Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài: Vàng thau lẫn lộn
Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam ít thu được tác động tích cực từ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho hay chương trình liên kết đào tạo (LKĐT) của các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) của Vương quốc Anh là nhiều nhất với 101 chương trình, tiếp sau là Mỹ 59, Pháp 53, Úc 37 và Hàn Quốc 27.
62,71% đối tác nước ngoài không được xếp hạng
Các nước có nền GDĐH phát triển và các cơ sở uy tín, xếp thứ hạng cao trên thế giới như New Zealand có 16 chương trình, Đức có 10, Bỉ 10.
Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, trong số gần 180 cơ sở GDĐH nước ngoài LKĐT với 86 cơ sở GDĐH Việt Nam, không có nhiều cơ sở có xếp thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng uy tín trên thế giới. Có tới 62,71% cơ sở GDĐH đối tác nước ngoài không được xếp hạng hoặc nằm ngoài danh sách 1.000 trường ĐH trên thế giới (theo QS World University Ranking và Times Higher Education năm 2021), 6,21% cơ sở xếp hạng 1.000 . Chỉ có 9,04% số cơ sở xếp hạng 501-1.000; 9,04% số cơ sở xếp hạng 301-500; 9,6% số cơ sở xếp hạng trong 100-299 (17 cơ sở). Có 6 cơ sở được xếp hạng trong tốp 100 thế giới tại bảng xếp hạng của QS Ranking năm 2021 là ĐH Australia, Úc (hạng 40), ĐH New South Wales, Úc (hạng 44); ĐH Queensland, Úc (hạng 46), ĐH Quốc gia Đài Loan, Đài Loan – Trung Quốc (hạng 66); ĐH KU Leuven, Vương quốc Bỉ (hạng 84) và ĐH Nottingham, Vương quốc Anh (hạng 99).
Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2015-2021, kết quả điểm trúng tuyển đầu vào chương trình LKĐT thấp hơn nhiều so với các chương trình đào tạo hệ đại trà trong nước ở trình độ ĐH cùng ngành, cùng cơ sở GDĐH. Nhiều chương trình LKĐT chỉ cần ứng viên dự tuyển tốt nghiệp THPT với điểm học bạ trung bình từ 6,5 trở lên, không yêu cầu kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia và chứng chỉ ngoại ngữ.
Theo đánh giá của một chuyên gia GDĐH, nhiều chương trình LKĐT còn chạy theo lợi nhuận từ việc thu học phí cao hơn nhiều lần so với chương trình đào tạo trong nước. Tăng quy mô đào tạo diễn ra ở các chương trình LKĐT với đối tác không được xếp hạng hoặc xếp hạng ngoài tốp 1.000 trên thế giới. Ngược lại, các chương trình LKĐT với các đối tác có thương hiệu, xếp thứ hạng cao chỉ tuyển sinh và đào tạo với quy mô nhỏ để tập trung cho chất lượng đào tạo và yêu cầu tuyển sinh cao theo đúng yêu cầu khi đi du học tại trụ sở chính của cơ sở GDĐH nước ngoài.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, một trong những trường luôn đẩy mạnh liên kết trong đào taọẢnh: Kim Chi
Thanh tra, kiểm tra còn hạn chế
ĐHQG TP HCM được đánh giá là một trong những ĐH lựa chọn đối tác LKĐT chất lượng tốt. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân hiện có khoảng 10 chương trình LKĐT với các trường ĐH uy tín như ĐH Waikato New Zealand, ĐH Lincoln (Anh)… Trường ĐH Bách khoa Hà Nội hiện có 2 chương trình LKĐT với ĐH Troy (Mỹ) – sinh viên có thể lựa chọn học toàn thời gian tại trường hoặc sang học tại ĐH Troy, bằng tốt nghiệp sẽ do trường đối tác cấp. Đại diện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay để bảo đảm chất lượng đào tạo, nhà trường và đối tác nước ngoài ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác về công nhận tín chỉ với trường đối tác theo 2 cấp độ là công nhận một số tín chỉ và công nhận văn bằng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi sinh viên/giảng viên, phát triển và kiểm định chất lượng đào tạo.
