Chương trình giáo dục thế giới trong 10 năm tới sẽ tập trung dạy thói quen?

Theo dõi VGT trên

“Thói quen quyết định thành công và việc chuyển hướng sang dạy thói quen sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho công việc trong thế kỷ 21 này”, đó là chia sẻ của Tiến sỹ Pramath Raj Sinha tại sự kiện giáo dục Dare to learn 2018 tổ chức tại Phần Lan hồi giữa tháng 9 vừa qua.

Mở đầu bài phát biểu “Thay đổi giáo dục để đạt thành công trong thế kỷ 21″, tiến sỹ Pramath- người sáng lập trường Kinh doanh Ấn Độ, trích dẫn lời của nhà văn người Mỹ Octavia Estelle Butler: “Trước tiên mọi người hãy quên từ “ cảm hứng” đi. Thói quen đáng tin cậy hơn. Thói quen sẽ dẫn chúng ta đi tiếp cho dù có được truyền cảm hứng hay không. Thói quen luôn bền vững”.

Theo tiến sỹ Pramath, người cũng nổi tiếng là một nhà kinh doanh thành đạt, nền kinh tế hiện đại đang thay đổi, vậy nên nền giáo dục trong 10 năm tới sẽ phải đáp ứng được 3 tiêu chí: giúp con người có cơ hội học tập trọn đời, dạy người học cách học tập hiệu quả, và tập trung dạy thói quen hơn là dạy chuyên môn.

Chương trình giáo dục thế giới trong 10 năm tới sẽ tập trung dạy thói quen? - Hình 1

Tiến sỹ Pramath Raj Sinha tại sự kiện giáo dục Dare to learn 2018 tổ chức tại Phần Lan

Ông dẫn chứng câu nói của kỹ sư nổi tiếng người Mỹ Charles Noble “Chúng ta tạo ra thói quen, sau đó thói quen sẽ định hình chúng ta”.

Do vậy, tiến sỹ Pramath nhấn mạnh trường học cần phải giúp hình thành và phát triển được các thói quen cho học sinh, tập trung vào 5 kỹ năng cần thiết trong thế kỷ 21 bao gồm: Tư duy -> Giải quyết vấn đề -> Truyền đạt -> Hợp tác -> Phát triển.

Với kỹ năng tư duy, ông Pramath cho rằng học sinh sẽ phải được hướng dẫn thói quen tư duy phản biện, học tập hiệu quả, suy luận logic, tự đánh giá mình và “giải mã” được người khác.

Với kỹ năng giải quyết vấn đề, ông Pramath nhấn mạnh rằng đây là kỹ năng quyết định thành công của con người trong thế giới VUCA ( VUCA là một thuật ngữ phổ biến trong giới kinh doanh, đặc biệt với những nhà quản lý. VUCA là tên viết tắt của các từ trong quan điểm cho rằng kinh doanh luôn phải đối mặt với nhiều biến động – Volatility, bất định – Uncertainty, phức tạp – Complexity và mơ hồ – Ambiguity).

Với kỹ năng này, tiến sỹ Pramath đề cập đến 5 thói quen cần xây dựng cho người học bao gồm: Nhận biết vấn đề, cấu trúc lại vấn đề, phân tích, đưa ra quyết định, và kiến tạo giải pháp.

Kỹ năng truyền đạt thông tin cũng là một kỹ năng quan trọng. Để xây dựng kỹ năng này, chúng ta phải tạo được các thói quen: Lắng nghe, đọc sâu, viết thành thạo, nói thuyết phục, và xây dựng phong cách, ông Pramath nói.

Bên cạnh đó, để tạo dựng được một nghề nghiệp tốt, chúng ta phải học cách hợp tác với người khác. Và để rèn luyện kỹ năng hợp tác, ông Pramath đề cập đến việc xây dựng niềm tin, tạo dựng các kênh kết nối, học cách quản lý nhóm, đàm phán thông minh, và tìm hiểu nơi làm việc.

