Chương trình giao lưu, đối thoại với giáo viên, học sinh Trường Dân tộc Nội trú tỉnh
Sáng 17/9, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Chương trình giao lưu, đối thoại với tập thể cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh (PTDTNT).
Ông Đào Văn Phước (bên phải), Hiệu trưởng Trường PTDTNT nhận lẳng hoa chúc mừng do ông Nguyễn Văn Tuân, Phó Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh trao tặng.
Ông Nguyễn Kế Toại (đứng giữa), Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng quà cho học sinh Trường PTDTNT có thành tích tốt trong học tập.
Trường PTDTNT hiện có 385 học sinh các khối từ lớp 6 đến lớp 12. Gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, chất lượng dạy và học của nhà trường luôn được cải thiện.
Năm học 2021-2022, trường có 41,52 % học sinh đạt học lực khá giỏi; 97,2 % học sinh đạt hạnh kiểm khá tốt. Học sinh khối 12 thi đậu tốt nghiệp đạt 98,18%, nhiều em trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng.
Em Phan Thị Kim Chi, học sinh lớp 12A1 Trường TPDTNT mong muốn được đầu tư hệ thống máy nước nóng, sân chời ngoài trời cho học sinh…
Video đang HOT
Tại buổi đối thoại, giáo viên và học sinh nhà trường đề xuất các kiến nghị như: Tiếp tục duy trì các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển giáo dục, kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường; đầu tư hệ thống máy nước nóng, sân chời ngoài trời cho học sinh…
Ông Nguyễn Văn Ba, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời một số nội dung ý kiến của giáo viên và học sinh Trường TPDTNT tại buổi đối thoại.
Đại diện lãnh đạo các sở, ngành cho biết, định hướng, chính sách, mục tiêu phát triển bền vững đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm trong thời gian qua.
Cụ thể, giai đoạn 2016-2020, BR-VT đã bố trí nguồn vốn hơn 713 tỷ đồng để triển khai thực hiện các chương trình, đề án, chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, 100% các tuyến đường liên thôn, ấp, xã đã được nhưa hóa, đạp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất của đồng bào dân tộc; hơn 75% hộ đồng bào dân tộc được sử dụng nước máy, 100% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% người đồng bào dân tộc được cấp thẻ BHYT; hơn 91% hộ có nhà ở kiên cố và có hố xí hợp vệ sinh…
Ông Đỗ Đình Quốc (bên trái), Trưởng Ban Dân tộc trao quà cho nhà trường.
Phát biểu kết luận buổi đối thoại, ông Nguyễn Kế Toại, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương tiếp tục tham mưu, cụ thể hóa các chương trình, chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Toàn bộ học sinh ở Trường THCS Khai Lạng (Anh Sơn) đã đến trường học tập đầy đủ
Sau khi Chủ tịch UBND huyện có buổi đối thoại trực tiếp với người dân, sáng nay toàn bộ học sinh THCS Khai Lạng đã đến trường, đi học đầy đủ.
Sáng 12/9, thầy Lê Đình Hà - Hiệu trưởng THCS Khai Lạng (huyện Anh Sơn) cho biết, toàn bộ 154 học sinh khối 6, 7, 8 của điểm trường xã Lạng Sơn sáng nay đã đến trường đầy đủ. Tương tự, 52 em học sinh khối 9 của xã Lạng Sơn cũng đã đến điểm trường ở xã Khai Sơn.
Trong khi đó, phía ngoài cổng trường, cũng không còn cảnh phụ huynh tập trung đông đúc như những ngày qua. Việc dạy và học vì thế diễn ra bình thường. "Sáng nay cả thầy và trò đều rất phấn khởi", thầy Hà nói.
Buổi chào cờ sáng 12/9 tại Trường THCS Khai Lạng. Ảnh: H.H
Học sinh Trường THCS Khai Lạng trong buổi chào cờ sáng 12/9. Ảnh: H.H
Một ngày trước, ông Hoàng Quyền - Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn đã dẫn đầu đoàn công tác, về xã Lạng Sơn để đối thoại với phụ huynh và nhân dân xã Lạng Sơn liên quan đến việc sáp nhập Trường THCS Khai Lạng. Hội nghị đối thoại có 30 lượt ý kiến phát biểu, kiến nghị, đề xuất của phụ huynh và nhân dân xã Lạng Sơn. Toàn bộ ý kiến đều được lãnh đạo huyện tiếp thu, giải thích rõ ràng cho bà con.
