hiệu đừng ép giáo viên là đến tuần này tuần kia là phải xong, giáo viên cũng đừng ép các con phải đạt trình độ như nhau. Miễn sao tới cuối lớp 1, các con đạt yêu cầu tối thiểu, bạn nào khá hơn bật xa hơn thì càng tốt”.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thị Huế, giáo viên Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội đồng tình với quan điểm không cần thiết phải cho trẻ mầm non học chữ trước khi vào lớp 1: “Theo tôi cứ bám sát vào mục tiêu xuyên suốt của cả năm lớp 1 là giúp trẻ đọc thông viết thạo, không cần phải cho trẻ học chữ trước làm gì cả.
Có thể lúc đầu sẽ vất vả cho cả cô và trò nhưng cứ bám sát vào mục tiêu của cả năm lớp 1 rồi dần dần sẽ ổn. Trước đây tôi dạy những học sinh chưa biết mặt chữ khi mới vào lớp 1, bố mẹ cũng không cho học chữ trước, đến cuối năm lớp 1 tất cả các em đều hoàn thành mục tiêu là đọc thông viết thạo. Thế nên tôi thấy việc cho trẻ học chữ trước là không cần thiết”.
Đưa phương ngữ vào SGK tiếng Việt lớp 1 là cần thiết nhưng ở mức độ phù hợp khả năng tiếp nhận của học sinh
Sáng 11-11, hơn 500 cán bộ quản lý, giáo viên đến từ 113 trường THPT trên địa bàn TPHCM cùng đại diện phòng GD-ĐT 24 quận, huyện đã tham dự Hội thảo khoa học "Người giáo viên phổ thông với sứ mệnh làm tiếng Việt trong sáng hơn".
Hội thảo do Trường Đại học Sư phạm TPHCM phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM) và Hệ thống Trường EMASI Việt Nam tổ chức.
TS. Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, Chủ tịch hội đồng sáng lập kiêm Tổng Hiệu trưởng Hệ thống Trường EMASI phát biểu tại hội thảo
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, TS. Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, Chủ tịch hội đồng sáng lập kiêm Tổng Hiệu trưởng Hệ thống Trường EMASI cho biết, trong nhà trường phổ thông, môn tiếng Việt giữ vai trò rất quan trọng nhưng lại chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng đối phó trong thi cử.
Cụ thể, ở bậc tiểu học, giáo dục tiểu học những năm gần đây đã có bước phát triển to lớn, học sinh ngày càng thông minh và tiến bộ, biết nhiều thứ tiếng, sử dụng tốt công nghệ thông tin nhưng vẫn còn một bộ phận học sinh đọc không rõ, viết không đúng, không thích đọc sách, thiếu khả năng tiếp nhận và trình bày, diễn đạt.
Tương tự, ở bậc THCS và THPT, học sinh ngày càng năng động, nhạy bén, sử dụng tốt hai kỹ năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin nhưng tiếng Việt vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa được cải thiện, chủ yếu về khả năng đọc, viết, cảm thụ và diễn đạt.
Trước thực trạng đó, TS. Huỳnh Công Minh cho rằng, giáo viên phổ thông cần thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc giúp học sinh đạt được những yêu cầu cơ bản ngay từ trên ghế nhà trường là "phát âm chuẩn, viết đúng, nói đủ câu, nghe đủ ý, đọc cảm thụ, diễn đạt đúng câu từ và rõ ý".
Đây là những tiền đề quan trọng làm cơ sở vững chắc cho mục tiêu phát triển và làm trong sáng hơn tiếng Việt, qua đó phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Cũng tại hội thảo, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình môn tiếng Việt và Ngữ văn quốc gia năm 2018 bày tỏ, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiếng Việt đang đứng trước nguy cơ mất trong sáng. Trong đó, hàng loạt lỗi viết sai chính tả, nói sai cấu trúc, ngữ nghĩa xuất hiện nhiều trên các kênh thông tin đại chúng chứ không riêng gì trong trường phổ thông.
