Chương trình mới có lấy lại vị thế môn Sử?
Theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, ở Tiểu học sẽ không còn riêng môn Lịch sử mà được tích hợp sâu với môn Địa lý thành môn Lịch sử và Địa lý. Các cấp học khác cũng có tích hợp nội môn.
ảnh minh họa
Bộ GD-ĐT đang thực hiện các công đoạn cuối cùng chương trình các môn học và hoạt động giáo dục để trưng cầu ý kiến xã hội 60 ngày trước khi hoàn thiện, đưa lên các hội đồng thẩm định chương trình xem xét, phê duyệt. Một trong những môn học có sự thay đổi và sự tích hợp là môn Lịch sử.
Theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, thành viên nhóm biên soạn Chương trình SGK mới trao đổi thông tin liên quan.
Tiểu học sẽ tích hợp, viết sử theo kể chuyện
Điểm mới nhất của môn Lịch sử theo CT-SGK mới sẽ như thế nào ở bậc phổ thông, thưa ông?
- Việc tích hợp trong SGK Lịch sử từ trước đến nay đã có nhưng mức độ rất vừa phải. Riêng phần tích hợp nội môn chưa làm được. Do đó, nhóm biên soạn Chương trình SGK mới đề xuất, cần tăng cường tích hợp trong giảng dạy vì đây là xu thế chung của thế giới, cũng như thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về tích hợp sâu và phân hóa dần ở các lớp trên. Cụ thể, ở chương trình và SGK hiện hành, môn Lịch sử được viết riêng lịch sử thế giới, đến lịch sử Việt Nam. Còn trong chương trình môn Lịch sử mới, nhóm đã dự thảo chuyển theo mô hình: thế giới – khu vực – Việt Nam – địa phương.
Trong đó, lấy lịch sử Việt Nam làm trọng tâm, chiếm 60% thời lượng của chương trình. Phần lịch sử địa phương sẽ do địa phương chủ động thiết kế theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT trong phạm vi cho phép. Trong quá trình tích hợp, sẽ rất chú ý thể hiện rõ mối quan hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Sau này trong SGK, nhất là sách giáo viên, sẽ chú trọng yêu cầu giáo viên phân tích cho học sinh thấy mối quan hệ và sự tác động giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Ví dụ cuộc cách mạng tháng 10 Nga, sự ra đời của quốc tế cộng sản, chiến tranh thế giới thứ 2, công cuộc cải tổ ở Liên Xô… Tất cả sự kiện này đã ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào và ngược lại.
Cụ thể, ở cấp Tiểu học sẽ thực hiện tích hợp xuyên môn, không còn riêng môn như truyền thống nữa. Hiện môn Lịch sử đang học theo kiểu thông sử, từ cổ đại đến hiện đại nhưng trong thời gian tới tích hợp sâu hơn và dự kiến sẽ tích hợp giữa Lịch sử và Địa lý nhưng vẫn có sắc thái riêng của cả hai môn. Chương trình môn Lịch sử và Địa lý mới bắt đầu từ lớp 4 và kết thúc ở lớp 5 với việc tìm hiểu các nước láng giềng, khu vực Đông Nam Á và thế giới. Đây là điểm mới mà SGK hiện hành chưa có.
Cách viết dự kiến sẽ có sự kết hợp giữa kể chuyện và các chủ đề Lịch sử, Địa lý. Nội dung chủ yếu liên quan đến đất nước và con người Việt Nam, trong đó có kiến thức chung cả hai môn. Ví dụ: Chủ đề “Giới thiệu về nhà nước Văn Lang – Âu Lạc” sẽ nói đến sự thành lập, quá trình xây dựng và bảo vệ nhà nước qua một số câu chuyện Lạc Long Quân – Âu Cơ; Mỵ Châu – Trọng Thủy…
Ở cấp THCS, học sinh phải học những thứ truyền thống và chuyên sâu theo thông sử. Nhưng dự kiến cũng sẽ tích hợp giữa Lịch sử và Địa lý trong nội dung cụ thể của chương và theo các chủ đề chung. Chẳng hạn chủ đề biển đảo, chủ đề đô thị, văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long… Dự kiến trong chương trình Lịch sử và Địa lý ở THCS, sẽ dành cho các chủ đề chung từ 10 – 15% thời lượng. Tương tự như vậy, việc tích hợp đa môn hoặc liên môn không chỉ riêng Lịch sử và Địa lý mà còn cả kiến thức của các môn khác.
