Chương trình GDPT mới: Sẽ không giáo dục một cách cào bằng

Theo dõi VGT trên

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT) mới nhấn mạnh, chương trình mới sẽ không thực hiện lối giáo dục cào bằng mà thực hiện cách giáo dục có sự quan tâm tới từng đối tượng nhằm tránh thui chột tiềm năng của học sinh.

Tại tọa đàm “Chương trình giáo dục phổ thông mới, có gì mới?” diễn ra ngày 15/9, GS. Nguyễn Minh Thuyết cho hay, với trọng tâm hình thành, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực dạy học, chương trình GDPT mới sẽ không thực hiện “giáo dục cào bằng”.

Lý giải về nguyên tắc này, GS. Thuyết nói: “Chúng ta biết rằng năng lực là sự kết hợp từ những tố chất sẵn có và quá trình rèn luyện, học tập. Mỗi người có tố chất khác nhau. Nếu việc học tập trung được vào sự riêng biệt đó sẽ giúp phát triển những tố chất sẵn có, họ sẽ trở thành người có năng lực. Nhưng nếu chúng ta áp dụng nền giáo dục dùng chung cho tất cả mọi người thì có khi chúng ta sẽ làm thui chột tiềm năng của nhiều học sinh”.

Ông lấy ví dụ về GS Ngô Bảo Châu và nhà thơ Trần Đăng Khoa. “Chúng ta không thể bắt Trần Đăng Khoa làm toán từ bé để giống như GS Ngô Bảo Châu. Ngược lại, chúng ta bắt GS Ngô Bảo Châu làm thơ để nổi tiếng từ bé như Trần Đăng Khoa thì sẽ làm thui chột tài năng toán học của Ngô Bảo Châu và chắc sẽ không có một GS Ngô Bảo Châu như hiện tại”.

Chương trình GDPT mới: Sẽ không giáo dục một cách cào bằng - Hình 1

GS. Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình GDPT mới chia sẻ tại tọa đàm.

GS. Thuyết cho biết thêm, mặc dù ban soạn thảo chưa có cơ sở pháp lý để đưa ra chương trình giáo dục tại địa phương, chương trình nhà trường nhưng đã có nội dung giáo dục cụ thể. Các nội dung này, ở tiểu học được tích hợp với các kiến thức truyền đạt của giáo viên chủ nhiệm, từ lớp 6 trở lên thì có 35 tiết/năm, khoảng 245 tiết/7 năm.

Nội dung giáo dục sẽ được UBND các địa phương tự quyết định, chỉ đạo các Sở thực hiện. Ví dụ, T.P Hồ Chí Minh có chương trình dạy về đô thị thông minh, hoặc ở Hà Nội thì giáo dục về luật an toàn giao thông, văn hóa Tràng An; vùng Tây Nguyên ngoài văn hóa cồng chiêng có thể dạy thêm học sinh kỹ về cây công nghiệp… Theo đó, các nội dung cụ thể theo đặc thù này sẽ đóng góp một phần quan trọng để các địa phương đánh giá quá trình, đào tạo được công dân cho đất nước.

Mặc khác, sự không cào bằng trong chương trình GDPT mới còn thể hiện ở việc chú trọng đặc thù của miền núi – đồng bằng, nông thôn – thành thị. GS. Thuyết nhấn mạnh, chương trình mới muốn khắc phục “khoảng cách số” giữa các vùng miền. Theo ông, hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin và internet, thế giới đã phẳng. Tuy nhiên, nhận thức về thông tin của người vùng núi vẫn khác xa đô thị. Do vậy, chương trình GDPT mới thiết kế chương trình Tin học bắt buộc từ lớp 3 (thay vì là môn tự chọn như hiện tại). Ông nhấn mạnh, đây là con đường ngắn nhất, rẻ nhất để vùng cao rút ngắn khoảng cách với đô thị.

GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh, chương trình mới tập trung phát triển 5 phẩm chất của học sinh gồm “Yêu nước – Nhân ái – Chăm chỉ – Trung thực – Trách nhiệm”, và năng lực cốt lõi cho học sinh là: năng lực chung (bao gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực đặc biệt thông qua nhiều phương pháp giáo dục khác nhau như dạy học phân hóa, dạy học tích hợp, dạy học thông qua hoạt đông.

Trong đó, dạy học phân hóa giúp phát triển khả năng của từng học sinh, dạy học tích hợp giúp các em có tư duy tổng thể và dạy học thông qua hoạt động giúp các em được thực hành, thông qua hoạt động mà rèn luyện, phát triển năng lực cá nhân. Mục tiêu cuối cùng là giúp các học sinh sau khi học, tốt nghiệp thì có thể làm việc được, thay vì chỉ học để biết như trước đây.