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình môn tiếng Việt và Ngữ văn quốc gia năm 2018 phát biểu tại hội thảo
Trong đó, những bất cập về ngôn ngữ ảnh hưởng cả nhân cách, đạo đức, tư tưởng, tình cảm và lối sống của học sinh. Sự xuống cấp của tiếng Việt không chỉ làm ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, trao đổi thông tin mà còn tác động đến đạo đức và lối sống của một bộ phận giới trẻ.
Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, hiện nay Việt Nam chưa có luật chính tả (như một số nước trên thế giới). Quy định viết chữ cái in hoa hay phiên âm tiếng nước ngoài chỉ dừng lại ở một văn bản quy định do Bộ GD-ĐT ban hành, áp dụng trong nhà trường phổ thông chứ chưa có bất kỳ hành lang pháp lý nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Trước câu hỏi của nhiều giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về những sai sót trong sách giáo khoa lớp 1, bộ sách "Cánh diều" gần đây đang gây bức xúc dư luận, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống bày tỏ, quá trình biên soạn và phát hành một bộ sách khó tránh việc bị mắc lỗi, đặc biệt đối với các môn xã hội do dặc trưng môn học rất nhạy cảm, nội dung giáo dục gắn với đạo đức, tư tưởng chính trị, xã hội. Cùng một vấn đề, một văn bản nhưng sẽ có người nói nên, người nói không nên.
"Tôi không bảo vệ cái sai, nếu sai cần sửa chữa, phê phán nhưng ở đây tôi muốn nói tính đặc trưng của môn tiếng Việt. Một bộ sách khi được phát hành ra thị trường sẽ có hàng ngàn con mắt nhìn vào, mổ xẻ, rà soát là điều cần thiết để tác giả rút kinh nghiệm và cẩn thận hơn. Đặc biệt, với các đầu sách đưa vào giảng dạy trong nhà trường càng cần được kiểm soát chặt chẽ hơn", PGS.TS Đỗ Ngọc Thống nêu quan điểm.
Tuy nhiên, đơn cử như trường hợp vì mục tiêu phòng tránh bạo lực trong giáo dục học sinh, có hội đồng thẩm định sách giáo khoa đã yêu cầu các tác giả thay thế toàn bộ chữ "đánh" trong nội dung các bài viết. Vấn đề này cần được đánh giá toàn diện từ nhiều phía.
Một vấn đề đang gây tranh cãi khác là có nên sử dụng phương ngữ trong ngữ liệu sách giáo khoa, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho rằng điều này là cần thiết, vấn đề là dạy khi nào và dạy như thế nào cho học sinh mà thôi.
Vị này cho ví dụ, có những phương ngữ phổ biến đến mức gần như trở thành phổ thông như các tên gọi má, ba (phương ngữ Nam Bộ). Nhà giáo này cũng cho biết thêm, trường phổ thông dạy phương ngữ để học sinh có cơ hội làm giàu hơn vốn ngôn ngữ của mình, đáp ứng mục tiêu tìm hiểu tính phong phú của tiếng Việt, chưa kể từ phương ngữ sẽ giúp các em có thêm kiến thức về văn hóa.
Tuy nhiên, việc đưa phương ngữ vào giảng dạy cần phụ thuộc lứa tuổi học sinh. Ở các lớp học sinh nhỏ tuổi cần hạn chế phương ngữ mang tính vùng, miền nhỏ hẹp, chỉ nên đưa phương ngữ có tính chất phổ biến, dần dần khi các em lên các bậc học cao hơn mới đưa thêm phương ngữ vào.
Một điểm khác cần lưu ý là hiện nay, trong hầu hết các tác phẩm văn học của các nhà văn nổi tiếng đều có phương ngữ trong nội dung. Giáo viên cần giải thích nghĩa cho học sinh hiểu nhưng dạy đến mức độ nào để phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh.
Việc thực nghiệm SGK chưa được lấy ý kiến phản hồi rộng rãi Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT) giai đoạn 2015-2020, đặc biệt đối với việc triển khai SGK lớp 1 năm học 2020-2021 vừa qua, gây nhiều bức xúc trong dư luận. Diễn đàn Quốc hội cũng rất nóng về vấn đề này. Ủy ban...