Chương trình giáo dục mầm non mới theo hướng tiếp cận năng lực trẻ

Theo dõi VGT trên

Ngày 17/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo ‘Kinh nghiệm quốc gia và quốc tế về xây dựng chương trình giáo dục mầm non’.

Chương trình giáo dục mầm non mới có tính tiếp cận năng lực trẻ và liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chương trình giáo dục mầm non mới theo hướng tiếp cận năng lực trẻ - Hình 1

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc. Ảnh: Thế Đại.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết: “Năm 2009, Chương trình giáo dục mầm non đã được Bộ GD&ĐT ban hành và thực hiện trên toàn quốc. Hơn 10 năm qua, quá trình triển khai chương trình giáo dục mầm non đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho giáo dục phổ thông đạt được những kết quả tốt”.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, trước yêu cầu cao hơn, xa hơn của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chương trình giáo dục mầm non đã tốt nhưng là chưa đủ làm tốt hơn nữa, do đó, khi bắt tay xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới, Bộ GD&ĐT muốn lắng nghe kinh nghiệm từ thực tiễn, khuyến cáo của các chuyên gia để việc xây dựng sẽ đạt mục tiêu đặt ra.

Với tầm quan trọng của bậc học nền tảng, có vai trò quyết định trong hình thành nhân cách, thể chất của con người, với những thách thức khi triển khai xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới như đòi hỏi tính liên ngành, tính tích hợp cao, Bộ trưởng mong rằng, sẽ tiếp thu được nhiều ý kiến từ hội thảo, qua đó có được những định hướng đúng đắn về xây dựng chương trình, tránh được nhiều nhất những sai lầm. Đảm bảo, chương trình vừa tiếp thu được kinh nghiệm của thế giới, khoa học của giáo dục mầm non, vừa phù hợp với thực tiễn văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt Nam.

Quyền Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam ông Christophe Lemiere cho biết: “Theo nghiên cứu của chúng tôi, những quốc gia có sự đầu tư vào giáo dục mầm non, khi trưởng thành người dân có thu nhập cao hơn 30% so với thông thường. Đầu tư mầm non cũng giúp các bà mẹ dành thời gian nhiều hơn cho công việc, từ đó tăng nguồn thu nhập cho gia đình”.

Nêu quan điểm về việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới, GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam khẳng định: “Việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới dựa trên nhiều căn cứ khoa học. Cụ thể, 60% kỹ năng của một công dân toàn cầu là có trước khi vào trường phổ thông. Minh chứng khoa học cũng cho thấy, những năm đầu đời của trẻ quyết định quan trọng trong những năm học phổ thông. Những năm học phổ thông của trẻ quyết định việc học suốt đời của các em”.

Về những điểm mới trong chương trình giáo dục mầm non, GS.TS Lê Anh Vinh biết: “Chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, trong đó coi “Năng lực là những gì trẻ em có thể làm được sau quá trình giáo dục”. Chương trình mới lấy trẻ em làm trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ em phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm, thiên hướng của từng em, phát triển tiềm năng sáng tạo của mỗi trẻ em với tư cách là chủ thể trong quan hệ với bản thân, với trẻ em khác, người lớn và thế giới xung quanh”.

Ba điểm nổi bật của Chương trình giáo dục mầm non mới so với chương trình hiện hành chính là: Xây dựng chương trình tiếp cận năng lực; Có tính liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Trao quyền mạnh hơn cho địa phương trong việc thực hiện chương trình.

Bộ GD&ĐT sẽ đưa nội dung cảm xúc xã hội vào giáo dục mầm non; Trẻ học ngôn ngữ sớm, làm quen công nghệ và sử dụng công nghệ… Chương trình cũng nhấn mạnh vai trò của cộng đồng, gia đình, nhà trường. Đồng thời, nhấn mạnh chất lượng đội ngũ, tập huấn giáo viên là điều rất quan trọng.

GS.TS Lê Anh Vinh nhấn mạnh, để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới thì phần hướng dẫn thực hiện vô cùng quan trọng và quyết định việc triển khai chương trình có thành công hay không. Vì thế, trong quá trình xây dựng chương trình, Bộ GD&ĐT rất cần được trao đổi, lắng nghe của các thầy cô.

Củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, kiên định mục tiêu đổi mới

Sáng 17/10, Bộ GD&ĐT đã có buổi làm việc với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022.