Video đang HOT
Trên thực tế, dù nhiều chương trình LKĐT với nước ngoài của các cơ sở GDĐH có chất lượng tốt nhưng nhiều cơ sở vẫn tồn tại những chương trình có chất lượng đào tạo kém. Vì vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, hệ thống GDĐH của Việt Nam ít thu được những tác động tích cực từ các chương trình LKĐT với nước ngoài. Cụ thể là không lan tỏa được chất lượng đào tạo cho các chương trình trong nước, không nâng cao được năng lực chuyên môn (giảng dạy và nghiên cứu khoa học) và năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý. Bộ GD-ĐT cũng nhận định thực tế này đã làm mất đi ý nghĩa và sứ mệnh của các chương trình LKĐT với nước ngoài theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, cụ thể tại Nghị quyết số 29 ngày 4-11-2013 về khuyến khích liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín, mở rộng LKĐT với những cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín, chủ yếu trong GDĐH và giáo dục nghề nghiệp, đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo.
Phân tích thực trạng LKĐT, một chuyên gia cho hay hiện các chính sách về LKĐT với nước ngoài ở Luật số 34 và Nghị định số 86 đang tập trung vào điều kiện để thành lập một chương trình LKĐT chứ chưa đặt ra các điều kiện để nâng cao chất lượng. Trong khi số lượng các chương trình LKĐT với nước ngoài tăng mạnh, đội ngũ nhân sự và chuyên môn tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra còn thiếu. Hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng ở Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế.
Tính đến ngày 30-6, website của Bộ GD-ĐT công bố danh sách 778/8.000 chương trình đào tạo các trình độ và hình thức đào tạo chương trình được kiểm định chất lượng theo chuẩn trong nước và quốc tế nhưng chưa có chương trình LKĐT với nước ngoài nào trong danh sách. Đây là thách thức cho việc đẩy mạnh kiểm định chất lượng cho các chương trình LKĐT với nước ngoài. Trong khi Luật GDĐH hiện hành yêu cầu ngay sau khi có sinh viên tốt nghiệp chương trình LKĐT với nước ngoài phải được kiểm định chất lượng và phải kiểm định định kỳ.
Tranh luận việc trẻ thông minh ngồi cùng lớp với người bình thường
Thiên tài lấy bằng thạc sĩ ở tuổi 13 tạo bất ngờ về khả năng học hỏi của con người. Giới chuyên gia giáo dục Thái Lan tranh luận việc nên hay không thúc đẩy phát triển trí tuệ.
Câu chuyện cậu bé thiên tài 13 tuổi người Mỹ đã tốt nghiệp cử nhân Vật lý và bằng thạc sĩ Toán học tạo được sự quan tâm đặc biệt của độc giả ở Thái Lan.
Nhiều người ngạc nhiên trước tài năng của những đứa trẻ. Người lớn nhận thức được vai trò của gia đình, cộng đồng và hệ thống giáo dục khuyến khích trẻ em phát huy hết tiềm năng của mình.
Không ít người nhận định các hệ thống giáo dục tại nhiều quốc gia châu Á không thuận lợi cho việc phát triển thiên tài bên trong mỗi đứa trẻ. Ngược lại, nhiều phụ huynh cho rằng nên để con trẻ phát triển một cách tự nhiên, không nên biến các con thành "quả non ép chín".
Trên BBC, TS Nathaporn Chanphaya Seributr, Chủ tịch Công ty TNHH Giáo dục Sao Biển, người làm việc trong lĩnh vực phát triển giáo dục với nhiều cơ quan chính phủ và tư nhân, cho rằng để xác định một đứa trẻ có thông minh hay không phải bắt đầu từ phía gia đình và giáo viên.
