Chương trình Lãnh đạo trẻ ABG 2019 có nhiều điểm mới
Sáng 10/3, tại Hội trường Ngụy Như Kon Tum, Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra Lễ khai giảng Chương trình Lãnh đạo trẻ ABG 2019.
Lễ khai giảng Chương trình Lãnh đạo trẻ ABG 2019
Tham gia chương trình có TS Đặng Kim Sơn, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách, Bộ NN TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR; PGS Võ Đại Lược, Chủ tịch Trung tâm Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương; TS Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương; Bà Bùi Kim Thùy, Trưởng Đại diện Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN tại Việt Nam; Ông Trần Đình Lương, Nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Tự do Việt – Mỹ cùng nhiều học giả, chuyên gia và doanh nhân đồng hành tài trợ cho chương trình.
Chương trình là một dự án không vì mục tiêu lợi nhuận được Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam (VICC) khởi xướng và điều hành.
Chương trình ABG Open hoạt động theo mô hình trao đổi kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn
Sau thời gian nghiên cứu về các mô hình đào tạo lãnh đạo trẻ tiên tiến của Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… đặc biệt là mô hình của Học viện Hành chính và Quản trị Matsushita tại Nhật Bản, VICC đã xây dựng nên mô hình đào tạo ABG dựa trên những ưu điểm của các chương trình và phù hợp với đặc điểm văn hóa con người và tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.
Chương trình ABG Open hoạt động theo mô hình mở với nội dung chính là trao đổi kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn thông qua các buổi nói chuyện, chia sẻ tri thức cùng các chuyên gia, giảng viên đầu ngành trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý,… và kết hợp các chuyến thăm quan, dã ngoại, trải nghiệm thực tế tại các địa danh, các tổ chức chính phủ, các doanh nghiệp tiêu biểu…
Video đang HOT
Đặc biệt chương trình năm nay có nhiều cải tiến với việc cá nhân hóa chương trình học bằng mô hình Cố vấn và Huấn luyện (Mentoring & Coaching) giúp học viên chủ động lên kế hoạch và làm việc hiệu quả nhất với các huấn luyện viên và cố vấn của chương trình, đều là các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
Chương trình thu hút khá đông các bạn trẻ tham gia
Những người sáng lập ABG cũng tin tưởng rằng, một nhà lãnh đạo tài năng, bên cạnh vốn kiến thức về các lĩnh vực chuyên môn còn cần phải am hiểu toàn diện về cội nguồn, truyền thống, kho tàng văn hóa phi vật thể của đất nước đồng thời cần có nền tảng thể lực tốt và ý chí mạnh mẽ.
Chính vì vậy, chương trình ABG thiết kế riêng một lộ trình rèn luyện sức khỏe với các yêu cầu về chỉ số chạy bộ hàng tuần, hàng tháng. Đây có thể coi là một trong những nét độc đáo nhất của chương trình ABG khác với hầu hết các chương trình lãnh đạo đang được tổ chức hiện nay.
Kết thúc chương trình rèn luyện 6 tháng với các cố vấn, học viên sẽ phải bảo vệ một dự án do mình cùng khởi xướng. 6 tháng tiếp theo có thể là khoảng thời gian để các bạn đầu tư thời gian thực hiện, đưa ý tưởng trở thành sự thật và mang đến tác động tích cực cho cộng đồng.
Chương trình năm nay nhận được đăng ký của gần 500 học viên, sau 5 vòng thi chính thức và 2 vòng thi phụ, Hội đồng Tuyển sinh đã chọn được 29 gương mặt chính thức tham gia khóa 4.
Ông Nguyễn Cảnh Bình, Người sáng lập và Giám đốc chương trình bày tỏ hy vọng: “ABG sẽ từng bước xây dựng được một cộng đồng là các bạn trẻ tài năng, ưu tú; có trí tuệ, có khát vọng, có ý chí để cùng nhau học tập, rèn luyện và phát triển bản thân và sớm có những đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội”.
Chương trình Lãnh đạo trẻ ABG Open tạo môi trường học tập và rèn luyện cho các bạn trẻ có kiến thức, ý chí và khát vọng, có thái độ nghiêm túc về nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân, khao khát hành động để đóng góp vào sự phát triển cho xã hội.
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai
Nông nghiệp 2018 lập kỷ lục tăng trưởng cao nhất trong 7 năm qua
Sự linh động trong quá trình xoay trục phát triển, ưu tiên cho những mặt hàng đang có lợi thế; nỗ lực khai thông, mở rộng thị trường của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp; sự chuyển biến trong tư duy sản xuất của nông dân đã giúp ngành nông nghiệp đạt được mức tăng trưởng kỷ lục trong vòng 7 năm trở lại đây.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, so với năm 2017, GDP nông lâm thủy sản năm 2018 tăng 3,76%, đạt mức cao nhất trong 7 năm gần đây; giá trị sản xuất tăng 3,86%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 40,02 tỷ USD. Có thể thấy, đây là kết quả của một quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển những sản phẩm có lợi thế như thủy sản, trái cây.