Trong một bài phỏng vấn năm ngoái trên tờ India Today về triết lý giáo dục khai phóng đang được áp dụng tại trường ĐH Ashoka, ông Pramath với tư cách là Người đồng sáng lập và Ủy viên quản trị của trường nhấn mạnh rằng ở thế kỷ 21 sẽ không ai chỉ làm một công việc trong cả đời, vậy nên các trường học, đặc biệt các trường ĐH phải chuẩn bị hành trang tốt cho sinh viên ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu các môn học.

“Sinh viên phải có cơ hội linh động khám phá nhiều môn học,” ông nói, “và với tất cả các môn học, giáo dục khai phóng sẽ tạo điều kiện phát triển tư duy phản biện cho người học, giúp họ nhận biết các vấn đề, bóc tách ở nhiều khía cạnh và giải quyết chúng thông qua việc hợp tác nhóm”.

Video đang HOT

Khi viết về việc tạo dựng thành công trong thời đại công nghiệp 4.0, tiến sỹ Pramath cũng đề cập đến việc tập thói quen để phát triển các kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của các nhà tuyển dụng tương lai. Theo ông, một tấm bằng loại ưu và kiến thức chuyên môn giỏi sẽ không đủ để đảm bảo một ứng viên sẽ làm việc tốt và sẽ tìm được việc như ý.

“Điều cốt lõi mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên là khả năng giải quyết các vấn đề, vốn đang ngày càng trở nên phức tạp, mơ hồ, khó định hình và khó đoán trước,” ông Pramath giải thích. “Việc giải quyết các vấn đề này đòi hỏi chuyên môn của nhiều lĩnh vực, và thậm chí đôi khi việc nhận biết các vấn đề này cũng cần đến chuyên môn của nhiều lĩnh vực”.

Tiến sỹ Pramath đưa ra ví dụ về một kỹ sư xây dựng cầu dân dụng sẽ không phải chỉ được yêu cầu đưa ra giải pháp kỹ thuật đơn thuần. Anh ta cũng cần phải biết tính toán và đánh giá nhiều khía cạnh quan trọng liên quan như tác động môi trường, lưu lượng xe cộ, sự ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư, những yêu cầu của lãnh đạo, và chi phí của dự án.

“Và các nhà quản lý tương lai thường trông đợi nhiều giải pháp cho một vấn đề. Họ biết sẽ không có giải pháp nào hoàn toàn đúng. Chúng ta không bao giờ có thể giải quyết triệt để một vấn đề chỉ với một giải pháp. Thậm chí 8 trong 10 giải pháp bạn đưa ra có thể không thực hiện được, nhưng chỉ cần có vài giải pháp có tiềm năng là được rồi”.

Tiến sỹ Pramath chỉ ra rằng hệ thống giáo dục hiện tại thường cho điểm câu trả lời đúng. Nhưng việc tạo thói quen tư duy phản biện, tìm hiểu vấn đề ở nhiều khía cạnh và đưa ra nhiều giải pháp mới là hướng đi đúng trong tương lai.

“Một điều đáng ghi nhớ nữa khi giải quyết một vấn đề là việc cố tìm ra giải pháp là không đủ. Bạn sẽ không thể chỉ rõ được vấn đề và khiến mọi người làm theo bạn nếu bạn không truyền đạt tốt. Vậy nên kỹ năng truyền đạt đóng vai trò then chốt trong hỗ trợ giải quyết vấn đề”, ông nói thêm.

Và khả năng tiếp cận, giải quyết các vấn đề một cách chủ động có thể được xây dựng thành thói quen. Thói quen này cần được nỗ lực thực hành thường xuyên cho đến khi nó trở thành một hành động trực giác”, ông Pramath nhấn mạnh.

Phong Lan

(Từ Helsinki, Phần Lan)

Theo Dân trí

Sáu cái bóng học sinh phải thoát để vươn cao

Các môn học, quá khứ, ghi chép - ghi nhớ hay thầy cô là những cái bóng khiến học sinh không thể vươn lên giữa rừng tháp cao xứ người.