Ngoài sự phát triển của trẻ em trong học tập kiến thức, sự phát triển nhận thức của trẻ trong các vấn đề xã hội cũng rất cần thiết. Ảnh: Save the Children International.
Bà nhận thấy nhiều trường học chọn cách thu hút tài năng của trẻ em bằng các cuộc thi và đầu tư cho trẻ để chạy theo những cuộc thi với quy mô ngày càng lớn hơn là lập kế hoạch giáo dục phù hợp với tài năng của nhóm trẻ đó để chúng có thể phát huy hết thiên tài bên trong mình. Việc đạt được thành tích bằng những khóa huấn luyện rập khuôn, đại trà đang làm lãng phí nhân tài.
"Những đứa trẻ đoạt giải được khuyến khích nghiên cứu thêm thông tin để chuẩn bị cho các kỳ thi có mức độ cạnh tranh cao hơn. Nhưng không có sự thôi thúc, đào tạo xứng đáng nào cho phép trẻ thực sự bứt phá được khả năng của chúng. Hãy quan sát và lắng nghe xem trẻ muốn gì, điều này quan trọng hơn cả việc bạn muốn các con đi thi kiểu gì", TS Nathaporn chia sẻ.
Bà giải thích thêm giáo dục đặc biệt yêu cầu sự cá nhân hóa, phù hợp với từng đối tượng, tài năng riêng biệt của các em, phân tích và đưa ra mục tiêu đúng đắn. Mỗi đứa trẻ đều không giống nhau. Quá trình này rất cần sự theo sát của gia đình và giáo viên trực tiếp giảng dạy.
"Ngoài sự phát triển của trẻ em trong học tập kiến thức, sự phát triển nhận thức của trẻ trong các vấn đề xã hội cũng rất cần thiết", TS Nathaporn khẳng định.
PGS.TS Prawit Eraworn, Tổng thư ký Ủy ban Giáo dục và Cán bộ Giáo dục (GTEPC), quyền Tổng thư ký Hội đồng Giáo viên Thái Lan, giải thích một cách đơn giản trình độ học vấn ở Thái Lan có thể chia thành hai loại - giáo dục cơ bản và giáo dục đại học. Giáo dục cơ bản được tổ chức trong 15 năm.
"Với yêu cầu này, những đứa trẻ thông minh vẫn phải ngồi học cùng các bạn cùng lứa tuổi trong nền giáo dục cơ bản thay vì học lên cao hơn. Vấn đề là đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa giải quyết được luật, để cho phép trẻ em thông minh bỏ qua lớp học hoặc hoàn thành sớm chương trình giáo dục cơ bản và thi đại học", TS Prawit nói.
Ngoài việc sửa đổi các quy tắc để cho phép những đứa trẻ thông minh có thể bỏ qua các lớp học phổ thông, vẫn có thể vào đại học mà không cần hoàn thành cả năm học như đã định, một điều cần thiết nữa là cung cấp một hệ thống lớp học phục vụ cho những đối tượng đặc biệt này.
"Đầu tiên, chúng ta phải có hệ thống đo lường, khám phá tiềm năng của trẻ. Nếu một đứa trẻ được biết đến là thiên tài, chúng ta hãy bố trí các phòng học riêng biệt để phù hợp với tài năng của trẻ. Tiếp đến là những kích thích giáo dục từ môi trường sống", TS Prawit đề xuất.
Ông nói thêm hệ thống giảng dạy trong các lớp học đại trà có rất nhiều yếu tố làm suy giảm tính tò mò của trẻ. Bởi nó là khóa học được thiết kế cho mọi người để học cùng một chủ đề. Điều này phần nào kìm hãm tố chất thiên tài bên trong những đứa trẻ, buộc chúng chỉ có thể phát triển như cách mà bạn bè cùng lứa tuổi đang lớn lên.
Đồng thời, giáo viên cũng phải truyền đạt ở mức tiêu chuẩn để tất cả học sinh trong lớp nắm được kiến thức chung, không có gì bứt phá hay nhiều điểm sáng tạo.