Video đang HOT
Theo đó, định hướng trong chương trình SGK mới sẽ tăng cường tích hợp đa môn, sử dụng nhiều hơn kiến thức các môn học khác trong các chương bài để làm cho lịch sử phong phú, hấp dẫn và giúp học sinh hiểu biết rộng hơn. Chẳng hạn kết nối Lịch sử với Địa lý, với Văn học, với khoa học kĩ thuật… Thí dụ học về thời nguyên thủy chẳng hạn, sẽ kết hợp với kiến thức sinh học như sự phát triển của bộ não, sự tiến hóa từ 4 chân đến hai chân… Hoặc sử dụng kiến thức Toán học chẳng hạn, có số La Mã, số Ả Rập hoặc môn Vật lý là các phát minh về máy hơi nước, về động cơ…
Cấp THPT là giai đoạn định hướng nghề nên được dạy theo chủ đề/chuyên đề có tính nâng cao. Việc tích hợp nội môn theo mô hình thế giới – khu vực – Việt Nam – địa phương ở cả 3 cấp là điểm mới nhất. Điều khó khăn mà nhóm biên soạn dự đoán khi tích hợp Lịch sử thế giới với Lịch sử Việt Nam, học sinh sẽ khó hệ thống kiến thức xuyên suốt theo tiến trình phát triển của Lịch sử. Để khắc phục, trong SGK mỗi lớp sẽ có bài khái quát về lịch sử thế giới ở cuối khóa trình.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, cần hướng học sinh tới lòng tự hào, tự tôn dân tộc
Điều quan trọng nhất là làm sao để các em yêu thích môn Lịch sử. Vậy giáo viên dạy Sử cần phải có phương pháp dạy như thế nào để tạo được hứng thú cho học sinh?
- Hiện nay chúng ta đang theo định hướng giảm truyền thụ kiến thức cơ bản sang định hướng phát triển năng lực, và cũng có nhiều phương pháp mới đang được vận dụng. Trước đây có phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh, thì hiện nay cũng vẫn nên tiếp tục.
Đồng thời những phương pháp dạy học theo di sản, văn hóa ứng xử… là phương pháp dạy tốt, cũng cần động viên giáo viên rèn luyện đổi mới, làm thế nào để thực hiện được mục tiêu giáo dục phẩm chất, năng lực. Tất nhiên ngoài những hoạt động chính khóa trên lớp, ngoài đổi mới phương pháp thì các thầy cô cần phải làm tốt giờ dạy trong mỗi buổi ngoại khóa, cũng như trong các hoạt động ngoại khóa.
Các thầy cô phải thực hiện hết sức tích cực, có thể là tổ chức học sinh học tập ở bảo tàng, học tập ở di sản, học tập bằng tham quan hoặc có thể có những buổi với phương pháp học tập mới, chia thành nhóm nhỏ để thảo luận, giao cho các em tổ chức, thầy giáo đứng vai trò tổ chức các hoạt động để phát huy tính tích cực của học sinh… Đổi mới phương pháp như vậy tôi nghĩ sẽ giúp ích cho học sinh. Tất nhiên, bên cạnh đó cũng phải có những chương trình hay, nhiều sách, thậm chí có những bộ phim lịch sử hay. Chúng ta phải phấn đấu làm được cái này.
Hiện nay chúng ta đã có những bộ phim nhưng quá lâu rồi, sắp tới rất nên có nhiều bộ phim. Hiện, trên Đài Truyền hình Việt Nam có chương trình Hào khí ngàn năm nhưng phim này ngắn và muộn quá. Việc đẩy mạnh hoạt động giáo dục lịch sử kèm theo đổi mới phương pháp một cách căn bản, theo quan điểm của tôi, sẽ giúp cho học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn. Khi có nhiều em yêu thích môn Lịch sử thì sẽ có nhiều em đoạt giải thưởng trong các cuộc thi Lịch sử và nhiều em đi vào nghề bằng môn Lịch sử này.
Hiện vấn đề tồn tại của chúng ta là gì, thưa ông? Và người thầy có theo kịp chương trình mới?
