Chương trình giáo dục phổ thông mới: Áp dụng nhiều cách giảm tải
Cho đến thời điểm này, vấn đề giảm tải trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới vẫn đang được dư luận quan tâm. Những kiến thức quá hàn lâm hoặc ôm đồm trong chương trình phổ thông cũ sẽ được giảm tải thế nào? Khối lượng kiến thức được giảm ở chương trình GDPT mới so với với chương trình được cho là quá tải như hiện tại bao nhiêu?…
ảnh minh họa
Đổi mới cách dạy để giảm tải
Một số ý kiến cho rằng, số môn học trong dự thảo chương trình GDPT mới quá nhiều, có vẻ ôm đồm và tham vọng, nhiều môn học mới… Chương trình mới sẽ hiệu quả hơn nữa nếu giảm kiến thức và tôn trọng sự phát triển toàn diện của trẻ.
Liên quan đến vấn đề này, GS. Nguyễn Minh Thuyết- Tổng chủ biên chương trình GDPT mới cho biết, sẽ có nhiều cách giảm tải như: giảm bớt kiến thức khó, tổ chức lại nội dung, tích hợp, thay đổi phương pháp dạy học, đổi mới sách giáo khoa (SGK)…
Ví dụ về việc tổ chức lại nội dung, điển hình như môn Lịch sử. Chương trình Lịch sử của cả ba cấp khác với chương trình trước đây ở chỗ hầu như không thiết kế đồng tâm từ thấp lên cao. Trong đó, cấp Tiểu học chủ yếu dạy lịch sử thông qua các câu chuyện lịch sử; THCS dạy thông sử; THPT không lặp lại thông sử nữa mà có hệ thống các chủ đề và chuyên đề về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Một cách tổ chức lại nội dung nữa là tích hợp.
Video đang HOT
Thay vì học 3 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, chúng ta xây dựng môn học mới là Khoa học tự nhiên. Chương trình môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên sự kết hợp của 3 trục cơ bản là: Chủ đề khoa học – Các nguyên lý/khái niệm chung của khoa học – Hình thành và phát triển năng lực. Trong đó, các nguyên lý/khái niệm chung sẽ là vấn đề xuyên suốt, gắn kết các chủ đề khoa học của chương trình.
Trước băn khoăn rằng, vấn đề quá tải không phải do chương trình mà do SGK, GS. Nguyễn Minh Thuyết khẳng định nguyên nhân do cả chương trình, SGK và cách dạy. Theo đó, muốn SGK không quá tải thì trước hết phải tập huấn cho người viết sách. Người viết, người thẩm định SGK phải bám sát yêu cầu cần đạt trong chương trình. Bên cạnh đó, sắp tới không chỉ có một mà nhiều sách SGK, nên quá tải hay không cũng là một yếu tố cạnh tranh và các tác giả viết sách phải cân nhắc.
Theo các chuyên gia, xét về tổng thể, số môn học trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới có vẻ nhiều do có thêm nhiều môn học mới, bao gồm những môn học được đặt lại tên, các môn được tích hợp (Khoa học tự nhiên, xã hội) và môn học mới được bổ sung (hoạt động trải nghiệm sáng tạo).
Tuy nhiên, nội dung đã được cấu trúc lại, giảm bớt các kiến thức khó, tích hợp và thay đổi phương pháp giảng dạy. Hơn nữa, ở cấp THPT, học sinh chỉ học 5 môn bắt buộc (trước đây phải học hết 13 môn) và tự chọn 5 môn trong 3 nhóm tự chọn theo định hướng nghề nghiệp. Do đó, có thể nói chương trình mới có sự giảm tải so với chương trình hiện hành vì học sinh chỉ học những môn học cần thiết cho phát triển nghề nghiệp. Mặt khác, khi triển khai thực hiện, các địa phương có thể chọn sách giáo khoa và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cũng như các chuyên đề phù hợp với thực tế từng địa phương. Điều này giúp học sinh dễ tiếp cận với nội dung môn học. Đây cũng được xem là một hình thức giảm tải.
Theo GS. Võ Tòng Xuân, chúng ta hiện nay đang rất cần Bộ Chuẩn kiến thức môn học (Set of Standards of Knowledge). Bộ Chuẩn kiến thức là tài liệu quan trọng nhất mà Bộ GD&ĐT sẽ dùng để quản lý chất lượng giáo dục, đánh giá giáo viên và học sinh, chứ không phải là Chương trình, SGK. Bộ nên giao nhiệm vụ cho Ban Soạn thảo huy động thêm chuyên gia các môn học tham khảo các Bộ Chuẩn kiến thức của các nước để soạn bộ chuẩn cho Việt Nam. Ví dụ, môn Toán lớp 3 thì học gì, lớp 4 học gì, cho đến lớp 12 học gì. Có được bộ chuẩn của từng môn học, các nhà xuất bản sẽ hợp đồng các chuyên gia môn học để soạn SGK từng lớp theo đúng Bộ Chuẩn kiến thức mà Bộ đã duyệt.