Mặc dù nhiều trường đã chuyển sang cung cấp các lớp học đặc biệt được gọi là lớp học năng khiếu hay "lớp chuyên", "lớp chọn" dành cho trẻ em, TS Prawit thấy hệ thống này vẫn không giải quyết được vấn đề đào tạo thiên tài.
Theo bà, nó hướng tới tuyển chọn những em tài năng, chăm chỉ, đồng thời có khả năng chi trả thêm khoản tiền học thêm để ngồi học cùng nhau. Nhóm trẻ này vẫn phải thi tốt nghiệp cấp 3 cùng với các bạn khác như bình thường. Nhưng những gì chúng phải học và thi cử còn khốc liệt và khó khăn hơn.
Thái Lan có mức đầu tư vào giáo dục tương đối cao. Ảnh: UN in Thailand.
TS Somkiat Tangkitvanich, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan (TDRI), đưa ra một quan điểm khác. Sự phát triển trí tuệ của con người không phải là vấn đề duy nhất của não bộ.
Theo ông, người lớn không nên thúc giục, gấp gáp ép buộc trẻ phải sớm có được kiến thức. Thay vào đó, chúng ta đầu tư cho con trẻ từ những điều tự nhiên nhất, như chế độ ăn uống, cách đọc, viết, những kỹ năng giao tiếp và nắm bắt thông tin.
TS Somkiat thấy vấn đề quan trọng nhất là đầu tư vào thời thơ ấu. Điều này phải bắt đầu từ việc cho phép các bà mẹ nghỉ sinh lâu hơn, có nhiều thời gian với con mình. Sự phát triển trong giai đoạn này là quan trọng và phải được thực hiện từ sau khi sinh cho đến trước khi nhập học.
Đây là giai đoạn quan trọng mà não bộ con người đang phát triển mạnh mẽ. Trẻ cần có đầy đủ chất dinh dưỡng như sữa để uống, không khí trong lành, một nơi để chạy và chơi để trí não và cơ thể phát triển đồng thời.
Ngoài ra, ông nhận thấy Thái Lan vẫn còn thiếu các trung tâm chăm sóc trẻ em. Ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, chính phủ sẽ hỗ trợ việc thành lập các trung tâm chăm sóc trẻ em tại nơi làm việc. Đặc biệt, các công ty tư nhân lớn phải có trung tâm giữ trẻ cho nhân viên và người không phải là nhân viên mà chính phủ đang hỗ trợ chi phí.
"Người Thái hiểu nhầm trẻ em có thể đọc hoặc viết nhanh là đứa trẻ thông minh, nhưng đó thực sự chưa phải là tất cả cho sự phát triển của các em. Hãy để trẻ thỏa sức sáng tạo, học một cách vui vẻ. Nó không chỉ là về học thuật", TS Somkiat chia sẻ.
Theo trích dẫn của BBC, Thái Lan đầu tư cho giáo dục ít nhất 800 tỷ baht mỗi năm. Báo cáo năm 2018 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế báo cáo vào năm 2018 cho thấy nước này có mức chi tiêu cao thứ 5 cho giáo dục so với GDP trên thế giới, ở mức 5%.
Khi so sánh ngân sách giáo dục với tổng ngân sách, Thái Lan được đánh giá là đầu tư cho giáo dục ở mức cao hơn nhiều nước khác. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới rằng trong năm 2018 cũng cho thấy Thái Lan chi số tiền cao thứ hai cho giáo dục so với tổng ngân sách trên thế giới, sau Malaysia với 17,2%.
Tuy nhiên, mặc dù Thái Lan có mức đầu tư vào giáo dục tương đối cao, thành tích học tập của hầu hết học sinh Thái Lan vẫn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn thế giới.
Đồng loạt tăng học phí đại học Nhiều trường ĐH được coi là tốp trên tăng mạnh mức học phí các hệ đào tạo, nhiều trường tăng đến 20-30%. Việc tăng học phí có thể tác động mạnh đến người học Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, từ năm...