Chương trình GDPT mới: Môn học Tự nhiên và xã hội coi trọng trải nghiệm thực tế
Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3, được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu về tự nhiên và xã hội. Môn học cung cấp cơ sở quan trọng cho việc học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở lớp 4, lớp 5 và các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở các cấp học trên.
Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội được tổ chức theo các chủ đề: gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, thực vật và động vật, con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề này được phát triển theo hướng mở rộng và nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3.
Mỗi chủ đề đều thể hiện mối liên quan, sự tương tác giữa con người với các yếu tố tự nhiên và xã hội. Tuỳ theo từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống; giáo dục các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cuộc sống an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai,… được 4 thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp.
Nội dung môn học ở lớp 1
Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 được tổ chức theo các chủ đề như sau:
Gia đình: Thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; Nhà ở, đồ dùng trong nhà; sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà; Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
Trường học: Cơ sở vật chất của lớp học và trường học; Các thành viên và nhiệm vụ của một số thành viên trong lớp học, trường học; Hoạt động chính của học sinh ở lớp học và trường học; An toàn khi vui chơi ở trường và giữ lớp học sạch đẹp.
Cộng đồng địa phương: Quang cảnh làng xóm, đường phố; Một số hoạt động của người dân trong cộng đồng; An toàn trên đường.
Thực vật và động vật: Thực vật và động vật xung quanh; Chăm sóc và bảo vệ cây trồng và vật nuôi.
Con người và sức khoẻ: Các bộ phận bên ngoài và giác quan của cơ thể; Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn.
Trái Đất và bầu trời: Bầu trời ban ngày, ban đêm; Thời tiết.
Video đang HOT
Nội dung môn học ở lớp 2
Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2 được tổ chức theo các chủ đề như sau:
Gia đình: Các thế hệ trong gia đình; Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình; Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà; Giữ vệ sinh nhà ở.
Trường học: Một số sự kiện thường được tổ chức ở trường học; Giữ an toàn và vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường;
Cộng đồng địa phương: Hoạt động mua bán hàng hoá; Hoạt động giao thông.
Thực vật và động vật: Môi trường sống của thực vật và động vật; Bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật;
Con người và sức khoẻ: Một số cơ quan bên trong cơ thể: vận động, hô hấp, bài tiết nước tiểu; Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể.
Trái Đất và bầu trời: Các mùa trong năm; Một số thiên tai thường gặp.
Nội dung môn học ở lớp 3
Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 được tổ chức theo các chủ đề như sau:
Gia đình: Người thân nội, ngoại; Ngày kỉ niệm, sự kiện đáng nhớ của gia đình; Phòng tránh hoả hoạn khi ở nhà; Giữ vệ sinh xung quanh nhà.
Trường học: Hoạt động kết nối với xã hội của trường học; Truyền thống nhà trường; Giữ an toàn và vệ sinh ở trường hoặc khu vực xung quanh trường.
Cộng đồng địa phương: Một số hoạt động sản xuất; Một số di tích văn hoá, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên.
Thực vật và động vật: Các bộ phận của thực vật, động vật và chức năng của các bộ phận đó; Sử dụng hợp lí thực vật và động vật.
Con người và sức khoẻ: Một số cơ quan bên trong cơ thể: tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh; Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể.
Trái Đất và bầu trời: Phương hướng; Một số đặc điểm của Trái Đất; Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Thời lượng thực hiện chương trình
Thời lượng thực hiện chương trình mỗi lớp là 70 tiết/năm học, dạy trong 35 tuần. Ước lượng tỷ lệ % số tiết dành cho các chủ đề ở từng lớp như sau:
PV
Theo giaoducthoidai
Giải mã câu hỏi "Học toán để làm gì?"
Mới đây, nhiều học giả toán học hàng đầu đã có một tọa đàm bàn tròn xoay quanh câu hỏi "Học toán để làm gì?". Mỗi người đều có một đáp số riêng nhưng tựu trung lại, học toán là một nhu cầu của con người được tiếp cận văn minh, khám phá thế giới, rèn luyện tư duy sáng tạo.
Nhiều học sinh thích thú tìm hiểu môn toán hình học.
Toán học như một "con bạch tuộc" chạm vào mọi lĩnh vực cuộc sống, nếu học sinh có khả năng nên học toán vì đây sẽ là nền tảng của mọi môn khoa học khác và những người giỏi toán sẽ dễ dàng có một công ăn việc làm ổn định trong tương lai.
Dạy toán gắn chặt với thực tế
Lý giải có cho việc câu hỏi "Học toán để làm gì?", GS Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Viện toán học Việt Nam, giải thích: "Với quan điểm cá nhân tôi, học là một nhu cầu của con người được khám phá thế giới. Với bất cứ một môn học nào nói chung và toán nói riêng, câu hỏi "học toán để làm gì?" với ý thực dụng sẽ làm chết sự ham học.
Thế giới không chia rành mạch các lĩnh vực toán học, lịch sử, văn học mà nó là khối tổng hòa chung. Con người phân chia các lĩnh vực để lĩnh hội các kiến thức đó, mà toán là một công cụ cần thiết để hiểu biết chúng".
