Chương trình giáo dục phổ thông: Đừng làm kiểu bình mới rượu cũ

Theo dõi VGT trên

Chương trình giáo dục phổ thông nếu chỉ thay đổi tên môn học, không khắc phục được những nhược điểm cũ thì rõ ràng không có lý do để tồn tại.

Đó là nhận định của thạc sĩ Lê Minh Tiến, tốt nghiệp thủ khoa khoa Xã hội học – ĐH KHXH&NV TP.HCM, lấy bằng thạc sĩ Xã hội học tại Bỉ, hiện là giảng viên của khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á, Đại học Mở TP.HCM.

- Bộ GD&ĐT vừa công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều thay đổi mạnh mẽ và kỳ vọng cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam trong thời gian sắp tới. Thạc sĩ có nhận xét gì về Chương trình giáo dục phổ thông mới này?

- Trong bất cứ lĩnh vực nào, khi muốn thay cái cũ bằng cái mới thì thông thường người ta phải tiến hành đánh giá toàn diện những cái được, cái tốt và những cái chưa được, những cái còn bất cập của cái cũ để từ đó thiết kế cái mới nhằm phát huy những cái được và khắc phục những bất cập của cái cũ.

Chương trình giáo dục phổ thông: Đừng làm kiểu bình mới rượu cũ - Hình 1

Thạc sĩ Lê Minh Tiến.

Đọc Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT), chúng tôi không thấy nhóm soạn thảo có bất cứ đánh giá nào về Chương trình GDPT hiện hành mà chỉ nói chung chung là “Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học”.

“Nền giáo dục hiện hành chủ yếu dạy để thi chứ không phải học để sống, học để làm người.

Do đó, các thầy cô gần như chỉ chú trọng dạy về kiến thức khoa học để thi chứ không dạy về kỹ năng, dạy về lối sống để học sinh có thể phát triển hài hòa về tri thức lẫn nhân cách”.

Thạc sĩ Lê Minh Tiến

Vấn đề đặt ra là theo Nhóm soạn thảo Chương trình mới, đâu là những ưu điểm của các chương trình đã có của Việt Nam để Chương trình mới kế thừa?

Các chương trình đã có là chương trình hiện hành hay toàn bộ những chương trình đã và đang được áp dụng cho nền GDPT Việt Nam từ trước đến nay?

Video đang HOT

Nhóm soạn thảo đã có những nghiên cứu, đánh giá nào và bằng phương pháp gì để nhận diện những ưu điểm của (các) chương trình cũ? Những nghiên cứu, đánh giá ấy có đáng tin cậy không, có được công bố và bảo vệ trước giới học thuật để đảm bảo tính khả tín hay không?

Rõ ràng là chúng ta không biết được những điều này và do đó không thể biết được Chương trình mới kế thừa cái gì, khắc phục cái gì của những chương trình cũ.

- Vậy theo thạc sĩ, đâu là những tồn tại, bất cập của chương trình cũ đã đến lúc cần phải thay đổi là gì?

- Những bất cập của Chương trình phổ thông hiện hành không đâu xa mà là những vấn đề được dư luận báo chí thường đề cập trong nhiều năm qua.

Trước hết là vấn nạn dạy thêm – học thêm: Đây là một trong những vấn đề xã hội nhức nhối của xã hội trong thời gian dài và đến nay vẫn chưa khắc phục được.

Trong nhiều nguyên nhân dẫn tới dạy thêm-học thêm là vì chương trình GDPT hiện hành bị đánh giá là quá nặng nề, chứa đựng quá nhiều kiến thức hàn lâm khiến cho các em học sinh không thể tiêu hóa nổi nếu chỉ học trên lớp.

Từ đó dẫn đến vấn nạn dạy thêm – học thêm dai dẳng trong xã hội. Vậy Chương trình mới có đảm bảo rằng nội dung chương trình sẽ chỉ cần học trên lớp là đủ mà không cần phải đi học thêm như chương trình hiện hành không?

