Chương trình học 9+: Lối đi mới giải quyết hiệu quả bài toán việc làm thời đại 4.0
Sinh viên tốt nghiệp THCS hoặc không may rớt tốt nghiệp THPT vẫn có cơ hội theo đuổi ngành Y với chương trình học 9 bậc Trung cấp.
Chương trình học 9 hiện là một trong nhiều hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp cấp THCS – Ảnh: Hồng Ngân
Ngành y dược vẫn có thể học chương trình 9
Chọn cho mình một ngành nghề thích hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, không phải thí sinh nào cũng có khả năng và điều kiện kinh tế để học tiếp lên những bậc học cao hơn, đặc biệt trong lĩnh vực y dược.
Chương trình học 9 với hình thức “học nước rút” chính là mô hình học tập được nhiều học sinh chọn lựa hiện nay. Theo đó, sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh sẽ theo học con đường Trung cấp để kết hợp song song giữa việc học văn hóa và học nghề với mục đích sớm gia nhập vào thị trường lao động.
Ưu điểm của chương trình học 9 chính là thời gian học nhanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo. Y tế là một trong những ngành nghề “khát” nguồn nhân lực hàng đầu ở nước ta do nhu cầu khám chữa bệnh ngày một tăng cao.
Theo học chương trình 9 , sinh viên không chỉ rút ngắn được thời gian học tập mà còn tiết kiệm hiệu quả chi phí học hành.
Đây có thể được xem là phương án tối ưu cho những học sinh tốt nghiệp THCS không có điều kiện học ở bậc THPT và muốn đi làm sớm để kiếm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống.
Một lợi thế khác của chương trình học 9 chính là sinh viên sau khi tốt nghiệp vừa có thể làm việc tại các vị trí trong lĩnh vực y tế phù hợp (điều dưỡng, y sĩ…) mà vẫn có thể học liên thông lên những bậc học cao hơn.
Hướng đi mới cho học sinh trượt tốt nghiệp THPT
(Đam mê ngành Y, học sinh trượt tốt nghiệp THPT vẫn có cơ hội học Trung cấp để sớm có cơ hội việc làm và có thể học liên thông ở bậc cao hơn – Ảnh: Trung cấp Y dược Vạn Hạnh)
Mười hai năm miệt mài đèn sách, mỗi học sinh luôn ôm giấc mơ có được tấm bằng tú tài (bằng tốt nghiệp THPT) trong tay để tiếp tục bước chân vào cánh cổng Đại học, Cao đẳng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có khả năng đậu tốt nghiệp THPT. Lúc này, nhiều học sinh có thể chọn những hướng đi mới để tiếp tục con đường học vấn của mình. Một trong những phương án khả thi chính là theo học chương trình 9 .
Chương trình học 9 chính là một cánh cửa khác cho thí sinh trượt tốt nghiệp THPT có cơ hội tiếp tục theo đuổi con đường học hành nhằm trang bị cho mình một nghề nghiệp nhất định.
Theo quy định, chương trình này không chỉ dành cho những học sinh vừa tốt nghiệp THCS mà còn tạo cơ hội học hành cho những thí sinh trượt tốt nghiệp THPT hoặc dang dở việc học ở bậc học này.
Cô Lê Thị Thùy Phương – Hiệu trưởng Trường Trung Cấp Y dược Vạn Hạnh cho biết: “Điều kiện xét tuyển của nhà trường là chỉ cần tốt nghiệp THCS, THPT. Hàng năm, nhà trường tuyển sinh các ngành học có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên như: Y sĩ, Dược, Điều dưỡng, Y sĩ Y học cổ truyền, Kỹ thuật xét nghiệm y học…ngoài việc dạy nghề Trường còn dạy chương trình văn hóa cho các em vừa tốt nghiệp THCS, đây là nền tảng để các em học tập và liên thông lên Cao đẳng, Đại học dễ dàng”
Nghề y luôn là ngành nghề cao quý, được xã hội trọng vọng dành cho sự nể trọng và kính phục nhất, bởi “Lương y như từ mẫu”. Những người công tác trong nghề Y với lời thề Hipocrates luôn là hình ảnh đáng trân trọng và ngường mộ trong xã hội xưa và này.
Không lựa chọn học hệ Cao Đẳng, Đại học, học sinh vẫn có thể theo học hệ trung cấp Y, từ đó liên thông lên những bậc học cao hơn để đào sâu kiến thức, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp mà bản thân đam mê chọn lựa.
Anh Tu
Theo GDTĐ
Đổi mới tư duy phát triển giáo dục Đại học trong cách mạng 4.0
Sự can thiệp sâu của cơ quan chủ quản hay việc áp đặt "quan hệ cha - con" cho mối quan hệ giữa nhà trường - cơ quan chủ quản đã kìm hãm sự phát triển.
Ngày 21/7, tại Phú Yên, Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông (thuộc Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam) đã tổ chức tọa đàm khoa học: "Đổi mới tư duy phát triển giáo dục Đại học Việt Nam trong thời kỳ hội nhập".
Tham dự tọa đàm có Giáo sư Trần Hồng Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Giáo sư Trình Quang Phú - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông cùng nhiều chuyên gia, hiệu trưởng các trường đại học.
Đổi mới tư duy
Giáo sư Trình Quang Phú - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông chia sẻ, đất nước ta nếu tính đến công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo Việt Nam thì đã là cuộc cách mạng, cuộc cải cách giáo dục lần thứ 4 (lần đầu là năm 1950, rồi 1956, 1979 và 2013).
Các đại biểu tham dự tọa đàm khoa học: "Đổi mới tư duy phát triển giáo dục Đại học Việt Nam trong thời kỳ hội nhập".
Như Nghị quyết của Đại hội Đảng đã khẳng định, cuộc đổi mới lần này là căn bản và toàn diện, là một đột phá chiến lược cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước.