TS Nguyễn Chí Hiếu, với hơn 10 năm dạy học, đã chia sẻ về những thách thức học sinh Việt Nam phải đối mặt.

Trong chuyến đi kết nối và trao đổi với các tổ chức, nhà lãnh đạo giáo dục trong khuôn khổ chương trình Eisenhower Fellowships diễn ra tại Mỹ, tôi được ngồi nói chuyện với Jerome, cha đẻ của The Millennium Project đang diễn ra trên 67 nước. Ông nói rất nhiều về 5 lĩnh vực sẽ thay đổi thế giới vào năm 2050, bao gồm: khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật, quản lý chính phủ, doanh nghiệp và lao động, giáo dục.

Ở lĩnh vực nào, tôi cũng hiểu thêm được nhiều điều, đặc biệt ở mảng giáo dục. Và tôi đã suy nghĩ rất nhiều về sáu cái bóng quá lớn đang dè bẹp sự phát triển của học sinh, cũng là sáu điều mà Jerome nói cần "thay đổi, cách mạng và giải phóng" cho học sinh để chúng sẵn sàng sống trong tương lai - năm 2050 - khi mà nhiều người lớn trong chúng ta chưa chắc còn để thấy.

Cái bóng số 1: Các môn học

Khi Việt Nam còn đang đắm chìm trong rừng môn học chính phụ ở trường và cả ở trung tâm học thêm thì ở nhiều môi trường giáo dục tiên tiến, người ta nhấn mạnh học sinh cần được chú trọng phát triển những điểm sau từ lớp 1 đến lớp 12: tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, giá trị và đạo đức, nghệ thuật, triết học, khởi nghiệp, thấu hiểu bản thân, các quan hệ giữa con người với con người, và sự hòa hợp xã hội.

Sáu cái bóng học sinh phải thoát để vươn cao - Hình 1

TS Nguyễn Chí Hiếu. Ảnh: Dương Tâm

Cái bóng số 2: Quá khứ

Học sinh suốt ngày phải học thuộc những sự kiện về quá khứ, những thứ đã diễn ra và không thể thay đổi, nhưng lại thiếu đi cái nhìn sắc nét, góc cạnh để chiết xuất tư duy và năng lực phân tích.

Và quan trọng hơn hết, học sinh được dạy về quá khứ, nhưng lại không được dạy để nhìn về và phân tích tương lai nên chẳng biết làm thế nào để chuẩn bị đón nhận và ứng phó với cái tương lai mà mai kia chúng phải sống và cần làm chủ.

Cái bóng số 3: Kiểm tra, thi cử

Học sinh Việt Nam phải thi cử triền miên, và cách dạy - học ngày nay dù ở trường hay ở nhà, cũng toàn tập trung kỹ năng giải đề, làm bài tập lặp đi lặp lại, luyện hết đề này qua đề khác, chạy theo những mục tiêu như phát âm tiếng Anh thật chuẩn, làm toán phải thật nhanh, làm ngữ pháp tiếng Anh vèo vèo.

Để rồi dẫu có điểm số cao, giải thưởng nhiều, huy chương lấp lánh, nhưng cái mà không ít học sinh thiếu đi chính là năng lực học tập trọn đời - khả năng tự học.

Còn ở vài môi trường giáo dục và trường học khác, ở bậc phổ thông, có thể học sinh không có nhiều điểm số, giải thưởng, huy chương nhưng năng lực học tập trọn đời thì quá tốt. Và đó chính là tiền đề, nền tảng để học sinh có đủ lực để đi thật xa ở các bậc học cao hơn cũng như trong công việc sau này.

Cái bóng số 4: Dạy nghề

Ở Việt Nam, không ít nơi và không ít phụ huynh cứ tư duy là phải dạy cho học sinh theo kiểu cho chúng một cái nghề, mà quên mất rằng có thể cái nghề đó chưa chắc đã còn tồn tại tầm 5-10 năm nữa, chứ đừng nói đến năm 2050.