Một trong những thay đổi đóng vai trò then chốt trong mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT chính là hệ thống các trường sư phạm – đây là “cỗ máy cái” đào tạo giáo viên. Vấn đề đổi mới trong đào tạo giáo viên không phải là đơn giản. Gần như tất cả các môn học sẽ đổi mới về nội dung kiến thức và phương pháp dạy học. Với trình độ giáo viên tốt nghiệp từ các trường sư phạm theo chương trình đào tạo giáo viên trước đây thì khó mà dạy nổi chương trình mới. Do đó, đổi mới cơ bản nhất của giáo dục Việt Nam chính là đổi mới trước tiên chương trình đào tạo sư phạm để đáp ứng sự đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Về công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng chương trình GDPT mới, GS. Nguyễn Minh Thuyết cho biết, ngay từ khi bắt tay vào xây dựng chương trình mới, Bộ GD&ĐT đã hết sức quan tâm kiểm tra, điều tra đội ngũ giáo viên hiện nay về số lượng giáo viên nói chung/ số lượng từng cấp học, môn học; rà soát xem các giáo viên họ còn cần những gì về phương pháp dạy học và các mặt khác. Trong chuẩn bị giáo viên, Bộ cũng tính toán lại quy hoạch đào tạo sư phạm và bồi dưỡng dần cho giáo viên những phương pháp dạy học mới.
Theo Daidoanket.vn
Đồng Tháp: Tập trung thực hiện truyền thông Chương trình GD phổ thông mới
Để chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới (sẽ gọi là Chương trình) tỉnh Đồng Tháp đã có bước chuẩn bị khẩn trương. Địa phương tập trung đầu tư nguồn lực từ con người, cơ sở vật chất đến nâng cao trình độ đội ngũ để triển khai chương trình một cách hiệu quả nhất.
ảnh minh họa
Ông Bùi Quý Khiêm - Chánh Văn phòng, Sở GD&ĐT Đồng Tháp, cho biết:
Sở đã chỉ đạo trưởng phòng các Phòng GD&ĐT, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở tổ chức triển khai 6 chuyên đề về đổi mới Chương trình. Sở đã có văn bản thông báo đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trước ngày 15/1/2018 bằng các hình thức phù hợp với điều kiện của đơn vị. Đối với việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, các đơn vị tiếp tục chủ động thực hiện việc rà soát đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo lộ trình thực hiện Chương trình.
Về chuẩn bị cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, các đơn vị phải chủ động kiểm tra, rà soát và tăng cường tính chủ động, tự chủ trong việc tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để phục vụ đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Đối với các Phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh phải tập trung chỉ đạo thực hiện mục tiêu dạy học 2 buổi/ngày ở tất cả các trường tiểu học trong địa bàn.
Đối với kinh phí thực hiện đổi mới Chương trình, sau khi Bộ GD&ĐT ban hành văn bản hướng dẫn về kinh phí thực hiện đổi mới Chương trình, Sở GD&ĐT sẽ phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương; các cơ sở giáo dục xây dựng dự toán ngân sách, thực hiện và thanh quyết toán đúng quy định.
Đồng thời, trong xây dựng dự toán chi hàng năm từ nay đến năm 2024, ưu tiên đảm bảo, bố trí kinh phí để thực hiện việc đổi mới Chương trình đúng lộ trình từ tỉnh đến các địa phương.
Kết hợp kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý và kinh phí mua sắm sách giáo khoa, thiết bị dạy học của Đề án nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Để tăng cường công tác truyền thông về GD&ĐT nói chung, về đổi mới Chương trình nói riêng, Sở chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện tốt Kế hoạch truyền thông về GD&ĐT giai đoạn 2017 - 2020 và báo cáo kết quả thực hiện đúng quy định; tập trung thực hiện truyền thông về đổi mới Chương trình theo định hướng của Bộ, Sở GD&ĐT...
Theo Giaoducthoidai.vn
Chương trình giáo dục phổ thông mới có những môn học gì? Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung chương trình được giảm tải, hình thành một số môn học mới mang tính tích hợp. Mục tiêu của chương trình mới là giúp hình thành năng lực, phẩm chất nên sắp tới, cách dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh cũng phải thay đổi...