Chương trình lớp 2 ‘nặng’ như đại học của hoàng tử nước Anh
Ngày 5/9, hoàng tử 6 tuổi của nước Anh sẽ bắt đầu năm học lớp 2 tại trường Tiểu học Thomas’s Bettersea. Chương trình học của cậu được đánh giá toàn diện như dành cho sinh viên.
Hoàng tử George được dự đoán sẽ khá vất vả với yêu cầu cao từ nhà trường. Cụ thể, những môn học chính trong năm lớp 2 của hoàng tử bao gồm Toán, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa lý.
Đặc biệt, người kế nhiệm tương lai của nước Anh còn được đào tạo về Tôn giáo, Tiếng Pháp, Khoa học máy tính, Nghệ thuật/Công nghệ thiết kế, Âm nhạc, Kịch, Thể thao và Ba lê, theo People.
Trường Tiểu học Thomas’s Bettersea nằm cách cung điện Kensington của gia đình hoàng tử George 4 dặm về phía nam. Học phí của trường là 23.000 USD/năm.
Cơ sở đào tạo này là một nơi lý tưởng dành cho những phụ huynh giàu có, muốn mang lại cho con nền giáo dục tốt nhất. Theo The Good Schools Guide, chất lượng giáo dục của trường xứng đáng với tiền học phí cao.
Hoàng tử George và bố trong ngày đầu đến trường học lớp 1. Ảnh: Getty.
Bà Helen Haslem – hiệu trưởng nhà trường – cho biết chương trình học năm lớp 2 yêu cầu khả năng nâng cao hơn của trẻ so với lớp 1, cả về kiến thức và mặt xã hội.
Theo thông tin từ website của trường, học sinh lớp 1 đã hoàn thiện những kỹ năng cơ bản về đọc, hiểu và số đếm. Ở lớp 2, thế mạnh và khả năng cá nhân của trẻ bắt đầu phát triển. Phụ huynh chắc chắn muốn nhìn thấy điều này ở trẻ.
Học sinh lớp 2 ở trường Thomas’s Bettersea được rèn luyện có trách nhiệm. Các em sẽ tự ghi lại bài tập về nhà vào nhật ký. “Việc nuôi dưỡng sự độc lập cho trẻ là cần thiết cho quá trình chuẩn bị trước khi các bé vào học trung học”, bà Haslem nói.
Hoàng tử bé của nước Anh học múa ba lê từ năm lớp 1 và rất yêu thích môn này. Ảnh: Getty.
Bố mẹ của George (Công nương Kate Middleton và Hoàng tử William) sẽ chịu trách nhiệm giám sát bài tập về nhà của cậu bé. Mỗi tối, George được đưa về cung điện để làm bài tập đọc trong 10 phút. Giáo viên gửi quy tắc đánh vần về nhà mỗi tuần. Cậu phải dành 20 phút cho các bài tập khác như phép tính số, bài viết ngắn hoặc một hoạt động thực hành, nghiên cứu và sáng tạo nào đó.
Cậu bé cũng phát triển kỹ năng ngôn ngữ thông qua đọc thơ, kể chuyện và trình bày trước lớp. Kỹ năng viết của George cũng được hoàn thiện trong chương trình học.
Công chúa Charlotte (4 tuổi) háo hức được học cùng trường với anh trai trong năm học tới. Ảnh: Samir Hussein/WireImage.
Chưa hết, hoàng tử nhỏ sẽ tham gia lớp học tiếng Pháp 35 phút một lần mỗi tuần. Không chỉ học về ngôn ngữ, học sinh còn hiểu thêm về cách sống của người Pháp. Bên cạnh đó, cậu bé có 40 phút mỗi tuần dành cho lớp học kịch để trau dồi kỹ năng giao tiếp, truyền đạt và bộc lộ cảm xúc.
Video đang HOT
Lớp học âm nhạc diễn ra 2 lần mỗi tuần, gồm các bản nhạc của Mozart, Beethoven, Haydn và nhạc cổ điển. Nam sinh còn cải thiện kỹ năng nhảy trong lớp học ba lê kéo dài 35 phút mỗi tuần. Mỗi tiết học sẽ có một nhạc sĩ đệm đàn piano trực tiếp.
Chương trình học nhảy được biên soạn bởi Học viện Múa Hoàng gia và sẽ phát triển kỹ năng hình thể, sự tự tin, khả năng cảm nhạc và sáng tạo của trẻ.
