Chương trình giáo dục phổ thông mới: Dễ đi vào “ngõ cụt” khi lớp học quá tải
Điểm nổi bật của Chương trình giáo dục phổ thông mới đó là giảm áp lực học tập cho học sinh – điều rất nhiều phụ huynh, học sinh mong chờ trong nhiều năm qua.
Các lớp học quá tải sẽ là một “rào cản” khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh minh họa: Q.Anh.
Tuy nhiên, sau khi Dự thảo các môn học trong chương trình mới được công bố, nhiều ý kiến cho rằng lớp học quá tải, chương trình một số môn học chưa thực sự giảm tải cho học sinh như đã kỳ vọng.
Mối lo những lớp học quá tải, tạm bợ
Sau gần một tuần công bố, Dự thảo các môn học trong chương trình mới đã thu hút được sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục cũng đã “mổ xẻ” nhiều điểm cần phải làm rõ, thậm chí lo ngại về những điểm có thể khiến cho chương trình giáo dục mới khó triển khai một cách hiệu quả như mục tiêu đã đề ra.
Mong muốn được giảm tải chương trình, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay ở các thành phố lớn – nơi được cho là có điều kiện thích hợp để áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, điểm đáng lo hiện nay là quy mô trường lớp ở một số thành phố lớn luôn thiếu, dẫn đến tình trạng quá tải trong nhiều năm trở lại đây. Một số nơi, mỗi lớp sĩ số lên tới 50-60 học sinh, ngày nào cũng phải sinh hoạt, học tập, thậm chí ăn ngủ ngay tại lớp học chật chội, khó đảm bảo được chất lượng dạy và học, nhất là chương trình giáo dục mới đòi hỏi cần có điều kiện thích hợp hơn cho các môn học.
mối lo trường lớp quá tải, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục, bà Bùi Thị Sinh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hải Bối (huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết: “Trường hiện đang trong tình trạng quá tải về quy mô học sinh khi sĩ số lên tới 50 HS/lớp và tương lai còn tăng. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của trường đang có chiều hướng xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu, vì vậy, để triển khai có chất lượng chương trình, rất cần sự quan tâm, đầu tư”.
Video đang HOT
Còn theo lãnh đạo Trường tiểu học Nam Thành Công (quận Đống Đa, Hà Nội), tình trạng quá tải về quy mô học sinh hàng năm là khó khăn chung của giáo dục tiểu học hiện nay, đặc biệt là ở Hà Nội. Nhiều khả năng đây sẽ là rào cản không nhỏ trong quá trình triển khai của các trường học luôn có sĩ số đông. Trong khi đó, các trường vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa lại có mối lo khác đó là điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp còn nhiều thiếu thốn. Các lớp học tạm bợ, sơ sài khó có thể đảm bảo cho hiệu quả các môn học mới cần không gian, trang thiết bị hỗ trợ.
Học sinh có thực sự được giảm tải?
Dù đặt quyết tâm cao để “chạy đua” thời gian, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất tốt khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới, song GS.Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông cũng thẳng thắn chỉ ra một thực trạng ở một số nơi còn tình trạng lớp học đông, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. “Chúng tôi đề nghị các địa phương, đặc biệt là Hà Nội giảm sĩ số học sinh theo quy định. Cụ thể, với tiểu học là 35 em/lớp và với trung học là 40 – 45 em/lớp. Nếu sĩ số 50 – 60 em/lớp như hiện nay thì không cách gì tổ chức được lớp học theo nhóm”, GS Nguyễn Minh Thuyết thêm.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện cả nước có 28.177 cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Trong đó, các cơ sở giáo dục (đặc biệt ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ) hiện còn nhiều phòng học bán kiên cố, phòng học tạm thời và phải đi thuê, mượn các cơ sở bên ngoài. Ngay tại Hà Nội, nhiều ngôi trường đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong khi yêu cầu để thực hiện chương trình mới là phòng học phải đảm bảo, trang bị đầy đủ thiết bị, máy tính để học sinh tăng thời lượng thực hành.
Bộ GD&ĐT cho biết, vai trò của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đối với quá trình đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông mới là rất quan trọng. Bộ đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương khảo sát thiết bị dạy học ở tất cả các trường và nhận diện được những khó khăn, thiếu thốn của từng cấp, từng địa phương. Trên cơ sở đó, đã xác định được những trọng tâm ưu tiên đầu tư, trong đó có bổ sung thiết bị dạy học cho các địa phương trong thời gian tới theo lộ trình đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Nội dung này đã được thể hiện trong Đề án Đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục phổ thông mà Bộ đã trình Chính phủ.
Ngoài mối lo lớp học quá tải, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn… Nhiều ý kiến của chuyên gia, giáo viên cũng lo lắng rằng các môn học mớidù học sinh được định hướng phát triển năng lực, nhưng nếu xét cụ thể vào từng môn học, ở cấp THCS, THPT cũng sẽ có khá nhiều môn học, bên cạnh việc chưa cụ thể hóa lượng kiến thức ra sao, nhưng việc đưa số lượng kiến thức lớn theo chương trình cũng sẽ được tính đến, cộng với việc tăng cường các tiết kỹ năng, ngoại khóa, chưa kể phải học thêm ngoại ngữ, ôn thi cuối cấp… nên việc chương trình mới có giảm tải được hay không cũng khiến nhiều người băn khoăn, mong Ban soạn thảo xây dựng chi tiết hơn.
“Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được chuẩn bị, xây dựng một cách kỹ lưỡng và đón nhận nhiều sự góp ý của các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục trong thời gian qua. Tinh thần giảm tải được triển khai xuyên suốt ở các môn học trong Dự thảo nhưng không phải giảm tải một cách cơ học, mà là tổ chức lại nội dung chương trình phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở từng cấp học. Học sinh sẽ hoạt động nhiều và thường xuyên hơn thông qua môn học bắt buộc là hoạt động trải nghiệm. Mặt khác, việc tăng thời lượng và yêu cầu thực hành ở hầu hết các môn học cũng là cách giảm tải, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và hình thành kỹ năng một cách bền vững”.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ
Theo Giadinh.net
Nâng cao năng lực giảng viên sư phạm về chương trình giáo dục phổ thông mới
Hội thảo "Nâng cao năng lực cho giảng viên các trường sư phạm về chương trình giáo dục phổ thông mới" do Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) phối hợp Dự án hỗ trợ đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông (GREP) tổ chức chiều nay (18/12). Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội thảo.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội thảo.
Cùng với việc đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, việc nâng cao năng lực các trường sư phạm, trong đó nòng cốt là đội ngũ giảng viên đóng vai trò rất quan trọng. Đây là lực lượng sẽ đóng vai trò then chốt trong công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên để đáp ứng Chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới.
Nhấn mạnh điều này tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng, ngay từ bây giờ, đội ngũ giảng viên các trường sư phạm cần phải được quan tâm bồi dưỡng và phải trực tiếp tham gia vào các hoạt động đổi mới chương trình, SGK, để vừa nâng cao năng lực, vừa bám sát, cập nhật những yêu cầu cũng như nội dung mới nhất của chương trình giáo dục phổ thông.
Việc phát triển năng lực cho đội ngũ giảng viên sư phạm đã được giao cho chương trình ETEP, nhưng không chỉ giới hạn ở 7 trường ĐH sư phạm chủ chốt và Học viện quản lý giáo dục, mà còn mở rộng tới các trường ĐH sư phạm đặc thù và các trường ĐH khác trên cả nước có đào tạo giáo viên.
Trong Chương trình của ETEP, có một nội dung quan trọng là tổ chức các khóa bồi dưỡng, các hội nghị, hội thảo để nâng cao năng lực cho các giảng viên sư phạm chủ chốt - những giảng viên có uy tín chuyên môn, có năng lực phát triển chuyên môn nghề nghiệp và có sức lan tỏa, ảnh hưởng tích cực tới những giảng viên, giáo viên, CBQL giáo dục khác.
Những thầy cô giảng viên này sẽ là lực lượng nòng cốt trong tương lai để giúp Bộ GD&ĐT và các nhà trường triển khai sứ mệnh quan trọng: phát triển các chương trình, tài liệu, tổ chức hoạt động đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng giảng viên, giáo viên và CBQL giáo dục phổ thông. Chương trình ETEP sẽ có kế hoạch bồi dưỡng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho đội ngũ những thầy cô này.
Hội thảo "Nâng cao năng lực cho giảng viên các trường sư phạm về chương trình giáo dục phổ thông mới"
Tại hội thảo, những giảng viên sư phạm chủ chốt được các vấn đề mới của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình các môn học và hoạt động giáo dục; cùng góp ý, trao đổi để góp phần hoàn thiện các văn bản dự thảo chương trình trước khi Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ GD&ĐT đã triển khai rất nhiều chương trình, hoạt động, trong đó có 2 chương trình lớn: Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông (thực hiện là Dự án RGEP); Tăng cường năng lực cho các trường sư phạm để đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên, CBQL giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và triển khai chương trình, SGK mới nói riêng (thực hiện là Dự án ETEP).
Cả 2 chương trình này đều đã triển khai chính thức năm 2017 và đã thực hiện được nhiều công việc trong Kế hoạch. Đến nay, về phía Dự án RGEP, đã xây dựng xong chương trình giáo dục phổ thôg tổng thể trình Bộ trưởng kí ban hành sau một thời gian dài tiếp thu ý kiến của đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà giáo, CBQL giáo dục và toàn xã hội.
Sau chương trình tổng thể, Dự án RGEP đã tổ chức phát triển chương trình các môn học và hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. Bản thảo chương trình các môn học và hoạt động giáo dục phổ thông đã được đưa ra thảo luận trong các hội thảo và được xin ý kiến góp ý trực tiếp tại nhiều hội nghị, hội thảo, các cơ sở giáo dục và các trung tâm đào tạo giáo viên lớn của cả nước.
Trước hội nghị này, Dự án RGEP đã tổ chức lấy ý kiến góp ý từ đội ngũ giáo viên phổ thông các cấp, từ tiểu học đến THCS và THPT.
Theo Giaoducthoidai.vn
Cấm học sinh, sinh viên cổ vũ U23 Việt Nam một cách quá khích, phản cảm Để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc, ngày 25.1, Sở GDĐT TPHCM ra văn bản yêu cầu các trường tuyên truyền, nhắc nhở học sinh, sinh viên khi cổ vũ đội nhà không được có hành động quá khích, phản cảm, không tổ chức đua xe trái phép. ảnh minh họa Công văn có nội dung cụ thể như sau: Thực...