Còn ở nhiều nước khác, người ta tư duy không phải dạy nghề mà là dạy kỹ năng. Và kỹ năng ở đây là vô số thứ khác ngoài kỹ năng nghề.

Một ví dụ cho dễ hiểu là đến giờ vẫn còn có rất nhiều người, dù là đi học nước ngoài về, vẫn cứ hỏi tôi một câu mà cả chục năm qua tôi bị hỏi đi hỏi lại, nhiều khi cũng ngán ngẩm: "Sao học kinh tế mà không đi làm tài chính ngân hàng, lại chuyển qua làm giáo dục"?

Tôi chỉ biết trả lời: Học kinh tế chục năm em quên gần hết kiến thức và mô hình, lập trình này kia rồi, nhưng được cái không quên cách tư duy logic, lập luận, giao tiếp, kỹ năng tự tìm tòi, thử nghiệm, sáng tạo để em đủ dùng dù là đào tạo giáo viên, viết chương trình, viết sách hay đi dạy.

Dạy nghề nó khác với dạy kỹ năng là ở chỗ đó.

Cái bóng số 5: Ghi chép và ghi nhớ

Hai cái cụm từ này đúng là quan trọng vì học sinh nào cũng phải có và phải được tập, nhưng cũng giống như trong ẩm thực, đồ ăn có ngon cách mấy thì cũng phải ăn vừa phải thôi, ăn nhiều quá là bội thực và mất cân bằng.

Khi nhiều thứ ở nhà, học ở trường hay ra ngoài trung tâm, Toán, Lý, Hóa hay Văn, Anh, Sử, Địa, tập trung nhiều quá về ghi nhớghi chép thì học sinh học mãi cũng oải, giảm ngay năng lực tò mò tìm hiểu mà con người sinh ra đã có, cái mà ở nhiều nước như Mỹ, người ta đang làm mọi cách để thúc đẩy: Dạy và học theo nhu cầu - chuyên ngành gọi là inquiry-based learning.

Nói cho dễ hiểu, học sinh thích tìm hiểu và nghiên cứu những gì thì giáo viên và nhà trường cần làm hết sức để đẩy nó đi thật xa, để chính học sinh nhận thức và vỡ ra nhiều thứ mà có khi cả thầy cô còn chưa chắc ngộ ra được.

Cái bóng số 6: Thầy cô

Ở Việt Nam, chắc thầy cô là thầy cô, còn ở một số môi trường giáo dục khác, người ta muốn định nghĩa lại và đào tạo lại thầy cô theo nghĩa là huấn luyện viên. Tức là thầy cô cần có năng lực định hướng, hướng dẫn và tạo động lực cho học sinh; chứ không chỉ là dạy kiến thức, giao phiếu bài tập, đọc sửa đáp án, chấm chữa bài và cho chúng ghi chép mệt nghỉ.

Sáu cái bóng này ở Việt Nam, vì nhiều lý do mà trở nên quá lớn và học sinh cũng quá mệt mỏi. Nhiều ngôi sao cấp 1 lên đến cấp 2 thường gặp phải một trong hai viễn cảnh mà nhiều lúc tôi thấy đau và xót khi chứng kiến.

Một là vẻ mặt đờ đẫn, bơ phờ và mất hết động lực học tập, chứ đừng nói chi là niềm vui từ những thứ bình dị trong cuộc sống và thế giới xung quanh. Hai là vẫn lao vào học thêm, thi cử, giành nhiều giải thưởng, huy chương nhưng gặp chúng, trao đổi với chúng, tôi cứ thấy cái ruột bị rỗng rỗng bên trong.

Ở xứ người, họ cũng có những vấn đề y như ở Việt Nam, trường học cũng khó khăn, thầy cô cũng đeo mang nhiều thứ, nhưng được cái là khi đã ý thức được thì họ sẽ làm.