Thứ hai, nền giáo dục hiện hành của chúng ta thường được đánh giá là nền giáo dục chủ yếu dạy học để thi chứ không phải học để sống, học để làm người. Do đó, các thầy cô gần như chỉ chú trọng dạy về kiến thức khoa học để thi chứ không dạy về kỹ năng, dạy về lối sống để học sinh có thể phát triển hài hòa về tri thức lẫn nhân cách.

Mà việc học kiến thức khoa học để thi lại do chương trình chứa đựng quá nhiều kiến thức nên giáo viên không có thời gian chứ không phải do giáo viên không muốn giáo dục nhân cách cho học sinh.

Vấn nạn kế tiếp của giáo dục phổ thông cũ là hình như chỉ đánh giá học sinh qua điểm số, phân biệt giữa môn chính và môn phụ khiến các em học sinh lẫn giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho các môn chính để thi có điểm số cao và gần như lơ là thậm chí là xem thường các môn học bị cho là các môn phụ, tức những môn không được tính điểm để xét lên bậc học cao hơn (hiện lớp 5 lên lớp 6 chỉ dựa vào điểm của hai môn là Toán và Tiếng Việt).

Vậy Chương trình mới sẽ khắc phục điều này như thế nào hay vẫn giữ cách đánh giá như cũ? Đây là điều chưa được nói đến trong Dự thảo của Chương trình mới.

Qua một vài vấn đề nêu trên, chúng tôi cho rằng Nhóm soạn thảo Chương trình mới cần phải có một đánh giá toàn diện và khả tín về những ưu khuyết điểm của (các) chương trình GDPT cũ và phải thiết kế Chương trình mới trên cơ sở phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các chương trình đã và đang được áp dụng tại Việt Nam.

Chứ nếu chỉ thay đổi tên môn học trong khi không khắc phục được những nhược điểm của các chương trình cũ thì rõ ràng là Chương trình mới không có lý do để tồn tại.

Theo Nguyễn Dũng / Tiền Phong

Có nên đưa lớp 10 xuống cấp 2?

Dự thảo chương trình giáo dục chưa thật tinh giảm, việc phân luồng không rõ ràng. Lớp 10 vẫn còn học rất nhiều môn.

Liên quan đến dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Bộ GD&ĐT mới công bố để lấy ý kiến, PV đã có cuộc trao đổi với ông Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT.

Ông Nhĩ cho rằng khi có một tư tưởng hay thiết kế một chương trình mới nào phải nghĩ đến việc thực hiện nó như thế nào cho hiệu quả.

Khung chương trình giáo dục hiện hành thể hiện nhiều bất cập, học sinh chỉ nặng về vấn đề học chữ chứ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề dạy người, dạy nghề như thế nào. Do đó, cần phải thay đổi.

Có nên đưa lớp 10 xuống cấp 2? - Hình 1

Dự thảo mới cho thấy đến lớp 10 vẫn còn học rất nhiều môn.

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã tích hợp được một số môn học ở cấp tiểu học và THCS để tránh sự trùng lặp, tránh được sự nặng nề. Dự thảo mới cũng chú ý vấn đề hội nhập, do vậy ngoại ngữ là một công cụ hết sức quan trọng.

Theo ông Nhĩ, chương trình cũ vẫn bảo thủ từ lớp 3 trở đi mới dạy ngoại ngữ, nhưng dự thảo mới đã đưa được việc dạy và học ngoại ngữ ngay từ lớp 1.

Ngoài ra, trong dự thảo mới có đề cập đến vấn đề tăng cường hướng nghiệp và thực hành. Một số chương trình bắt buộc, lựa chọn bắt buộc, lựa chọn không bắt buộc... cho thấy có sự mềm dẻo và đến lớp 10 cơ bản kiến thức phổ thông kết thúc.

Đến lớp 11, lớp 12 tăng cường việc lựa chọn hướng nghiệp, chuẩn bị cho việc vào đại học.

Tuy nhiên, có một điểm nếu so với Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nói rằng xong THCS thì phải phân luồng. Nhưng ở đây hết lớp 10 mới bắt đầu một phần nào việc phân hóa mà chưa thấy rõ được việc phân luồng.