- Chúng ta đang đứng trước thực tế, việc thành lập mới, nâng cấp các trường đại học quá nhanh, nhiều trong khi không đủ các điều kiện cần thiết, và các trường này cũng tham gia đào tạo giáo viên Lịch sử. Có cơ sở đại học chỉ ít cán bộ dạy, không chuyên về Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới, nhưng được mở cả ngành sư phạm lịch sử! Do đó chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhà giáo chưa được chú trọng đúng mức và chưa có những biện pháp có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội và yêu cầu đổi mới giáo dục. Việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm với thời gian 3 tháng rồi cấp chứng chỉ cho những người tốt nghiệp khoa học cơ bản để đi dạy Lịch sử đã làm chất lượng giảng dạy sa sút.
Trong khi đó, các trường, khoa sư phạm chưa thực sự được quan tâm, đầu tư đúng mức. Việc bồi dưỡng giáo viên chưa tốt, kể cả bồi dưỡng thay SGK mới. Chế độ đãi ngộ, đời sống vật chất và điều kiện làm việc của phần đông cán bộ giảng dạy hết sức thiếu thốn, nhất là giảng viên trẻ đã ảnh hưởng đến dạy học không chỉ ở phổ thông mà cả ở đại học.
Mặt khác, chất lượng đầu vào của sinh viên ngành Lịch sử trong đào tạo cũng là nguyên nhân dẫn đến yếu kém của giáo sinh tốt nghiệp. Môn Lịch sử không chỉ trang bị kiến thức mà còn góp phần hình thành nhân cách, tinh thần yêu nước, yêu quê hương cho học sinh. Thế hệ trẻ cần phải hiểu rõ và yêu mến lịch sử dân tộc, có vốn hiểu biết cần thiết về lịch sử, văn hóa dân tộc và nhân loại, từ đó có tinh thần tự tôn dân tộc, kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông…
Hiện nay thang giá trị và định hướng giá trị đã có sự thay đổi. Những biểu hiện tích cực, tiêu cực đã và đang diễn ra trong đời sống xã hội nói chung, hoạt động giáo dục nói riêng. Trong khi đó, những định hướng về nhân cách như lý tưởng, hoài bão, bản lĩnh, lòng tự tôn dân tộc thì ít được chú ý. Vì thế, dạy học Lịch sử phải hướng tới giáo dục những phẩm chất, giá trị sao cho học sinh phổ thông: yêu quý bản thân, gia đình, quê hương, đất nước; có tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, bảo vệ Tổ quốc…
Thực tế, nhiều mùa thi học sinh giỏi môn Sử trôi qua, khi hỏi các em về định hướng nghề nghiệp trong tương lai, đa số các em đều chọn những ngành không mấy liên quan đến Sử, mà chọn an ninh, cảnh sát, luật… Ông nghĩ sao về điều này?
- Không thể trách được giờ học sinh rất thực dụng. Nếu đi học Sử mà ra trường không xin được việc thì có giỏi cũng phải chạy vào các ngành khác. Bao giờ môn Sử được đề cao, được trọng dụng thì tất nhiên các em sẽ chọn. Vì thế người ta không chọn, mà sẽ chọn nghề nào đảm bảo được cuộc sống cho mình. Và tôi nghĩ nếu Đảng, Nhà nước có chính sách ưu đãi, đãi ngộ giáo viên thỏa đáng thì chắc chắn giáo viên sẽ thi vào sư phạm nhiều hơn. Cũng như vậy, học sinh cũng sẽ chọn môn Sử nhiều hơn.
Theo kinh nghiệm của tôi, những giờ dạy để cho cấp trên dự giờ thao giảng, giáo viên tập trung vào đều dạy tốt hết. Sở dĩ không tập trung được vì còn phải đi lo cho cuộc sống gia đình. Nếu trọng dụng giáo viên hơn, chế độ tốt hơn thì tôi nghĩ không chỉ môn Sử, các môn học và cả nền giáo dục sẽ tốt lên.
Tôi vẫn nói như này, trong đại kế giáo dục thì người thầy là gốc. Trong nhiều yếu tố để nâng cao chất lượng thì có yếu tố đầu vào, chương trình sách giáo khoa, cơ sở vật chất, cơ chế chính sách – chế độ quản lý, và giáo viên. Trong 5 yếu tố đó, giáo viên dạy giỏi là quan trọng nhất. Ví dụ chương trình và sách giáo khoa có thể chưa hoàn hảo nhưng giáo viên dạy giỏi có thể lựa chọn được. Ví dụ sách viết 3 mục, giáo viên giỏi có thể chỉ dạy 2 mục, thậm chí nếu trong sách không chuẩn thì cũng có thể biết được cách truyền thụ tới học sinh.