Video đang HOT

Củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, kiên định mục tiêu đổi mới - Hình 1

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc.

Nội dung làm việc xoay quanh việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022, phương hướng nhiệm vụ năm học 2022-2023; tình hình phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước năm 2022 và dự toán năm 2023 đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo.

Tham gia buổi làm việc, về phía Bộ GD&ĐT có Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn; các Thứ trưởng: Phạm Ngọc Thưởng, Nguyễn Hữu Độ và đại diện lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị chức năng. Phía Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh; các Phó Chủ nhiệm: Tạ Văn Hạ, Nguyễn Thị Mai Hoa, Đặng Xuân Phương, Đinh Công Sỹ; cùng các Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách của Ủy ban.

Củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo

Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2021-2022, phương hướng nhiệm vụ năm học 2022-2023, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết: Năm học 2021 - 2022 diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động của ngành Giáo dục. Nhiều nhiệm vụ quan trọng không thể tiến hành theo đúng kế hoạch.

Củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, kiên định mục tiêu đổi mới - Hình 2

Ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc.

Trước tình hình đó, ngành Giáo dục đã linh hoạt ứng phó, triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành mục tiêu kép: Phòng, chống dịch Covid-19; phấn đấu khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo. Kế hoạch năm học 2021-2022 được triển khai phù hợp với tình hình dịch Covid-19 tại địa phương.

Chất lượng giáo dục các cấp học được duy trì. Các giải pháp duy trì chất lượng đào tạo được triển khai đồng bộ, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước. Giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất, y tế trường học được quan tâm.

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp tiếp tục được chuẩn hóa, từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về GD&ĐT, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn ngành. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập".

Củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, kiên định mục tiêu đổi mới - Hình 3

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022, phương hướng công tác năm 2023; tình hình phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước năm 2022 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 đối với lĩnh vực GD-ĐT.

Ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2022 - 2023 là "Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo" với 12 nhiệm vụ trọng tâm.

Đại diện Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã báo cáo về dự toán thu sự nghiệp ngành Giáo dục; kết quả thực hiện kế hoạch chi ngân sách nhà nước năm 2022; xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023. Trong đó có nêu một số tồn tại, vướng mắc trong cân đối bố trí, thực hiện nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục, đào tạo.

Bộ GD&ĐT kiến nghị Quốc hội khi quyết định dự toán ngân sách hằng năm, quan tâm, đảm bảo tỷ lệ ngân sách nhà nước cho giáo dục đạt tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước theo yêu cầu tại Nghị quyết số 37/2004/NQ-QH11 của Quốc hội và quy định tại Điều 96 Luật Giáo dục số 43/2019/QH14. Đồng thời, trong dự toán chi đầu tư phát triển tách riêng ngành Giáo dục để có căn cứ xác định tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo.

Củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, kiên định mục tiêu đổi mới - Hình 4

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa chia sẻ ý kiến của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022, phương hướng, nhiệm vụ năm học 2022- 2023 và việc sử dụng ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục-đào tạo.

Ghi nhận 5 điểm nhấn kết quả giáo dục

Đánh giá cao báo cáo của Bộ GD&ĐT, đại diện Thường trực Ủy ban, bà Nguyễn Thị Mai chia sẻ 5 điểm nhấn, thể hiện quan điểm đồng tình với báo cáo của Bộ GD&ĐT.

Điểm nhấn đầu tiên là việc hoàn thiện thể chế, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được chú trọng, góp phần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT.

Cùng với đó, công tác quản lý trong GD-ĐT có rất nhiều đổi mới. Bối cảnh đại dịch Covid-19, ngành Giáo dục, trong đó vai trò rõ nhất là Bộ GD&ĐT, đã quyết liệt, linh hoạt điều hành các hoạt động dạy học.

Cho biết Thường trực Ủy ban rất chia sẻ với những khó khăn của Bộ GD&ĐT trong triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022, bà Nguyễn Thị Mai Hoa đồng thời nêu một số vấn đề còn băn khoăn, tồn tại, hạn chế; nhấn mạnh một số vấn đề ngành Giáo dục cần quan tâm trong năm học 2022-2023. Ý kiến của Thường trực Ủy ban liên quan đến các kiến nghị, đề xuất của Bộ GD&ĐT cũng được bà Nguyễn Thị Mai Hoa thông tin.