Đến lớp 10 vẫn còn học rất nhiều môn. Ông Nhĩ cho rằng dự thảo chưa thật tinh giảm mà còn hơi nặng nề, việc phân luồng chưa rõ ràng.

Theo ông Nhĩ, về cấu trúc chương trình có cảm giác như giáo dục của Singapore và ở một số nước khác. Nhưng ở Singapore, cấp 1 của họ là sáu năm, cấp 2 là bốn năm và cấp 3 chỉ có hai năm.

Còn Việt Nam vẫn là năm năm cấp 1, bốn năm cấp 2 và ba năm cấp 3. Do vậy, đặc biệt là cấp 3, rất nhiều lãnh đạo ở các trường rất lúng túng, bởi khi thực hiện sẽ có nhiều khó khăn về đội ngũ giáo viên phải làm sao bố chí cho hợp lý, tiết kiệm...

"Nếu giả dụ theo mô hình này trong điều kiện chúng ta đang thừa giáo viên cấp 1, cấp 2, thì phải chăng nên đưa cấp 1 giống như Singapore (6 năm), đưa lớp 10 xuống cấp 2 xem như hoàn chỉnh cấp 2. Sau đó đến cấp 3 thực hiện việc phân hóa, phân luồng cho rõ ràng" - ông Nhĩ nói.

Ông Nhĩ chia sẻ thêm nếu thêm một năm cho cấp 1 thì vẫn không thiếu giáo viên, cơ sở vật chất, không xảy ra sự căng thăng bởi vẫn sử dụng được đội ngũ giáo viên như hiện tại.

Tiếp theo, nếu đưa lớp 10 xuống cấp hai vẫn học theo các bộ môn, giáo viên cấp 2 vẫn có thể vươn lên dạy được. Vấn đề còn lại là tập trung cho việc phân hóa, phân luồng ở cấp 3 và đào tạo lại đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu mới.

Ông Nhĩ đề xuất: "Theo mô hình của Singapore cũng tốt thôi, ở cấp 1, cấp 2 hoàn chỉnh kiến thức phổ thông, cấp ba phân hóa, phân luồng một cách triệt để. Hiện giờ, dự thảo mới đưa ra ý tưởng nhưng chưa đưa ra cách thực hiện".

Bên cạnh đó, ông Nhĩ cũng cho hay trên thế giới bất cứ nước nào cũng phải bố trí một kỳ thi THPT vì bằng THPT sẽ đi theo học sinh suốt cả đời, đánh giá một giai đoạn đào tạo. Chương trình mới coi nhẹ việc đó, mà chú trọng nhiều vào việc để học sinh thi vào đại học.

"Có lúc, có người cho rằng nếu thi phổ thông đỗ nhiều như vậy thì cần gì phải thi theo tôi quan điểm đó là không đúng" - ông Nhĩ nói.

Theo Phi Hùng / Pháp Luật TP.HCM

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?
11:13:12 24/01/2025
Vừa nhận thưởng Tết, con dâu chưa kịp vui đã choáng với yêu cầu của mẹ chồngVừa nhận thưởng Tết, con dâu chưa kịp vui đã choáng với yêu cầu của mẹ chồng
08:52:34 24/01/2025
Uống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịchUống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịch
10:06:57 24/01/2025
Dân tình "kêu trời" vì đặt mua lightstick của Jack gần nửa năm không thấy tăm hơi, thêm phẫn nộ vì 1 động tháiDân tình "kêu trời" vì đặt mua lightstick của Jack gần nửa năm không thấy tăm hơi, thêm phẫn nộ vì 1 động thái
09:06:09 24/01/2025
Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?
11:53:40 24/01/2025
Kaity Nguyễn lên tiếng chuyện chuẩn bị đám cưới, làm dâu nhà hào mônKaity Nguyễn lên tiếng chuyện chuẩn bị đám cưới, làm dâu nhà hào môn
08:48:07 24/01/2025
Thiều Bảo Trâm "khóa môi" với một chị đẹp, mong chồng tương lai không bao giờ nhìn thấyThiều Bảo Trâm "khóa môi" với một chị đẹp, mong chồng tương lai không bao giờ nhìn thấy
09:59:21 24/01/2025
Hòa Minzy: "Những lúc Hòa mệt mỏi nhất, đau khổ nhất thì anh luôn ở bên cạnh"Hòa Minzy: "Những lúc Hòa mệt mỏi nhất, đau khổ nhất thì anh luôn ở bên cạnh"
09:47:10 24/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phát biểu đáng chú ý của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Davos