Theo Zing
Mức lương của cựu sinh viên 10 đại học hàng đầu nước Mỹ
Sáu năm sau khi tốt nghiệp, thu nhập trung bình của cựu sinh viên MIT là 104.700 USD một năm (hơn 2,4 tỷ đồng).
Dựa vào bảng xếp hạng đại học tốt nhất nước Mỹ năm 2020 của Niche, trang Business Insider ngày 21/8 đưa ra danh sách đại học hàng đầu với một số chỉ số cụ thể như tỷ lệ chấp nhận, các ngành phổ biến nhất hay lương trung bình của cựu sinh viên 6 năm sau khi tốt nghiệp:
1. Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)
Tỷ lệ chấp nhận: 7%
Các chuyên ngành phổ biến: Khoa học máy tính, Kỹ thuật cơ khí, Toán học.
Thu nhập trung bình 6 năm sau khi tốt nghiệp: 104.700 USD/năm (hơn 2,4 tỷ đồng).
Tòa nhà biểu tượng của MIT. Ảnh: Alison Brooks Architects
2. Đại học Stanford
Tỷ lệ chấp nhận: 5%
Các chuyên ngành phổ biến: Khoa học máy tính, Sinh học, Kỹ thuật.
Thu nhập trung bình 6 năm sau khi tốt nghiệp: 94.000 USD/năm.
3. Đại học Yale
Tỷ lệ chấp nhận: 7%
Các chuyên ngành phổ biến: Kinh tế, Khoa học chính trị và Nhà nước ( Political Science and Government), Lịch sử.
Thu nhập trung bình 6 năm sau khi tốt nghiệp: 83.200 USD/năm.
4. Đại học Harvard
Tỷ lệ chấp nhận: 5%
Các chuyên ngành phổ biến: Kinh tế, Khoa học máy tính, Lịch sử.
Thu nhập trung bình 6 năm sau khi tốt nghiệp: 89.700 USD/năm.
5. Đại học Princeton
Tỷ lệ chấp nhận: 6%
Các chuyên ngành phổ biến: Kỹ thuật phần cứng máy tính, Kinh tế, Phân tích chính sách công.
Thu nhập trung bình 6 năm sau khi tốt nghiệp: 84.400 USD/năm.
Nassau Hall - tòa nhà cổ xưa nhất Đại học Princeton. Ảnh: Sotheby's International Realty
6. Đại học Duke
Tỷ lệ chấp nhận: 10%
Các chuyên ngành phổ biến: Kinh tế, Khoa học máy tính, Phân tích chính sách công.
Thu nhập trung bình 6 năm sau khi tốt nghiệp: 74.700 USD/năm.
7. Đại học Brown
Tỷ lệ chấp nhận: 8%
Các chuyên ngành phổ biến: Sinh học, Kinh tế, Khoa học máy tính.
Thu nhập trung bình 6 năm sau khi tốt nghiệp: 67.500 USD/năm.
8. Đại học Columbia
Tỷ lệ chấp nhận: 7%
Các chuyên ngành phổ biến: Kinh tế, Khoa học máy tính, Khoa học chính trị và Nhà nước.
Thu nhập trung bình 6 năm sau khi tốt nghiệp: 83.300 USD/năm.
Khuôn viên Đại học Columbia ở New York. Ảnh: FB/Columbia University in the City of New York
9. Đại học Pennsylvania
Tỷ lệ chấp nhận: 9%
Các chuyên ngành phổ biến: Tài chính, Điều dưỡng, Kinh tế.
Thu nhập trung bình 6 năm sau khi tốt nghiệp: 85.900 USD/năm.
10. Đại học Rice
Tỷ lệ chấp nhận: 16%
Các chuyên ngành phổ biến: Kinh tế, Khoa học thông tin, Kỹ thuật hóa học.
Thu nhập trung bình 6 năm sau khi tốt nghiệp: 65.400 USD/năm.
Dương Tâm
Theo Business Insider/VNE
Thủ khoa 'đạp xe giao trứng vịt' nhập học trường ĐH Bách khoa Hà Nội Sáng nay, 11/8, chàng thủ khoa toàn quốc tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) chính thức nhập học ngành Công nghệ thông tin - Khoa học máy tính, trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 vừa qua, Vũ Đức Anh, học sinh lớp 12T1, trường THPT Quảng Xương 1 (tỉnh Thanh Hoá) đã xuất sắc giành danh...