Chú trọng đẩy mạnh ứng dụng CNTT, Bộ GD&ĐT có thể được coi là một trong những bộ ngành đi đầu trong quá trình chuyển đổi số. Tập trung cải cách hành chính, tăng cường thanh tra, kiểm tra, góp phần duy trì kỷ cương, nền nếp, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Về kết quả trong thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, bà Nguyễn Thị Mai Hoa đánh giá: Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, chất lượng các cấp học mầm non, phổ thông tiếp tục được duy trì. Trước nhiều thách thức, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2021-2022 đã được tổ chức bảo đảm an toàn, nghiêm túc, được dư luận xã hội đồng tình.

Thực hiện ứng dụng CNTT, từng bước hướng tới công khai, minh bạch trong công tác tuyển sinh của các cơ sở giáo dục dục đại học. Tự chủ đại học và đổi mới quản trị hệ thống giáo dục đại học được đẩy mạnh. Chất lượng giáo dục đại học tiếp tục được cải thiện.

Công tác triển khai Chương trình GDPT 2018 tiếp tục được thực hiện theo đúng lộ trình. Đầu tư cho GD-ĐT tiếp tục được quan tâm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường. Chính sách hỗ trợ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đã được các địa phương quan tâm thực hiện. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên đã được chú trọng.

Củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, kiên định mục tiêu đổi mới - Hình 5

Toàn cảnh buổi làm việc.

Kiên định mục tiêu đổi mới

Tại cuộc làm việc, Thường trực và các Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã trao đổi những vấn đề giáo dục nhận được sự quan tâm của cử tri và nhân dân. Về phía Bộ GD&ĐT, các Thứ trưởng, đại diện vụ, cục làm rõ, trao đổi lại, trên tinh thần tiếp thu và sẽ có những chỉ đạo, hướng dẫn nhằm tháo gỡ khó khăn. Các ý kiến cũng đề xuất tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong muốn, với những vấn đề dư luận cử tri còn băn khoăn, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đặt cho Bộ GD&ĐT nhiều hơn các câu hỏi để Bộ có cơ hội giải trình, làm rõ.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cảm ơn những hỗ trợ, chia sẻ của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội với ngành Giáo dục trong suốt thời gian qua. Trong đó, những chủ trương, quyết sách lớn của ngành trong giai đoạn khó khăn đều nhận được sự ủng hộ, đồng thuận từ phía Ủy ban.

Trong giai đoạn khó khăn vừa qua, ngành Giáo dục đã nỗ lực để triển khai bình thường, đúng lộ trình chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong bối cảnh "không bình thường"; đổi mới với mục tiêu lớn nhưng điều kiện thực hiện còn nhiều khó khăn; đổi mới thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học theo hướng tăng cường công khai, công bằng,...

Củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, kiên định mục tiêu đổi mới - Hình 6

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi làm việc.

Một số việc lớn trong năm học 2022-2023 cũng được Bộ trưởng chia sẻ. Trong đó có chuẩn bị tổng kết 10 thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; hoạt động giám sát thực hiện Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Năm học này cũng là trọng tâm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tiếp tục đưa tự chủ đại học đi vào chiều sâu...

Bộ trưởng mong muốn, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội sẽ tiếp tục thấu hiểu, chia sẻ, đồng hành cùng Bộ GD&ĐT và ngành Giáo dục trên tinh thần khẳng định những việc đã làm được, khẳng định sự đúng hướng của quá trình đổi mới và kiên định định hướng này.

Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đề cập tới một số việc quan trọng khác ngành Giáo dục cần sự sát cánh và đề xuất từ phía Ủy ban như: Bảo đảm tỷ lệ ngân sách nhà nước cho giáo dục đạt tối thiểu 20%; các địa phương thực hiện tốt phân cấp trách nhiệm, ráo riết trong chuẩn bị các điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018; thực hiện chủ trương mua sách giáo khoa trang bị trong các thư viện trường học; chuẩn bị các bước đầu tiên trong quy trình xây dựng Luật Nhà giáo...