“Thực hiện chương trình: Khó nhất là lòng dân!”

Đề cập tới các khó khăn khi thực hiện chương trình GDPT mới, GS. Nguyễn Minh Thuyết nhận định: “Khó nhất là lòng dân! Nếu có sự đồng thuận xã hội chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện thành công, còn ngược lại rất khó có thể thực hiện được”.

Cái khó thứ hai là về giáo viên. Thụ động không phải là bản chất của giáo viên mà do cách quản lý làm giáo viên “co lại, thụ động”.

Do vậy, chương trình GDPT mới, phải chú trọng giao quyền tự chủ cho giáo viên đứng lớp. Quan trọng nhất là chương trình, giáo viên phải dạy đúng chương trình, sách giáo khoa phải viết đúng chương trình. Còn giáo viên dạy bài này, bài kia là quyền của họ. Giáo viên dạy phương pháp nào cũng được, miễn đến khi đánh giá, học sinh đạt được yêu cầu là quan trọng nhất.

Bộ GD&ĐT cũng sẽ tổ chức tập huấn chương trình cho giáo viên cả 3 cấp, đảm bảo giáo viên không chỉ biết về sách giáo khoa mà còn về chương trình mới thông qua hai hình thức trực tiếp và trực tuyến, giúp giáo viên tiếp cận được tài liệu gốc. Bên cạnh đó, Bộ giao cho 8 trường đào tạo trọng điểm chuẩn bị chương trình đào tạo đội ngũ giáo viên chỉ chờ chương trình được ban hành sẽ tiến hành triển khai thực hiện.

Video đang HOT

Chương trình GDPT mới: Sẽ không giáo dục một cách cào bằng - Hình 2

Đề cập tới các khó khăn khi thực hiện chương trình GDPT mới, GS. Nguyễn Minh Thuyết nhận định: “Khó nhất là lòng dân!”

Về cơ sở vật chất để đáp ứng cho chương trình mới, GS. Thuyết cho biết: “Trong 2 năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các địa phương rà soát về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất và báo cáo với Bộ để có kế hoạch về đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thường các địa phương báo cáo lên độ chính xác cũng không cao. Vì vậy, Bộ cũng giao một số cơ quan chức năng xem xét lại các dữ liệu trên”.

Tổng chủ biên chương trình GDPT mới cho biết, lộ trình triển khai chương trình mới sẽ được áp dụng từng cấp, tạo điều kiện để các địa phương có đủ thời gian đổi mới về cơ sở vật chất.

Lệ Thu

Theo Dân trí

Chia sẻ của anh "thợ sửa xe" khiến GS Hồ Ngọc Đại tự hào hơn cả GS Ngô Bảo Châu

Trong cuộc gặp gỡ mới đây, GS Hồ Ngọc Đại - "cha đẻ" của Công nghệ giáo dục có nói rằng, GS Ngô Bảo Châu không phải là học trò mà ông tự hào nhất. Người khiến ông tự hào nhất, ấy là một cậu sửa xe. "Cậu sửa xe" ấy giờ là tay đua số 1 Việt Nam và như anh nói, mình là người hạnh phúc.

"Đến trường vui quá!"

GS Hồ Ngọc Đại từng cho biết trên báo chí, Ngô Bảo Châu không phải là học trò mà ông tự hào nhất. Người khiến ông tự hào nhất, ấy là một cậu sửa xe: "Cậu "thợ sửa xe" này là bạn của con trai tôi. Mặc dù có 2 bằng du học nhưng nó luôn tâm sự với con trai tôi rằng, bây giờ ngày nào nó cũng thấy hạnh phúc vì luôn được vặn ốc vít", GS Đại nói.

Kể về điều này với chúng tôi, anh "thợ sửa xe" (nhân vật xin được giấu tên- PV) cười ngại ngùng. Anh tự nhận thấy mình không phải cậu học trò xuất sắc nhất của trường, thậm chí có thể xếp hạng kém nhất trường Thực nghiệm và không dám để thầy tự hào.

Nhưng trừ những lúc bị vợ mắng, trong mấy chục năm trở lại đây, anh nhận thấy mình là người hạnh phúc bởi từ ngôi trường ấy, anh cùng một số bạn bè tạo ra một thế hệ học trò dám là chính mình, dám làm những điều mình mong muốn chứ không phải để vui lòng bất cứ ai trong gia đình như những đứa trẻ khác.