Phát biểu đáng chú ý của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Davos

Thế giới

14:28:34 24/01/2025
Trong bài phát biểu, ông đã nêu lên các ưu tiên quan trọng của chính quyền mới, tập trung vào cải cách kinh tế, đối ngoại và an ninh quốc gia.
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

Lạ vui

14:19:33 24/01/2025
Tardigrades (gấu nước) là loài động vật gần như cực nhỏ có thể sống sót trong một số điều kiện khắc nghiệt nhất trên Trái đất, bao gồm nhiệt độ đóng băng, áp suất nghiền nát và thậm chí cả chân không của không gian.
Khoảnh khắc khiến 1 người hối hận, vạn trái tim thắt lại: 1000km không xa đâu, Tết rồi về nhà đi!

Khoảnh khắc khiến 1 người hối hận, vạn trái tim thắt lại: 1000km không xa đâu, Tết rồi về nhà đi!

Netizen

14:14:32 24/01/2025
Mới đây, một cô gái trẻ đăng tải loạt ảnh người mẹ ở quê nhà, ngồi trước sân dịp cận Tết cùng câu chuyện lấy nhiều nước mắt từ netizen.
Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất

Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất

Pháp luật

13:51:16 24/01/2025
Ngày 24/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Đình Chiến
Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

Ẩm thực

13:42:36 24/01/2025
Tai heo ngâm mắm cùng rau củ rất dễ làm, có thể bảo quản lâu, vừa tiết kiệm thời gian chuẩn bị, vừa giúp bữa cơm ngày Tết thêm phong phú và tròn vị.
Sao Việt 24/1: Vợ Hồ Quang Hiếu sinh con trai đầu lòng

Sao Việt 24/1: Vợ Hồ Quang Hiếu sinh con trai đầu lòng

Sao việt

13:33:55 24/01/2025
Người mẫu Tuệ Như - vợ ca sĩ Hồ Quang Hiếu - sinh mổ con trai nặng 2,9 kg. Khi thấy con chào đời, Hồ Quang Hiếu bất ngờ vì sao em bé hơi tím, da nhăn nheo.
Yoo Yeon-seok: Từ diễn viên sân khấu đến ngôi sao triệu đô

Yoo Yeon-seok: Từ diễn viên sân khấu đến ngôi sao triệu đô

Sao châu á

13:30:22 24/01/2025
Yoo Yeon-seok, một cái tên không còn xa lạ với người hâm mộ điện ảnh và truyền hình Hàn Quốc, đã trải qua một hành trình sự nghiệp đáng ngưỡng mộ.
Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Tin nổi bật

13:13:06 24/01/2025
Một bé gái nặng 3,2 kg bị bỏ rơi trước cổng nhà dân ở Quảng Trị lúc rạng sáng vào ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

Trắc nghiệm

12:36:25 24/01/2025
Tử vi tuổi Sửu 2025 cho biết, sự hòa hợp giữa năm Sửu và Tỵ sẽ mang lại một năm tràn ngập hạnh phúc và tiến bộ cho con giáp này. Mặc dù vẫn có một số khó khăn nhưng cũng tiến triển rõ rệt.
Không khí xuân ngập tràn với những bộ cánh đa sắc màu

Không khí xuân ngập tràn với những bộ cánh đa sắc màu

Thời trang

12:09:04 24/01/2025
Nếu bạn đang theo đuổi phong cách an toàn với những gam màu trầm nhàm chán thì những thiết kế đa sắc màu dưới đây sẽ là gợi ý lý tưởng giúp bạn có sự bứt phá, linh hoạt và đầy phá cách cho năm mới.