Nhấn mạnh một số kết quả ngành Giáo dục đã đạt được, tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh đưa ra một số gợi ý cho Bộ GD&ĐT liên quan đến biên soạn, xuất bản, phát hành sách giáo khoa; xây dựng Luật Nhà giáo; khắc phục tình trạng thiếu giáo viên; giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, trong đó có xây dựng văn hóa học đường; thu hút nguồn lực đầu tư cho giáo dục - đào tạo; phân luồng học sinh sau THCS; Kỳ thi tốt nghiệp THPT..., ông Nguyễn Đắc Vinh cũng khẳng định sự đồng hành của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội với ngành Giáo dục, sự ủng với Bộ GD&ĐT trong quá trình triển khai đổi mới. Những ý kiến còn khác nhau, hai bên sẽ cùng tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chị hàng xóm mời chồng tôi sang nhà "nếm hộ" đồ ăn, mẹ chồng tôi ra tay khiến chị nhận "quả đắng"Chị hàng xóm mời chồng tôi sang nhà "nếm hộ" đồ ăn, mẹ chồng tôi ra tay khiến chị nhận "quả đắng"
09:19:31 17/01/2025
Dispatch mở bát 2025: Tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz mang thai con ngoài giá thú với đạo diễn U70 sau 10 năm ngoại tìnhDispatch mở bát 2025: Tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz mang thai con ngoài giá thú với đạo diễn U70 sau 10 năm ngoại tình
12:07:05 17/01/2025
Chúng tôi từ chối trả lương và thưởng Tết cho giúp việc, nào ngờ bố chồng quyết định đưa cả thẻ lương cho chị ấyChúng tôi từ chối trả lương và thưởng Tết cho giúp việc, nào ngờ bố chồng quyết định đưa cả thẻ lương cho chị ấy
09:21:54 17/01/2025
Sao Hàn 17/1: Song Hye Kyo lần đầu nói rõ lý do ly hôn Song Joong Ki sau 6 nămSao Hàn 17/1: Song Hye Kyo lần đầu nói rõ lý do ly hôn Song Joong Ki sau 6 năm
11:09:06 17/01/2025
Tiết kiệm được 500 triệu, đến gần Tết chồng lấy sạch, dọa ly hôn thì anh ấy mở clip cho xem: Hóa ra, tôi mới là người phải xin lỗiTiết kiệm được 500 triệu, đến gần Tết chồng lấy sạch, dọa ly hôn thì anh ấy mở clip cho xem: Hóa ra, tôi mới là người phải xin lỗi
09:16:56 17/01/2025
Tình tin đồn của Rosé (BLACKPINK) lộ loạt ảnh gây sốc: Hút cần sa, hôn đồng tính?Tình tin đồn của Rosé (BLACKPINK) lộ loạt ảnh gây sốc: Hút cần sa, hôn đồng tính?
10:49:07 17/01/2025
Nóng: Cựu thành viên T-ara lĩnh án tùNóng: Cựu thành viên T-ara lĩnh án tù
12:03:14 17/01/2025
Lần thứ 7 xem phim "Sex Education", tôi hốt hoảng nhận ra lý do con trai hư hỏng, ngay hôm sau liền đề nghị ly hôn chồngLần thứ 7 xem phim "Sex Education", tôi hốt hoảng nhận ra lý do con trai hư hỏng, ngay hôm sau liền đề nghị ly hôn chồng
09:24:16 17/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lý do tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên phải dừng khẩn cấp

Lý do tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên phải dừng khẩn cấp

Tin nổi bật

14:20:58 17/01/2025
Trong thời gian đầu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên vận hành đã phát sinh một số bất cập do điều kiện thời tiết, kỹ thuật nên tàu dừng khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho hành khách.
MV Tết của Đen quá hot: Đạt Top 1 Trending sau hơn 1 ngày, kéo dài chuỗi kỷ lục suốt 6 năm!

MV Tết của Đen quá hot: Đạt Top 1 Trending sau hơn 1 ngày, kéo dài chuỗi kỷ lục suốt 6 năm!

Nhạc việt

14:19:51 17/01/2025
Khoảng 12h ngày 17/1, MV Vị Nhà của Đen chính thức vượt qua màn trình diễn Tái Sinh của Tùng Dương để vươn lên vị trí Top 1 Trending hạng mục Âm nhạc YouTube.
Người đàn ông chém gục vợ cũ giữa đường rồi tự sát ở Cà Mau

Người đàn ông chém gục vợ cũ giữa đường rồi tự sát ở Cà Mau

Pháp luật

14:07:31 17/01/2025
Clip lan truyền thể hiện một người đàn ông chém gục người phụ nữ rồi tự sát. Hiện tại công an đang điều tra vụ việc.
1 Hoa hậu Vbiz bị quay lén cảnh thân mật với bạn trai kém tuổi, phản ứng khi phát hiện camera mới đáng bàn