"Thầy tôi rất chan hòa, đề cao trẻ em và đặc biệt, hết sức khôi hài trong mọi hoàn cảnh. Tôi còn nhớ có lần tôi và con trai của ông đi chơi về lúc 3h30 sáng, cũng là lúc ông dậy đi tập thể dục. Ông không trách móc mà nhìn chúng tôi hỏi hóm hỉnh: "Các anh đi đâu mà dậy sớm thế", anh nhớ lại.

Chia sẻ của anh thợ sửa xe khiến GS Hồ Ngọc Đại tự hào hơn cả GS Ngô Bảo Châu - Hình 1

GS Hồ Ngọc Đại cho biết, người học trò mà ông tự hào nhất là một "cậu sửa xe".

Câu chuyện của anh khiến tôi nhớ lại những ngày gần đây, khi cư dân mạng nổi sóng tranh luận về Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại. Tôi hỏi học trò cũ của thầy Đại: "Hồi bé anh học ra sao? Có đánh vần bằng ô vuông và tam giác hay không"?

Anh cười: "Có lẽ tôi cũng học thế. Tôi không nhớ nhiều lắm bởi lúc đó bé quá. Và cũng vì tôi nhớ Toán nhiều hơn. Nhưng tôi nhớ rất rõ những kỉ niệm chúng tôi đã có.

Chẳng hạn chuyện hồi đó, lớp tôi có hai thằng học Toán rất giỏi, đó là Đoàn Thụy Anh và Đoàn Châu Giang. Tôi còn nhớ mãi một lần gặp đề toán khó, đáng ra phải giải theo cách A mà sách giáo khoa đưa ra. Thế nhưng cả hai lại sáng tác ra cách B, C, D, F... gì đó. Và cuối cùng, cả hai nổ ra một cuộc tranh luận với thầy giáo chủ nhiệm.

Bấy giờ chúng tôi mới chỉ là học sinh lớp 10, nào đã biết gì mấy đâu. Còn thầy chủ nhiệm, có thể vì áp lực phải truyền đạt cho học sinh chính xác một cách thức nào đó trong học tập, nên việc tranh luận diễn ra khá gay gắt.

Đúng lúc đó, thầy Đại đi xuống, không có bất cứ hình phạt nào được đưa ra, không có bất cứ lời chỉ trích nào, dù nhỏ.

Thầy ôn tồn hỏi nguyên do và cho phép hai cậu học trò nhỏ tự chọn cách thức phù hợp. Cả hai cứ thế tự học ở nhà, không cần đến trường hàng ngày, chỉ đến lớp khi có giờ kiểm tra. Thầy đã rất tôn trọng hai học trò nhỏ và cho phép chúng tự chọn cách thức nào mình thấy thoải mái nhất.

Ban đầu, hai thằng bạn tôi rất tâm đắc. Thế nhưng mới ở nhà được 2 ngày, chúng đã không chịu nổi, phải vác cặp lao đi học ngay bởi đến trường vui quá.

Cả hai nam sinh ấy, giờ đều là những người có "số má" trong lĩnh vực công nghệ và xây dựng. Và ngoài công việc họ vẫn có thời gian theo đuổi đam mê của mình. Với Thụy Anh, đam mê võ thuật đã biến anh thành một võ sư, và với Châu Giang, ước mơ bay như chim hồi bé đã biến anh thành tay nhảy dù có hạng ở châu Á.

Đấy là những mẩu chuyện nhỏ để các bạn hình dung được việc học của chúng tôi ở trường thực nghiệm ra sao, vì sao thông điệp mà thầy tôi đưa ra luôn hướng tới học sinh: "mỗi ngày đến trường là một ngày vui".

Chia sẻ của anh thợ sửa xe khiến GS Hồ Ngọc Đại tự hào hơn cả GS Ngô Bảo Châu - Hình 2

Để có thể tự sửa xe, anh đã phải mua những cuốn sách dạy sửa xe rồi lôi cả xe của mình lẫn xe của bạn bè ra hết tháo lại lắp.

"Suốt đời chỉ thích vặn ốc vít"

Suốt buổi trò chuyện, người "thợ sửa xe" mà GS Hồ Ngọc Đại từng nhắc đến ấy luôn "định hướng" tôi: "Hãy hỏi tôi về bạn bè, về cái cách chúng tôi đã học, đã trưởng thành từ ngôi trường thực nghiệm. Xin đừng đưa tên tôi như một nguyên mẫu".