Sau buổi đối thoại, Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn kết luận: UBND huyện ghi nhận kiến nghị của phụ huynh và nhân dân xã Lạng Sơn, huyện sẽ chỉ đạo các phòng liên quan, tham mưu rà soát, đánh giá lại một cách khách quan, tổng thể việc thực hiện Đề án sáp nhập Trường THCS Khai Lạng, đảm bảo phù hợp với các quy định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền và có phương án đảm bảo các quy định, phù hợp với tình hình thực tế trước năm học 2023-2024.
Quang cảnh buổi đối thoại của chính quyền với người dân vào sáng 12/9. Ảnh: H.H
Chủ tịch UBND huyện giao cho Trường THCS Khai Lạng, Trường THCS Tào Sơn chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho học sinh đến trường học tập và có kế hoạch cập nhật kiến thức cho học sinh trong thời gian các em nghỉ học vừa qua. Trường THCS Khai Lạng phải tập trung nâng cao chất lượng dạy học tại 2 điểm trường Lạng Sơn và Khai Sơn.
Đồng thời, Chủ tịch UBND huyện cũng giao cho Công an huyện tiếp tục điều tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở, đe dọa, ngăn cấm học sinh đến trường. Đồng thời, phối hợp với nhà trường, địa phương để đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trường học, phòng chống các tệ nạn, bạo lực học đường.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn cũng yêu cầu phụ huynh cho học sinh đến trường học đầy đủ theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt trong năm học 2022-2023 (các lớp 6, 7, 8 học tại điểm trường Lạng Sơn, lớp 9 học tại Khai Sơn hoặc Tào Sơn theo nguyện vọng). Đề nghị phụ huynh phối hợp với các nhà trường, UBND xã Lạng Sơn để đảm bảo an toàn giao thông và an ninh trường học, phòng chống các tệ nạn, bạo lực học đường.
Đông đảo người dân tham dự cuộc đối thoại với lãnh đạo huyện. Ảnh: H.H
Lãnh đạo huyện Anh Sơn giao cho UBND xã Lạng Sơn sớm xử lý, khắc phục tạm thời các đoạn đường xuống cấp thuộc địa bàn xã giáp với đường mòn Hồ Chí Minh để đảm bảo thuận lợi sinh hoạt đi lại cho nhân dân và học sinh đến trường.
Trước đó, như Báo Nghệ An đã nhiều lần phản ánh, kể từ sau lễ khai giảng, hàng trăm người tập trung trước cổng Trường THCS Khai Lạng cơ sở 2, đóng ở xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn để phản đối sáp nhập trường. Nhiều học sinh bị ngăn cản vào lớp để học. Vì thế mà trong những ngày qua, chỉ có số lượng nhỏ học sinh được đến trường.
Trong khi đó, lãnh đạo huyện Anh Sơn cho biết, việc sáp nhập Trường THCS Lạng Sơn và Trường THCS Khai Sơn được UBND huyện Anh Sơn thực hiện từ năm học 2018 - 2019, thành Trường THCS Khai Lạng (đóng tại xã Khai Sơn). Điểm trường mới cách Trường THCS Lạng Sơn cũ hơn 4 km. Hiện đề án đã được phê duyệt, triển khai nhưng sau 4 năm học, chỉ có khối 9 chuyển về trường chính THCS Khai Lạng. Các khối 6, 7, 8 của xã Lạng Sơn vẫn học ở cơ sở 2.
Theo lộ trình, đầu năm học này, toàn bộ khối 6, 7, 8 sẽ được chuyển về trường mới. Nhưng khi nhận được thông tin, nhiều hộ dân đã đồng loạt gửi đơn thư phản đối vì cho rằng, quãng đường quá xa, cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Nhận thấy một số người dân vẫn chưa đồng thuận, ngày 15/7, Thường trực Huyện ủy Anh Sơn đã ra thông báo về quyết định chưa sáp nhập các khối lớp còn lại điểm trường Lạng Sơn về điểm trường Khai Sơn trong năm học 2022-2023. Tuy nhiên, cũng như đã thông tin, nhiều người dân vẫn không bằng lòng, họ tiếp tục không cho con em đến trường để gây áp lực, yêu cầu phải hủy bỏ đề án sáp nhập trường đã ban hành từ 4 năm trước...
Trao quà Trung thu cho học sinh xã Cầu Bà Chiều 9-9, Chi đoàn Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa phối hợp với các Chi đoàn: Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh, Phòng Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh tổ chức chương trình giao lưu Trung thu tại trường Tiểu học & THCS Cầu Bà (huyện Khánh Vĩnh). Chương trình...