Hiện ở Việt Nam, nhiều phụ huynh và thầy cô cũng đã cởi mở, chịu làm, chịu thay đổi để giúp học sinh thoát khỏi sáu cái bóng này và nhiều cái bóng khác mà chúng đang phải vật vã đeo mang. Mai kia ra biển lớn, chúng thật sự không còn là cái bóng giữa rừng tháp cao xứ người, mà chính chúng sẽ tự tin vươn cao để che bóng cho bao người khác.

Và Việt Nam thực sự cần nhiều hơn nữa những phụ huynh và thầy cô như vậy.

TS Nguyễn Chí Hiếu

Theo Vnexpress

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Khởi tố nhà báo quay clip san ủi đất để đe dọa, vòi tiềnKhởi tố nhà báo quay clip san ủi đất để đe dọa, vòi tiền
09:30:57 09/02/2025
Bắt khẩn cấp tài xế xe khách tự tông dải phân cách khiến 3 người tử vongBắt khẩn cấp tài xế xe khách tự tông dải phân cách khiến 3 người tử vong
09:59:34 09/02/2025
Trải lòng của các nạn nhân trở về từ công ty lừa đảo qua mạng ở CampuchiaTrải lòng của các nạn nhân trở về từ công ty lừa đảo qua mạng ở Campuchia
09:33:38 09/02/2025
Vụ lật xe khách ở Phú Yên: Đau xót cảnh người mẹ mù lòa túc trực bên con gái bị đứt lìa cánh tayVụ lật xe khách ở Phú Yên: Đau xót cảnh người mẹ mù lòa túc trực bên con gái bị đứt lìa cánh tay
09:40:42 09/02/2025
Biệt thự nhà chồng Đỗ Mỹ Linh qua góc nhìn của người đi đường: "Cánh cổng hào môn" sừng sững trên "đất vàng"Biệt thự nhà chồng Đỗ Mỹ Linh qua góc nhìn của người đi đường: "Cánh cổng hào môn" sừng sững trên "đất vàng"
09:51:56 09/02/2025
Nữ sinh mất liên lạc ở TPHCM chính thức lên tiếngNữ sinh mất liên lạc ở TPHCM chính thức lên tiếng
09:39:47 09/02/2025
Chồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợChồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợ
14:34:57 09/02/2025
5 con giáp có tài lộc thăng hoa nhất năm Ất Tỵ: Vận đỏ như son, đầu tư, kinh doanh đều vượt xa 20245 con giáp có tài lộc thăng hoa nhất năm Ất Tỵ: Vận đỏ như son, đầu tư, kinh doanh đều vượt xa 2024
10:07:11 09/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tử vi tổng quan tuổi Dậu năm Ất Tỵ 2025: Cát tinh chiếu rọi, tài lộc rực rỡ, hạnh phúc viên mãn

Tử vi tổng quan tuổi Dậu năm Ất Tỵ 2025: Cát tinh chiếu rọi, tài lộc rực rỡ, hạnh phúc viên mãn

Trắc nghiệm

15:40:50 09/02/2025
Theo các chuyên gia phong thủy, tuổi Dậu là con giáp có vận may tài lộc rực rỡ bậc nhất trong năm Ất Tỵ 2025.Theo các chuyên gia phong thủy, tuổi Dậu là những người có năng lực và nghiêm túc
Từ Hy Viên vừa qua đời 7 ngày, hình ảnh gia đình tụ tập bên bánh kem gây dậy sóng MXH

Từ Hy Viên vừa qua đời 7 ngày, hình ảnh gia đình tụ tập bên bánh kem gây dậy sóng MXH

Sao việt

15:35:52 09/02/2025
Ngày 9/2, tờ 163 đưa tin các thành viên trong gia đình và bạn bè Từ Hy Viên đang trở thành tâm điểm trên MXH sau khi khoảnh khắc họ tụ tập ở nhà riêng của minh tinh Vườn Sao Băng được đăng tải.
Khởi tố chủ nợ chém con nợ

Khởi tố chủ nợ chém con nợ

Pháp luật

15:35:25 09/02/2025
Ngay khi nhận tin báo, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình đã phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật.
Xe máy 'kẹp 3' đâm vào gốc cây làm 3 thanh niên tử vong tại chỗ