Được biết để sống đúng như mình mong muốn, tốt nghiệp cấp 3, cậu học sinh của trường Thực nghiệm quyết định đi du học ở Nga. Lúc đó mẹ cậu đang buôn bán ở Liên Xô đã mua cho con trai một chiếc ô tô.

Vì không có chuyên ngành nên để có thể tự sửa xe, anh đã phải mua những cuốn sách dạy sửa xe rồi lôi cả xe của mình lẫn xe của bạn bè ra hết tháo lại lắp, khiến anh trở thành một thợ sửa xe giỏi thực sự.

Năm 2007, khi về nước, mẹ đã tìm mọi cách nhờ vả để xin cho con trai một công việc ổn định trong cơ quan nhà nước. Thế nhưng anh đã bỏ việc chỉ ngay sau ngày làm việc đầu tiên bởi nhận thấy đấy không phải là nơi dành cho mình, bởi ghét sự trói buộc và yêu thích tự do.

Anh lập nhóm đua xe offroad đầu tiên ở Việt Nam, mở luôn một gara chuyên sửa xe, độ xe cho chính anh và dân offroad Việt đời đầu.

Trên các diễn đàn xe cộ, anh "thợ sửa xe" được bạn bè đặt cho biệt danh yêu mến là Gaz69. Anh đồng thời cũng là tay đua số 1 ở Việt Nam bởi trừ phi làm giám khảo còn cứ đi thi, kiểu gì cũng đoạt giải nhất.

Tất nhiên để thỏa mãn đam mê cũng phải có tiền. Vậy nên anh thêm cả buôn bán phụ tùng ô tô. Chỉ trong vòng 2 năm, "tay đua" này chi gần 1 tỉ đồng để đầu tư "độ" 1 chiếc xe chỉ để thỏa đam mê offroad.

Trao đổi về phương pháp học tập của GS Hồ Ngọc Đại đang có nhiều tranh luận trái chiều trong thời gian gần đây, anh cho rằng, thầy giáo mình không hề thay đổi gì về giáo dục. Điều đáng nói là tư duy giáo dục của ông hơi khác biệt so với quan niệm đa phần chúng ta hiện nay, đó là con phải giống bố, cháu phải giống ông nhưng quan điểm của GS Đại, là không có những con người giống nhau tuyệt đối.

Anh cho rằng, GS Hồ Ngọc Đại đi theo quan điểm này nên không được áp dụng đại trà và bị xung đột bởi các nhóm lợi ích.

Chia sẻ của anh thợ sửa xe khiến GS Hồ Ngọc Đại tự hào hơn cả GS Ngô Bảo Châu - Hình 3

Anh "thợ sửa xe" và các bạn học cũ thời cấp 2 ở trường Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại.

"Phụ huynh không nên phiền lòng về chuyện học"

Đến bây giờ, khi anh đã là tay đua số 1 Việt Nam, nhiều người bạn vẫn hay kể về cậu "thợ sửa xe" - "thằng nghịch nhất trong lớp nghịch nhất của khóa nghịch nhất" trường Thực nghiệm. Nghịch đến nỗi, mẹ lên tận trường cầu cứu thầy có cách gì cứu con mình nhưng trong kí ức của mình, cậu học trò nghịch ngợm ấy và đám bạn chưa từng phải chịu hình phạt nặng nào. Thậm chí cái bản kiểm điểm có chữ kí của phụ huynh cũng chưa từng có trong suốt quãng thời gian theo học ở đây.

"Ngay từ lúc 6 tuổi, bố mẹ đã chọn cho tôi "chiếc xe Thực nghiệm". Và chúng tôi, những người đã từng ngồi trên chuyến xe ấy luôn kính trọng những người thầy.

Nếu bây giờ trò team building mới thịnh hành trong các trường công lập thì từ mấy chục năm trước, chúng tôi đã từng có rất nhiều hoạt động nhóm cùng nhau. Ngay từ bé, thầy và trò chúng tôi đã cùng nhau đá bóng bùm bụp sau mỗi giờ học. Tôi rất nghịch nhưng không bao giờ bỏ học bởi đi học vui quá.

Triết lý giáo dục mà thầy tôi muốn hướng đến lúc đó và cả mãi về sau này, đó là phụ huynh không nên phiền lòng về chuyện con cái mình sẽ thế nọ thế kia. Bố mẹ có thể dạy con ở nhà cách sống thế nào, nấu ăn ra sao, đối nhân xử thế như thế nào... nhưng việc học, thầy luôn đề cao trẻ em, sao cho trẻ thoải mái nhất, hãy để cho học sinh trải qua thời thơ ấu một cách hạnh phúc, bố mẹ không nên can thiệp.

