Chương trình lớn để phát triển ngành công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông đến 2025
Chủ tịch Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam Trần Đức Lai nhấn mạnh, Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông đến 2025, tầm nhìn đến 2030, chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 là chương trình lớn, ý nghĩa cho phát triển ngành.
Ngày 26/5/2020, Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý cho dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử – viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0).
Hội thảo góp ý cho dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử – viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được tổ chức ngày 26/5/2020.
Hội thảo có sự tham dự của ông Trần Đức Lai, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam; ông Nguyễn Minh Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam; ông Hoàng Hữu Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cùng các chuyên gia đến Viện Chiến lược TT Cục An toàn thông tin; Viện Điện tử Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội; Công ty Vinsmart; Công ty OSB…
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam Trần Đức Lai cho biết, từ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 392 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT đến năm 2020. Thời gian qua, chương trình này đã đạt những kết quả nhất định.
Đặt nhiều kỳ vọng vào dự thảo chương trình mới, ông Lai nhận định, chương trình mới bao hàm lĩnh vực rộng hơn, bao gồm cả công nghiệp CNTT và điện tử viễn thông. Đây là một chương trình lớn, rất có ý nghĩa cho sự phát triển của ngành trong thời gian tới.
Theo bản dự thảo 4.0 được ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT giới thiệu tại hội thảo, Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử – viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2023, chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 được xây dựng trên quan điểm coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm thực hiện thành công các Nghị quyết của Bộ Chính trị trong việc phát triển công nghiệp CNTT, điện tử – viễn thông Việt Nam. Trong đó, xác định phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông là con đường chủ đạo, làm động lực cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên so với khu vực và thế giới.
Chương trình cũng tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá nhằm tạo thị trường; nuôi dưỡng hệ sinh thái thuận lợi; thúc đẩy ứng dụng, đổi mới, sáng tạo, làm chủ công nghệ số của doanh nghiệp và con người Việt Nam nhằm nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng, sức cạnh tranh và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Video đang HOT
Dự thảo Chương trình còn nhấn mạnh rõ quan điểm, Chương trình này là cấu phần quan trọng của nền kinh tế số Việt Nam; lấy doanh nghiệp là hạt nhân, lấy thị trường chuyển đối số trong nước làm bàn đạp vươn ra khu vực và thế giới, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho phát triển những sản phẩm, dịch vụ công nghệ số tiên tiến hàng đầu trên thế giới.
Một trong những mục tiêu được đề ra tại dự thảo chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông đến năm 2025 là có 50.000 doanh nghiệp CNTT, điện tử viễn thông.
Trên quan điểm đó, cơ quan xây dựng dự thảo Chương trình đã đề xuất hàng loạt mục tiêu cụ thể cần đạt được giai đoạn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2025 như: tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông hàng năm bằng 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP cả nước; có 50.000 doanh nghiệp CNTT, điện tử viễn thông, trong đó có 10 doanh nghiệp lớn có năng lực cạnh tranh quốc tế với quy mô trên 1 tỷ USD; có 10 địa phương đạt doanh thu công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông trên 1 tỷ USD; doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT trong nước làm chủ công nghệ, cung cấp được 90% các loại sản phẩm, giải pháp phần mềm, dịch vụ CNTT phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, đô thị thông minh…
Để đạt được các mục tiêu đề ra, dự thảo Chương trình cũng đề xuất các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về: Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm; Phát triển doanh nghiệp; Thông tin, truyền thông; Nâng cao chất lượng nhân lực và Phát triển thị trường.
Tại hội thảo, các đại biểu đã góp ý trực tiếp cho dự thảo Chương trình như: cần xây dựng một danh sách các công nghệ lõi mà Việt Nam sẽ tập trung đầu tư phát triển; có quy định một hệ sinh thái để đưa công nghệ lõi ra thành sản phẩm thương mại hóa; có chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ toàn cầu; đề xuất đưa thêm điện tử gia dụng vào Chương trình; hay việc cần thiết có quy định các chính sách hỗ trợ cụ thể, rõ ràng để thúc đẩy các daonh nghiệp sản xuất sản phẩm CNTT, điện tử viễn thông trong nước; đề xuất …
Dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử – viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 hiện đang được Bộ TT&TT đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Thời hạn góp ý sẽ kéo dài đến ngày 6/6/2020.
Tại Chỉ thị 01 ngày 1/1/2020 về định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2020, một trong những nhiệm vụ trọng tâm Bộ TT&TT giao Vụ CNTT chủ trì là hoàn thiện dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử – viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0. Theo kế hoạch, dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình này sẽ được Bộ TT&TT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2020.
Hợp tác cùng Pininfarina, VinSmart sẵn sàng gia nhập phân khúc cao cấp
Bắt tay với Pininfarina cùng nhiều ông lớn như Google hay Qualcomm, VinSmart hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm cao cấp hơn cho người dùng di động.
Pininfarina là cái tên xa lạ với thị trường điện thoại di động, nhưng trong lĩnh vực ôtô, nhà thiết kế của Italy là một huyền thoại gắn liền với những cỗ máy triệu đô. Tại Việt Nam, studio nổi tiếng là tác giả thiết kế nên những chiếc ôtô VinFast Lux sang trọng và hiện đại.