Xe máy 'kẹp 3' đâm vào gốc cây làm 3 thanh niên tử vong tại chỗ

Tin nổi bật

15:31:41 09/02/2025
Vào khoảng 1h18 ngày 9/2, một vụ tai nạn giao thông đã xảy ra tại đường Võ Nguyên Giáp thuộc tổ 3, phường Bình Minh, TPLào Cai, tỉnh Lào Cai khiến 3 người tử vong tại chỗ.
Bộ Quốc phòng Nga cập nhật tình hình cuộc phản công của Ukraine ở Kursk

Bộ Quốc phòng Nga cập nhật tình hình cuộc phản công của Ukraine ở Kursk

Thế giới

15:29:05 09/02/2025
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố báo cáo về tiến độ đẩy lùi nỗ lực phản công của lực lượng Ukraine trên mặt trận Kursk tính đến chiều 7/2.
Clip: "Nếu không có camera giám sát, tôi làm sao sống tốt được kiếp này nữa đây"

Clip: "Nếu không có camera giám sát, tôi làm sao sống tốt được kiếp này nữa đây"

Netizen

15:20:46 09/02/2025
Với những người nuôi thú cưng, đó không chỉ là con chó mèo bình thường, mà còn là người bạn trung thành, cùng họ tâm sự và chống chọi cô đơn giữa cuộc sống tấp nập.
Nhà - xe của bầu Đức, món tiền thưởng "lệch pha" của bầu Hiển & món quà triệu đô cho Nguyễn Xuân Son

Nhà - xe của bầu Đức, món tiền thưởng "lệch pha" của bầu Hiển & món quà triệu đô cho Nguyễn Xuân Son

Sao thể thao

14:27:24 09/02/2025
Bóng đá Việt Nam từng có nhiều pha chi tiền rất ngông của các đại gia song lợi bất cập hại. May thay, còn có những pha rút ví khác cực kỳ ý nghĩa từ các ông bầu tâm huyết.
Chồng cũ Từ Hy Viên nổi điên, mẹ chồng cũ "mặt dày" la lối sau khi dính đòn trừng phạt nặng

Chồng cũ Từ Hy Viên nổi điên, mẹ chồng cũ "mặt dày" la lối sau khi dính đòn trừng phạt nặng

Sao châu á

14:21:05 09/02/2025
Sau khi nhận đòn trừng phạt nặng, theo tờ 163, Uông Tiểu Phi đã nổi điên trong group chat quy tụ 374 doanh nhân tinh anh của Trung Quốc.
Cuối tuần sau Tết, nấu ngay nồi lẩu thế này vừa ngon lại thanh nhẹ "mát ruột"

Cuối tuần sau Tết, nấu ngay nồi lẩu thế này vừa ngon lại thanh nhẹ "mát ruột"

Ẩm thực

13:50:24 09/02/2025
Món lẩu nấm này vừa bổ dưỡng lại ngon miệng, với dinh dưỡng từ hàu và vị thanh ngọt tự nhiên từ nấm khiến cho nước súp rất ấn tượng.
Sự thật 'vật thể bí ẩn' dưới đáy biển Baltic

Sự thật 'vật thể bí ẩn' dưới đáy biển Baltic

Lạ vui

13:23:41 09/02/2025
Vật thể dị thường dưới đáy biển Baltic được nhóm thám hiểm thuộc Công ty Ocean X Team (đơn vị chuyên tìm kiếm kho báu thất lạc) phát hiện mùa hè năm 2011.
Túi xách hình tôm hùm độc lạ, gây sốt với giá hơn 450 triệu đồng

Túi xách hình tôm hùm độc lạ, gây sốt với giá hơn 450 triệu đồng

Thời trang

11:26:01 09/02/2025
Trong bộ sưu tập thời trang nam Thu - Đông 2025, giám đốc sáng tạo đương nhiệm mảng trang phục nam - Pharrell Williams - kết hợp cả hai để tạo ra một chiếc túi xách gây sốt.