"Nếu tuổi thơ của những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi những điều như vậy thì khi trưởng thành, họ cũng đối với xã hội trên tinh thần như thế", anh chia sẻ.

Để kết thúc câu chuyện dài, đầy thú vị qua điện thoại, anh bảo tôi: "Nếu bạn hỏi mình giờ đứng về phía nào, mình chắc chắn chỉ có một phía, ấy là nói về sự thật, về những điều chúng mình đã được học ở ngôi trường đó.

Hãy nhìn thế hệ học sinh ấy, sau này có ai chửi bới gì giữa "cuộc chiến" truyền thông hay không? Tôi nghĩ là không. Và cũng như những người bạn, chúng tôi đều muốn đưa sự thật đến cho người khác theo cách riêng của mình"!

Mỹ Hà

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Diễn biến gây sốc vụ người mẫu đình đám bị bắt vì ma túy: Bị 1 doanh nhân cưỡng ép dùng chất cấm, đã nộp video cho cảnh sát
13:20:19 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024
Bức ảnh mỹ nhân ngủ quên ở lễ trao giải hé lộ 1 điều khiến 40 triệu người thích thú
16:03:42 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

Uncat

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

Tin nổi bật

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà

Netizen

18:30:43 18/11/2024
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, không ít phụ huynh lăn tăn chuyện quà cáp cho giáo viên. Với nhiều cha mẹ, mục đích đôi khi không phải muốn thầy cô giáo biệt đãi con,

6 thành phần dưỡng da lý tưởng mùa hanh khô

Làm đẹp

18:16:39 18/11/2024
Tuy nhiên cần lưu ý, niacinamide hoạt động tốt nhất ở pH trung tính (khoảng 5 - 7). Nếu sử dụng sản phẩm có pH quá thấp (như các sản phẩm chứa axit mạnh) hoặc quá cao, niacinamide có thể bị phân giải thành niacin, gây kích ứng da.

Ông trùm dầu mỏ Singapore bị kết án gần 18 năm tù vì gian lận

Thế giới

18:13:29 18/11/2024
Tuy nhiên, công ty đã sụp đổ vào năm 2020 khi đại dịch COVID-19 làm thị trường dầu mỏ rơi vào khủng hoảng chưa từng có, phơi bày những khó khăn tài chính của Hin Leong. Ông Lim sau đó đã xin tòa án bảo hộ khỏi các chủ nợ.

Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024

Người đẹp

18:11:15 18/11/2024
Trước ống kính, Hoa hậu Thùy Tiên và Victoria Kjr Theilvig nở nụ cười tươi tắn. Cả hai người đẹp đã có màn so kè nhan sắc bất phân thắng bại.

Hummels xem xét giải nghệ

Sao thể thao

17:35:23 18/11/2024
Sky Sports đưa tin Hummels nghiêm túc với ý định giải nghệ. Trước mắt, cầu thủ người Đức sẽ có cuộc thảo luận về tương lai với tân HLV Claudio Ranieri.

Kỳ Duyên lên tiếng chi tiết "được ưu ái" gây bàn tán tại Chung kết Miss Universe

Sao việt

17:21:45 18/11/2024
Kỳ Duyên dừng chân ở top 30 Miss Universe 2024, hành trình này vẫn tiếp tục được cư dân mạng quan tâm bàn tán.

Tiết lộ đoạn ghi âm khiến sao nam đình đám bị con nghiện tống tiền 15 tỷ đồng

Sao châu á

17:18:18 18/11/2024
Nội dung của đoạn ghi âm là gì và vì sao nam ca sĩ này chấp nhận bị tống tiền suốt 4 năm đang là thắc mắc của nhiều cư dân mạng.

Hwayoung "dí" T-ara tới cùng: "Bóc" thêm tình tiết bắt nạt, đợi lời xin lỗi mà chẳng thấy

Sao âu mỹ

17:14:59 18/11/2024
Sau 12 năm ngủ yên, scandal bắt nạt nội bộ T-ara đã bị khơi lại bởi CEO Kim Kwang Soo. Lần này, Hwayoung phản đòn và tố T-ara bạo hành, lăng mạ cô.

Hôm nay nấu gì: Gợi ý 4 món ngon cho bữa tối

Ẩm thực

16:21:53 18/11/2024
Gợi ý 4 món ngon cho thực đơn bữa tối. Mỗi món ăn có hương vị hấp dẫn riêng chắc chắn cả nhà sẽ thích. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!