Theo đại diện Vinsmart, sắp tới Pininfarina sẽ tiếp tục xây dựng ngôn ngữ thiết kế đặc trưng riêng cho sản phẩm điện thoại của hãng này. Hai bên sẽ cùng nhau hoàn thiện thiết kế ngoại hình, nâng cao tính thẩm mỹ, xây dựng giao diện (UI) và trải nghiệm người dùng (UX) cho cho các dòng Vsmart.
Nâng tầm sản phẩm
PGS.TS Nguyễn Đức Minh - Phó trưởng Viện Điện tử Viễn thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội nhận xét: "Nhìn vào 90 năm lịch sử của Pininfarina, studio này không thiết kế quá nhiều. Các đơn hàng đa phần là sản phẩm hạng sang và đều là những tuyệt tác. Vì vậy, chúng ta có thể mong chờ điều tương tự với điện thoại".
Trong khi đó, chuyên gia đánh giá các sản phẩm công nghệ Trần Xuân Vinh cho rằng, thuê Pininfarina thiết kế sản phẩm thể hiện sự đầu tư nghiêm túc và khoa học của VinSmart.
Theo anh, ngôn ngữ thiết kế không chỉ là ngoại hình như thân, vỏ máy mà còn là giao diện và sự trải nghiệm. Người dùng thường có xu hướng gắn bó với những hãng điện thoại có giao diện và đặc trưng riêng. Hợp tác với Pininfarina, VinSmart có thể làm tốt được điều này, vươn lên phân khúc cao cấp chứ không chỉ chiếm lĩnh thị phần với các dòng máy phổ thông.
Hợp tác với Pininfarina, VinSmart kỳ vọng cải tiến thiết kế, nâng cao trải nghiệm người dùng.
Còn ở góc độ kinh doanh, ông Nguyễn Ngọc Đạt, Giám đốc điều hành chuỗi bán lẻ Di Động Việt nhìn nhận thị trường smartphone đã bão hòa cả về phần cứng và phần mềm. Cho nên thiết kế đang là yếu tố đặc biệt quan trọng với một chiếc điện thoại di động. "Yếu tố thiết kế chiếm tới 60% quyết định mua hàng của khách hàng" , ông Đạt nhấn mạnh.
Ông Đạt cũng dự đoán, thỏa thuận mới của VinSmart chính là tín hiệu cho thấy hãng điện thoại Việt sắp đi vào phân khúc cao cấp. Đây là thử thách không nhỏ bởi đây vốn là sân chơi của rất nhiều đại gia lớn.
"VinSmart mạnh với những sản phẩm có cấu hình tốt. Sắp tới, khi những sản phẩm này còn thêm yếu tố đẹp và cho trải nghiệm tốt thì người dùng vẫn sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua", ông Đạt nhận định.
Kỳ vọng bứt phá
Theo ông Đạt, Pininfarina thừa năng lực thiết kế sản phẩm công nghệ cao với bề dày 90 năm làm xe sang. Ông kỳ vọng nhà thiết kế này có thể thỏa sức sáng tạo mà không bị chi phối bởi bất cứ khuôn mẫu trước đó, tạo cơ hội để Vinsmart ghi dấu trên thị trường di động.
Ông Phạm Quốc Bảo Duy - Giám đốc ngành hàng điện thoại chuỗi FPT Retail cho rằng Pininfarina hiểu rõ về VinSmart, cùng tiềm lực của hãng điện thoại Việt với "hậu phương" là Tập đoàn Vingroup, hứa hẹn sẽ làm nên trò trống.
Theo TS Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), VinSmart được Pininfarina cũng như các đối tác lớn trên thế giới như Google hay Qualcomm... tin tưởng bởi tầm nhìn và sự đầu tư bài bản, quy mô. Bằng chứng là hãng điện thoại Việt Nam đã đầu tư dây chuyền hiện đại hàng đầu thế giới. Về con người, hãng quy tụ nhiều kỹ sư giỏi của Việt Nam và nước ngoài.
Hợp tác với các thương hiệu lớn thể hiện tầm nhìn, chiến lược và khát vọng của hãng. Chuyên gia này cũng kỳ vọng với bước tiến nhanh cùng cách làm đột phá, chỉ 2-3 năm nữa, Vsmart sẽ có mặt trong top 3 của thị trường smartphone cao cấp.
Đồng quan điểm, ông Phạm Quốc Bảo Duy cũng có niềm tin lớn với Vsmart trong việc chinh phục thị trường di động thế giới. "Với sự đầu tư nghiêm túc, chiến lược dài hơi, tôi tin VinSmart sẽ vượt qua sàng lọc của thị trường để trở thành một thương hiệu đẳng cấp".
Thực hiện thủ tục hành chính điện tử không làm tăng phí, lệ phí Một trong những nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử là việc thực hiện thủ tục không làm tăng phí, lệ phí ngoài quy định của pháp luật. Nghị định 45 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử sẽ có hiệu lực từ ngày 22/5 tới Thủ tục hành...