Tuy nhiên, đến nay sau 6 năm thực hiện Nghị Quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, vẫn còn thiếu những điều cốt lõi để làm cuộc đột phá, cuộc cải cách toàn diện cho nền giáo dục mà nhất là giáo dục đại học Việt Nam.
"Luật Giáo dục sửa đổi vừa mới có hiệu lực, nhưng cái gốc, cái nền của sự đột phá đổi mới là từ đâu? Có người nói đó là tự chủ, chúng tôi cho rằng tự chủ là chìa khóa.
Trong đó nêu rõ: " chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính".Bởi việc tự chủ vẫn chưa toàn diện, có phần chậm lại. 14 năm trước Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ đã rất quyết liệt về đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2016-2020.
Nghị quyết cũng xác định xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản. Vậy những năm 2016 - tức 11 năm sau, Nghị quyết 89/NQ-CP của Chính phủ lại khẳng định "giảm mạnh sự can thiệp hành chính của các cơ quan chủ quản đối với hoạt động các trường đại học, tiến tới xóa bỏ cơ chế chủ quản".
Vậy thì cách gì để đột phá chiến lược cho cuộc cách mạng này. Chúng tôi cho rằng phải tính từ tư duy.
Cũng có người đặt ra việc đổi mới tư duy e rằng sẽ đụng chạm, đây là vấn đề có tính nhạy cảm.
Giáo sư Phú cũng dẫn lại câu nói của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng - nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, tư duy không đúng, không mạch lạc, không hệ thống thì việc thực hiện đổi mới giáo dục sẽ chắp vá, đi sai đường và tất nhiên không thành công.
Hội thảo đã tập trung thảo luận vào 5 nội dung chính đó là: Đổi mới tư duy về quản lý nhà nước với giáo dục đại học; Đổi mới tư duy về hệ thống và mô hình tổ chức đào tạo đại học;
Đổi mới tư duy về tự chủ đại học; Đổi mới tư duy về quốc tế hóa đại học ở Việt Nam; Đổi mới tư duy về người thầy trong giáo dục đại học.
Giáo sư Trần Hồng Quân cho biết, tư duy tự chủ không phải mới, mà cách đây 20-30 năm đã nêu ra rồi như: tự quản hay phân cấp quản lý...
Chủ tịch Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng nêu lên thực tế tại các nước phát triển có đến hơn 70% sinh viên là học ở trường tư, chứ không phải trường công.Dù nêu ra như thế nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì rất khó. Ví dụ xã hội hóa giáo dục, chúng ta nêu ra sớm nhưng vướng cái tư duy là cái gì của công lập, của nhà nước mới chính thống, mới tốt... nên đến giờ vẫn chưa hoàn thiện.
Ngay Malaysia cũng có đến 600 trường tư thục, chỉ có vỏn vẹn khoảng 20 trường công để đào tạo một số ngành, lĩnh vực. Sau 20 năm thì Việt Nam chúng ta trở thành đất nước có số sinh viên trường tư thấp nhất Châu Á.
"Vậy tại sao? Tại sao chúng ta với một đất nước có truyền thống hiếu học, nằm trong môi trường như vậy, tại sao ngành giáo dục phát triển chậm?
Trong cuộc cuộc cách mạng 4.0 hiện nay, lẽ ra về phía nhà nước chúng ta phải có chương trình thích ứng, hội nhập. Còn giáo dục đại học phải thích nghi, phải khai thác cái gì. Tất cả cần chúng ta phải đổi mới tư duy", Giáo sư Quân nói.
"Nóng" chuyện tự chủ đại học
Tại hội thảo, nhiều ý kiến đã dẫn ra câu chuyện của Trường Đại học Tôn Đức Thắng (lùm xùm giữa nhà trường và cơ quan chủ quản là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - phóng viên) để chỉ ra vấn đề tự chủ đại học vẫn còn nhiều gai góc, phức tạp.
Giáo sư Trình Quang Phú - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: TT
Sự can thiệp sâu của cơ quan chủ quản hay việc áp đặt "quan hệ cha - con" cho mối quan hệ giữa nhà trường - cơ quan chủ quản, từ đó kìm hãm sự phát triển của nhà trường đã tạo nên những bức xúc.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam) cho rằng, quyền tự chủ của nhà trường chỉ có thể trao cho Hội đồng trường, không thể trao cho Hiệu trưởng.
Phải từng bước xóa bỏ vai trò độc quyền chỉ đạo và quản lý của cơ quan chủ quản theo định chế có cấu trúc kiểu tập quyền.Trường hợp ngược lại Hiệu trưởng rất dễ trở thành nhà độc tài. Do đó, chỉ có các trường đại học công tự chủ mới thực sự cần có Hội đồng trường.
Nếu chưa xóa bỏ được cơ chế này thì cho dù có thành lập Hội đồng trường thì nó cũng không phát huy được tác dụng.
Việc vẫn tồn tại "Bộ chủ quản" tức là vẫn khẳng định sự tồn tại song hành mà thực chất là đóng vai trò quyết định của cơ chế kiểu tập quyền), làm cho các Hội đồng trường đã thành lập hoạt động rất khó khăn, mang tính hình thức và buộc phải chuyển dần qua chức năng tư vấn.
TẤN TÀI
Theo giaoduc
Nam sinh Nghệ An là á khoa khối B, thi xong vẫn miệt mài ôn luyện Giành được thành tích nổi bật là 29.1 điểm khối B trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, Lê Văn An (Nghệ An) dự định đăng ký vào ngành Y để theo đuổi ước mơ của cậu từ lâu. Trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, Lê Văn An, cựu học sinh trường THPT Lê Lợi (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) đạt 29.1...