Tỉnh Sơn La thực hiện chuyển đổi đất dốc sang trồng cây ăn quả cho thu nhập cao. Văn Chiến
TS Đặng Kim Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đánh giá, sự linh hoạt trong chính sách xoay trục đã mang lại những kết quả ngoạn mục, biến những ngành trước đây còn nhiều hạn chế vụt trở thành điểm sáng như rau quả.
Bộ NNPTNT đã phối hợp các địa phương chỉ đạo chặt chẽ mùa vụ, tăng tỷ lệ bố trí cơ cấu giống chất lượng cao, cơ cấu sản xuất theo hướng phát huy lợi thế của địa phương, vùng miền gắn với nhu cầu thị trường và thích ứng với thời tiết khí hậu. Vì vậy, sản lượng nhiều loại nông sản tiếp tục tăng mạnh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và gia tăng xuất khẩu.
Có thể thấy rõ hiệu quả của chính sách điều hành đối với ngành hàng rau quả. Trước tình hình sản lượng nhiều loại trái cây tăng mạnh theo mùa vụ thu hoạch (vải thiều, nhãn, na, cây có múi...), Bộ NNPTNT đã chủ động phối hợp với các địa phương chỉ đạo xây dựng các phương án hỗ trợ tiêu thụ kịp thời cho người dân.
Một lĩnh vực từng được đánh giá là yếu thế trong quá trình thực hiện các hiệp định thương mại tự do là chăn nuôi cũng đã ghi được một số dấu ấn quan trọng trong năm 2018. Lần đầu tiên Việt Nam đã xuất khẩu được thịt lợn đông lạnh chính ngạch sang Myanmar, thịt gà sang Nhật Bản. Giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi ước tăng 3,98%, cao hơn mục tiêu đề ra (2,1%).
Hay trong lĩnh vực lâm nghiệp với việc Việt Nam và EU chính thức ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) cho thấy, chúng ta đang trên hành trình xây dựng một ngành lâm nghiệp bền vững, đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Điều đáng ghi nhận là, dù rừng tự nhiên đã đóng cửa nhưng chúng ta vẫn đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho chế biến gỗ xuất khẩu nhờ phát triển các diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC). Chỉ sau 3 năm, diện tích rừng FSC đã tăng hơn gấp đôi, từ 110.081ha năm 2015 lên 245.061ha năm 2018.
Đi theo "mệnh lệnh" thị trường
Có một điểm mới trong sản xuất nông nghiệp năm 2018 là xu hướng sản xuất theo tiếng gọi của thị trường ngày càng rõ nét. Nhờ đó, thị trường tiêu thụ nông sản ngày càng được mở rộng, xuất khẩu đạt kỷ lục mới.
Điểm nổi bật trong công tác xúc tiến thương mại quốc tế trong năm là sự nỗ lực tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại 2 thị trường lớn Trung Quốc và EU: Tại thị trường Trung Quốc đã tổ chức 6 đoàn công tác sang làm việc với các cơ quan chức năng kết hợp tổ chức/tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu quảng bá sản phẩm nông sản (Trung Quốc đã đồng ý mở cửa chính ngạch thêm 7 loại trái cây Việt Nam (sầu riêng, bưởi, chanh dây, khoai lang, mãng cầu, măng cụt, dừa); chấp thuận cho 13 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu sang nước này.
Tại thị trường EU đã chuyển hương tiếp cân mơi cho việc thuc đẩy xuất khẩu sản phẩm thông qua tăng cường sự hiện diện của nông sản Việt Nam tại các siêu thị lớn và chợ đầu mối của Pháp và châu Âu.
Trên cơ sở những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ: Thời gian tới, ngành cần tiếp tục đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất gắn với chuỗi giá trị, theo các vùng sản xuất hàng hóa; tập trung khuyến khích chế biến sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa. Trong đó, ngành cần tổ chức, xây dựng được các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm với nòng cốt, trung tâm là các chủ thể: Nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp; đẩy mạnh việc xây dựng, quảng bá thương hiệu từng loại nông sản hàng hóa.
Theo Danviet
Ngành chăn nuôi: Chọn hướng đi đúng, vượt nhiều rào cản khó Những chuyển động mạnh mẽ của ngành chăn nuôi thời gian qua cho thấy, ngành đã có quá trình tái cơ cấu vô cùng đúng hướng khi lần đầu tiên thịt lợn Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Myanmar, trong khi thịt gà thẳng tiến Nhật Bản. Đón những tin vui Theo thống kê của Cục Chế biến và...