Chương trình mới sẽ khiến trẻ em phải đi học thêm từ 4-5 tuổi
Những yêu cầu về kiến thức của chương trình mới đối với học sinh lớp 1 như thế chỉ phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh khối lớp 2.
Nếu áp dụng chương trình mới này thì học sinh sẽ buộc phải đi học thêm. (Hình biếm họa về dạy thêm học thêm của Satế)
LTS: Đánh giá về dự thảo chương trình mới, cô giáo Phan Tuyết cho rằng chương trình đang đặt yêu cầu quá cao đối với học sinh lớp 1.
Nếu áp dụng chương trình này, cô Tuyết bày tỏ lo lắng học sinh sẽ buộc phải đi học thêm để có thể theo kịp các tiêu chuẩn đề ra.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Học sinh bước vào lớp 1 ở độ tuổi lên 6, trong số đó có không ít em sinh cuối tháng 12, nếu tính tháng những học sinh này chỉ mới 5 tuổi.
Độ tuổi này chủ yếu đang vui chơi, ca hát. Thế nhưng vào lớp 1, ngay từ đầu năm, các em đã phải vùi đầu vào học đủ các môn học như các anh chị khối 3, 4.
Khá nhiều giáo viên dạy lớp 1 than rằng, mỗi ngày buộc các em học một âm vần, vừa đọc thuộc vừa viết vài trang vở là quá sức.
Âm vần mỗi ngày một khó, thế nên có em chưa kịp nhớ âm cũ đã phải nhồi thêm âm vần mới nên nhớ quên lẫn lộn. Nhiều học sinh học trước quên sau vì lẽ đó.
Chương trình hiện hành đối với học sinh lớp 1 đã là quá tải, là vượt sức đối với các em.
Nhưng nếu xem chương trình môn học vừa mới công bố, nhiều thầy cô tiểu học không khỏi giật mình vì mức độ yêu cầu chuẩn kiến thức đạt được cho học sinh lớp 1 còn nặng hơn chương trình hiện hành rất nhiều.
Hình như các nhà biên soạn chương trình đã lấy chuẩn kiến thức của học sinh lớp 2 ở chương trình hiện hành lắp vào cho học sinh lớp 1 trong chương trình mới để thấy được cái “đổi mới” hay sao?
Đơn cử, trong chương trình hiện hành, chuẩn kiến thức kĩ năng của học sinh lớp 1 chỉ yêu cầu tốc độ đọc của các em 30 tiếng/phút.
Trong khi chương trình mới lại yêu cầu học sinh lớp 1 “Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc: 40 – 50 tiếng/phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ”.
Thực tế thì những học sinh đạt tốc độ đạt chuẩn theo quy định 30 tiếng/phút vẫn thể hiện đọc ngắc ngứ, ê a, chưa thật sự trôi chảy.
Video đang HOT
Nay quy định học sinh lớp 1 phải đạt tốc độ đọc 40 – 50 tiếng/phút phải chăng là quá cao?
Theo một khảo sát trong Luận án Tiến sĩ của nghiên cứu sinh Bùi Thế Hợp, tốc độ đọc trung bình của nhóm học sinh lớp 1 phát triển bình thường là 32,5 tiếng/phút.
Trong thống kê trên nhóm đối tượng học sinh lớp 1 ở Thành phố Hồ Chí Minh (nghiên cứu của Nguyễn Thị Ly Kha và Phạm Thị Lê) vào tuần thứ 5, 6 của học kì I thì tốc độ trung bình của học sinh đạt 36.67 tiếng/phút.
Nhưng nếu khảo sát học sinh vùng nông thôn thì chắc chắn tốc độ đọc của các em còn thấp hơn nhiều.
Ở phần viết, với học sinh lớp 1 mà đã yêu cầu các em biết viết “Quy tắc viết chữ cái đầu câu, viết tên riêng người Việt”.
Biết “Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu. Nhờ sự gợi ý, hỗ trợ, hiểu được ý nghĩa hay bài học được rút ra từ văn bản, thể hiện qua khả năng trả lời câu hỏi.
Chẳng hạn: “Em học được điều gì tốt ở nhân vật trong truyện?”, “Câu chuyện/bài thơ khuyên chúng ta điều gì?”.
Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 30 trang/năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh họa.
Nhờ sự gợi ý, hỗ trợ, hiểu được đề tài hay thông tin chính của văn bản, thể hiện qua khả năng trả lời câu hỏi, chẳng hạn: “Văn bản này viết về điều gì?”.
Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 30 trang/năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh họa.
Đọc mở rộng văn bản thông tin với dung lượng khoảng 20 trang/năm, mỗi trang khoảng 90 chữ, có hình ảnh.
Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 35 chữ theo các hình thức nhìn – viết (tập chép), nghe – viết, tốc độ viết khoảng 30 – 35 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi”.
Những yêu cầu về kiến thức của chương trình mới như thế chỉ phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh khối lớp 2.
Để theo kịp chương trình mới, học sinh phải học thêm từ 4-5 tuổi
Với chương trình cũ (đã nặng) nhưng vẫn được đánh giá nhẹ hơn chương trình mới về kiến thức, kĩ năng.
Thế mà, học sinh lớp 1 hiện nay đã phải đi học thêm chữ từ 5 tuổi.
Nhiều phụ huynh than rằng phải cho con đi học trước vì không thể theo nổi chương trình lớp 1 hiện hành.
Nhìn những cô cậu học trò bé tí đang tuổi hát ca bỗng phải chạy xô đến lớp học thêm sau thời gian đi mẫu giáo để chuẩn bị cho năm học mới ai thấy cũng nghẹn lòng.
Có phụ huynh đã nhất quyết không cho con đi học trước nhưng chỉ vài tuần sau đã than rằng mình sai lầm nên đã biến con thành “con vịt lạc đàn” trong lớp.
Một số giáo viên lớp 1 chương trình hiện hành cho biết: “Cuối năm học, học sinh lớp 1 mới chỉ đủ trình độ nhìn văn bản chép (tập chép). Nếu đọc viết chỉ khoảng 2/3 học sinh trên lớp đáp ứng được”.
Nay kiến thức mới dự kiến được nâng cao nhiều hơn “nghe – viết, tốc độ viết khoảng 30 – 35 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi” thì học sinh chuẩn bị vào lớp 1 càng phải học thêm tăng tốc là điều không tránh khỏi.
Lâu nay người ta cứ than chương trình nặng và khó, là quá tải với độ tuổi của các em.
Đã có khá nhiều chỉ đạo giảm tải để học sinh học vừa sức. Nhưng không hiểu sao thay đổi chương trình những nhà biên soạn chương trình lại không lưu ý điều này?
Mỗi lần thay sách là một lần yêu cầu kiến thức với các em cao hơn một bậc.
Điều này để chứng minh rằng đây là sự đổi mới hay thực sự trình độ năng lực của học sinh chúng ta đã giỏi đến mức như vậy?
Học sinh học xong lớp 1 biết cầm sách đọc chữ đã đạt yêu cầu rồi. Việc đọc sẽ được nâng lên trong quá trình các em học và rèn luyện ở lớp trên.
Đừng vì hai tiếng “đổi mới” mà buộc những đứa bé còn thơm mùi sữa phải vùi đầu học miệt mài suốt đêm ngày vẫn chưa xong.
Theo Giaoduc.net
Thừa hơn 40.000 GV chương trình mới: Lo nhất là những giáo viên ì
Theo tính toán của Bộ GD&ĐT, chương trình mới nếu áp dụng sẽ có nguy cơ dôi dư khoảng hơn 40.000 giáo viên ở cấp học THCS và THPT. Không ít thầy cô giáo cho rằng, đây không đơn thuần là nỗi lo thất nghiệp.
Đáp ứng nhu cầu đổi mới là thách thức không nhỏ của hàng chục ngàn giáo viên cả nước. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn
Sức ì lớn thì khó thay đổi
Nhiều năm là giáo viên bộ môn Công nghệ, cô giáo Phùng Thị Hà (trường THPT Yên Lãng, Hà Nội) cho biết thời gian qua cô cùng đồng nghiệp có nghe nhiều thông tin về nguy cơ thừa giáo viên, nếu chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng. Nhiều bạn bè của cô dạy học ở các tỉnh lân cận Hà Nội cũng bàn với nhau về những quyết sách sắp tới của tỉnh liên quan đến tinh giản, thuyên chuyển công tác.
Gắn bó và tâm huyết với nghề, cô Hà cho rằng không hẳn là bản thân cảm thấy lo lắng với việc mình sẽ có nguy cơ thất nghiệp, bị "ra rìa" khi chương trình mới được áp dụng. Theo cô, nếu không đổi mới mà vẫn tiếp tục dạy học theo kiểu không gắn liền với thực tiễn, nặng về lý thuyết như hiện tại thì chất lượng học tập và đào tạo khó được cải thiện.