Theo Baophapluat.vn
Nâng cao năng lực giảng viên sư phạm về chương trình giáo dục phổ thông mới
Hội thảo "Nâng cao năng lực cho giảng viên các trường sư phạm về chương trình giáo dục phổ thông mới" do Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) phối hợp Dự án hỗ trợ đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông (GREP) tổ chức chiều nay (18/12). Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội thảo.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội thảo.
Cùng với việc đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, việc nâng cao năng lực các trường sư phạm, trong đó nòng cốt là đội ngũ giảng viên đóng vai trò rất quan trọng. Đây là lực lượng sẽ đóng vai trò then chốt trong công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên để đáp ứng Chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới.
Nhấn mạnh điều này tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng, ngay từ bây giờ, đội ngũ giảng viên các trường sư phạm cần phải được quan tâm bồi dưỡng và phải trực tiếp tham gia vào các hoạt động đổi mới chương trình, SGK, để vừa nâng cao năng lực, vừa bám sát, cập nhật những yêu cầu cũng như nội dung mới nhất của chương trình giáo dục phổ thông.
Việc phát triển năng lực cho đội ngũ giảng viên sư phạm đã được giao cho chương trình ETEP, nhưng không chỉ giới hạn ở 7 trường ĐH sư phạm chủ chốt và Học viện quản lý giáo dục, mà còn mở rộng tới các trường ĐH sư phạm đặc thù và các trường ĐH khác trên cả nước có đào tạo giáo viên.
Trong Chương trình của ETEP, có một nội dung quan trọng là tổ chức các khóa bồi dưỡng, các hội nghị, hội thảo để nâng cao năng lực cho các giảng viên sư phạm chủ chốt - những giảng viên có uy tín chuyên môn, có năng lực phát triển chuyên môn nghề nghiệp và có sức lan tỏa, ảnh hưởng tích cực tới những giảng viên, giáo viên, CBQL giáo dục khác.
Những thầy cô giảng viên này sẽ là lực lượng nòng cốt trong tương lai để giúp Bộ GD&ĐT và các nhà trường triển khai sứ mệnh quan trọng: phát triển các chương trình, tài liệu, tổ chức hoạt động đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng giảng viên, giáo viên và CBQL giáo dục phổ thông. Chương trình ETEP sẽ có kế hoạch bồi dưỡng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho đội ngũ những thầy cô này.
Hội thảo "Nâng cao năng lực cho giảng viên các trường sư phạm về chương trình giáo dục phổ thông mới"
Tại hội thảo, những giảng viên sư phạm chủ chốt được các vấn đề mới của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình các môn học và hoạt động giáo dục; cùng góp ý, trao đổi để góp phần hoàn thiện các văn bản dự thảo chương trình trước khi Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ GD&ĐT đã triển khai rất nhiều chương trình, hoạt động, trong đó có 2 chương trình lớn: Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông (thực hiện là Dự án RGEP); Tăng cường năng lực cho các trường sư phạm để đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên, CBQL giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và triển khai chương trình, SGK mới nói riêng (thực hiện là Dự án ETEP).
Cả 2 chương trình này đều đã triển khai chính thức năm 2017 và đã thực hiện được nhiều công việc trong Kế hoạch. Đến nay, về phía Dự án RGEP, đã xây dựng xong chương trình giáo dục phổ thôg tổng thể trình Bộ trưởng kí ban hành sau một thời gian dài tiếp thu ý kiến của đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà giáo, CBQL giáo dục và toàn xã hội.
Sau chương trình tổng thể, Dự án RGEP đã tổ chức phát triển chương trình các môn học và hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. Bản thảo chương trình các môn học và hoạt động giáo dục phổ thông đã được đưa ra thảo luận trong các hội thảo và được xin ý kiến góp ý trực tiếp tại nhiều hội nghị, hội thảo, các cơ sở giáo dục và các trung tâm đào tạo giáo viên lớn của cả nước.
Trước hội nghị này, Dự án RGEP đã tổ chức lấy ý kiến góp ý từ đội ngũ giáo viên phổ thông các cấp, từ tiểu học đến THCS và THPT.
Theo Giaoducthoidai.vn
Hoạt động trải nghiệm ở chương trình phổ thông mới được dạy thế nào? PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, Tổng chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm nhấn mạnh hoạt động trải nghiệm trong chương trình phổ thông mới không phải là một môn học mà là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa, tổng chủ biên chương trình Hoạt động trải...