1 Hoa hậu Vbiz bị quay lén cảnh thân mật với bạn trai kém tuổi, phản ứng khi phát hiện camera mới đáng bàn

Sao việt

14:01:25 17/01/2025
Hương Giang và Phú Cường gây ấn tượng khi diện đồ như couple , ngồi sát rạt nhau và thoải mái thể hiện tình cảm trước đông người.
2.000 "sát thủ bóng đêm" Ukraine bào mòn năng lực tác chiến của Nga

2.000 "sát thủ bóng đêm" Ukraine bào mòn năng lực tác chiến của Nga

Thế giới

13:51:20 17/01/2025
Giới chuyên gia phương Tây cho rằng UAV ném bom hạng nặng Baba Yaga của Ukraine là một vũ khí hiệu quả, nhưng ít được quan tâm trên chiến trường.
Chuyện gì đã xảy ra khiến Đoàn Văn Hậu "lặn mất tăm" khỏi sân cỏ bóng đá Việt Nam?

Chuyện gì đã xảy ra khiến Đoàn Văn Hậu "lặn mất tăm" khỏi sân cỏ bóng đá Việt Nam?

Sao thể thao

13:27:14 17/01/2025
Hơn một năm qua, những thông tin xoay quanh Đoàn Văn Hậu chỉ là câu chuyện gia đình và điều trị chấn thương. Nhưng thời gian trôi qua, người hâm mộ vẫn chưa biết bao giờ hậu vệ sinh năm 1999 mới có thể trở lại thi đấu.
Lý giải sức hút của cụ ông ở Thái Nguyên chơi Tóp Tóp hút triệu view cho các cháu "hít khói"

Lý giải sức hút của cụ ông ở Thái Nguyên chơi Tóp Tóp hút triệu view cho các cháu "hít khói"

Netizen

13:11:03 17/01/2025
Trong những năm gần đây, việc bỗng dưng nổi tiếng, trở thành idol cõi mạng chỉ sau một đêm đã không còn xa lạ với cư dân mạng. Trường hợp phủ sóng MXH mới nhất thuộc về cụ ông đến từ Thái Nguyên.
Số phận nghiệt ngã khi loạt xe Maybach, G63 phải chở rơm, cày ruộng lúc dịp Tết: Biết lý do tất cả xin thua

Số phận nghiệt ngã khi loạt xe Maybach, G63 phải chở rơm, cày ruộng lúc dịp Tết: Biết lý do tất cả xin thua

Lạ vui

13:05:31 17/01/2025
Mới đây, trên mạng xã hội Douyin (tương tự TikTok ở Việt Nam) xôn xao clip ghi lại cảnh một chiếc G63 đi cày ruộng thay trâu. Điều này khiến ai nấy bật cười, và tò mò: lý do nào để gia đình này lấy chiếc xe hơi tiền tỷ đi làm đồng vậy?
Sai lầm ngày Tết là mang tặng 5 loại hoa này: Chắc chắn bị chê EQ thấp!

Sai lầm ngày Tết là mang tặng 5 loại hoa này: Chắc chắn bị chê EQ thấp!

Sáng tạo

12:32:07 17/01/2025
Khi tặng hoa trong dịp đầu xuân năm mới, bạn không nên chọn những loài hoa kém may mắn hoặc có ý nghĩa không tốt đẹp, vì sẽ dễ làm phật lòng người nhận, đồng thời bản thân còn bị đánh giá là thiếu tinh tế
Game Tam Quốc mới lộ tình tiết gây sốc, nam chính có thể "thân mật" với mọi nhân vật, kể cả Trương Phi

Game Tam Quốc mới lộ tình tiết gây sốc, nam chính có thể "thân mật" với mọi nhân vật, kể cả Trương Phi

Mọt game

12:26:51 17/01/2025
Chắc chắn, Dynasty Warriors Origins đang là chủ đề hot nhất của ngày hôm nay khi 17/1 cũng là thời điểm mà tựa game Tam Quốc này được ra mắt trên Steam.
Màn comeback của IVE không như trông đợi

Màn comeback của IVE không như trông đợi

Nhạc quốc tế

12:11:01 17/01/2025
Kể từ lần trở lại với HEYA, IVE đã mất vía Perfect All-Kill, thành tích nhạc số nội địa ổn định, nhưng không còn bùng nổ như 2 năm 2022 - 2023.