"Cá nhân tôi cho rằng, dạy học cần gắn với thực tiễn ở tất cả các môn, tất cả nhằm hướng học sinh tới tình yêu quê hương đất nước, nhân cách sống, cải tạo cuộc sống, áp dụng khoa học kỹ thuật để cuộc sống tốt hơn lên... chứ học những điều xa vời thì thật sự rất phí. Chính vì vậy, giáo viên phải là người cần thay đổi trước tiên!"- cô Hà cho hay.
Nhìn nhận của nữ giáo viên cho thấy, nếu chương trình mới được áp dụng, thầy cô giáo sẽ đối mặt với nhiều thách thức mới về thay đổi phương pháp dạy học, kỹ năng lựa chọn dữ liệu mở cho chương trình học. Thay vì lo lắng và cảm thấy trở ngại, bản thân những giáo viên đang có sức ì lớn hiện nay cần phải thay đổi.
"Khi đã có kiến thức cơ bản thì giáo viên sẽ phải linh hoạt tùy vào học trò ở vùng miền để có cách điều tiết chương trình dạy học phù hợp với vùng miền, với thực tế diễn ra ở nơi dạy học. Giáo viên cần được tập huấn một cách thực chất, nghĩa là người tập huấn phải hết mình và người được tập huấn cũng phải toàn tâm toàn ý với việc bồi dưỡng. Thầy cô có sức ì lớn quá, sẽ rất khó thành công!".
Đồng tình với điều này, PGS.TS Đặng Thị Oanh - giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, giáo viên lo lắng thất nghiệp trước nguy cơ dư thừa người dạy là có cơ sở. Nhưng bà tin tưởng rằng, luôn có cách để giải quyết tốt mối lo lắng này.
"Điều này phụ thuộc lớn ở sự nỗ lực của giáo viên. Trước đây, sinh viên đào tạo hệ cao đẳng sư phạm đã được học theo hướng tích hợp các môn (hóa - sinh, hóa - địa, lý - hóa...) nên để hoàn thiện phân môn còn lại của bộ môn Khoa học tự nhiên thì thầy cô cần bổ sung một khóa học tín chỉ để có thể vững vàng đứng môn ấy. Có thể trong môn học này sẽ có 2 giáo viên cùng giảng, hoặc chỉ có thể có 1 giáo viên thôi. Tôi tin thầy cô hoàn toàn làm được nếu được bồi dưỡng tập huấn đầy đủ và thầy cô sẵn sàng cho điều này!" - bà nhấn mạnh.
Những tính toán vĩ mô
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, số giáo viên thừa của các cấp học là 40.264 người. Bộ GD&ĐT khuyến cáo các địa phương trong thời gian tới cần tính toán để cân đối giáo viên ở bậc học này, thậm chí có thể dừng tuyển mới.
Về điều này, theo Cục Nhà giáo, Bộ GD&ĐT, sẽ có 2 hình thức bồi dưỡng giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới là đại trà và cốt cán. Theo đó, việc bồi dưỡng giáo viên cốt cán sẽ thực hiện theo hình thức tập trung trong 8 ngày.
Mỗi tỉnh, thành phố chọn ra 2 giáo viên mỗi môn để tham gia khoá học. Sau đó, đội ngũ này sẽ cùng thực hiện việc bồi dưỡng đại trà cho phần lớn giáo viên còn lại.
Khác với hiện nay mỗi giáo viên chỉ dạy một hoặc một số ít khối lớp trong suốt thời gian công tác, giáo viên cốt cán của chương trình mới sẽ dạy học sinh từ lớp 1 đến 5.
Từ năm 2019, việc bồi dưỡng giáo viên đại trà sẽ được triển khai cho lớp 1, năm 2020 là lớp 2 và 6; lần lượt như thế đến năm 2023 là hai lớp cuối 5, 12.
Đối với giáo viên dạy môn tích hợp, từ năm 2018, Bộ sẽ tổ chức bồi dưỡng để có thể dạy phủ sang môn khác chuyên môn đào tạo ở đại học. Mỗi thầy cô sẽ phải học thêm 20 tín chỉ (15 tiết/tín chỉ) cho môn không phải chuyên môn. Ví dụ giáo viên Địa lý học thêm 20 tín chỉ môn Lịch sử và ngược lại.
Theo PNVN
Khánh Hòa: Mâu thuẫn vụ thầy giáo lộ đề thi học kỳ cho trò học thêm Theo lãnh đạo trường THPT Đại Việt, việc lộ đề thi là do ông Tồn vô tình để đề trên bàn, học sinh đó thấy và đã chụp hình đăng lên mạng. Học sinh ở Nha Trang sau khi kiểm tra một môn học kỳ 1. Ảnh: TNO Xung quanh thông tin thầy giáo tiết lộ đề thi cho học sinh, ngày 25/1,...