GS Khoái cũng chia sẻ thêm, nhiều người đang nhầm lẫn khái niệm về học sinh giỏi toán. "Giải bài tập giỏi, đạt điểm cao môn toán chưa chắc là học sinh giỏi toán. Người giỏi toán là người hiểu được bản chất, chứ không phải chỉ biết các mẹo giải toán để giải ra đáp án nhanh và đạt điểm số cao" - ông Khoái nói.
Ông Khoái kể lại câu chuyện của cuộc đời mình, thời còn trẻ ông thích học văn, sử hơn là học toán bởi các môn học này thú vị, hấp dẫn hơn. Song sau đó ông lại chọn toán, bởi toán học chính là tận cùng của sự đơn giản, mà đơn giản sẽ đem đến hạnh phúc.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, người sáng lập ĐH trực tuyến FUBiX, thì nói: "Người học toán sẽ có lợi thế hơn người không học toán trong việc đàm phán, mặc cả. Không chỉ dân chuyên toán mà chỉ cần người giỏi toán chút thôi đã có được khả năng này".
Viện dẫn câu chuyện của bản thân, TS Nguyễn Khắc Minh, Phó Tổng biên tập Thường trực tạp chí Pi cho biết, học toán trở thành một nhu cầu cho xã hội chứ không phải học để làm gì. "Một người bạn của tôi làm thẩm phán có lần hỏi thầy tôi rằng, học luật thì có cần giỏi toán hay không? Lập tức thầy đã trả lời, suốt những năm tháng phổ thông em học chứng minh tam giác này bằng tam giác kia một cách kĩ càng là để em biết được rằng, trước khi kết luận một vấn đề phải hiểu rõ bản chất của vấn đề. Việc hình thành tư duy như vậy đã giúp cho em trong công việc sau này và học toán trở thành một nhu cầu của con người trong xã hội" - ông Minh nói.
Giỏi toán sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai
Tuy vậy, theo ông Minh, việc thi cử đặt nặng khiến nhiều học sinh ngán học toán và có tâm lý học toán để đối phó. "Sau mỗi kỳ thi với lượng kiến thức khổng lồ, ai cũng thấy sợ môn toán chứ không ham tìm hiểu môn học này vì cảm giác đã quá mệt mỏi. Phải làm sao để xóa được trong ý thức mỗi người tâm lý học chỉ để vượt qua kỳ thi" - ông Minh cho biết.
Để giúp học sinh ham thích học toán, GS Hồ Tú Bảo, Giám đốc Phòng thí nghiệm về khoa học dữ liệu (Viện Nghiên cứu cao cấp về toán), đề xuất: "Cần dạy toán đơn giản, tìm cách để nó gắn chặt với thực tế, sử dụng nó thuần thục "như người nông dân dùng cái cày bừa". Với cách học hiện nay, học sinh chỉ biết về mẹo để giải toán nhanh chứ không hiểu sâu bản chất. Tôi mong muốn sẽ có nhiều phương pháp học toán tiếp cận dễ dàng hơn và khiến các em học sinh ham thích học toán hơn".
Cùng với đó, nhiều chuyên gia toán học hàng đầu đưa ra số liệu việc làm về nhân lực ngành toán. Hiện nhân lực về khoa học dữ liệu được đào tạo ở Việt Nam còn hạn chế (ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội chỉ 40 người, ĐH Công nghệ thông tin - ĐH Quốc gia TP HCM 50 người, ĐH Bách khoa Hà Nội 15 người). Trong khi đó, Hàn Quốc có chiến lược để 5 năm tới có 5.000 người được đào tạo về lĩnh vực này.
Đồng thời, nhiều chuyên gia cũng khẳng định, khối lượng công việc trong tương lai liên quan đến toán rất lớn. "Chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo chính là con đường phát triển. Nếu vừa có khả năng dùng toán vừa biết công nghệ thông tin, tức có khả năng phân tích dữ liệu thì đó chính là công việc của tương lai".
Theo GS Nguyễn Hùng Sơn, Viện Tin học (khoa Toán-tin-cơ, ĐH Warsza, Ba Lan), trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu không chỉ trang bị kiến thức một ngành mà đa ngành. Muốn làm tốt công việc này phải có kiến thức tốt về tin học, toán học và thậm chí biết cả vật lý và hóa học.
Đồng quan điểm trên, GS Hồ Tú Bảo chia sẻ thêm về cách ứng dụng toán vào thực tế cuộc sống: "Thời của tôi học giỏi toán nếu muốn theo ngành chỉ có thể học ngành sư phạm chứ không đa ngành đào tạo chuyên sâu về toán như bây giờ. Ở thời buổi hiện đại không cần phải quá giỏi toán, chỉ cần hiểu khái niệm và biết dùng thôi, vì có rất nhiều công cụ hỗ trợ. Và tôi khẳng định là học toán sẽ mở ra rất nhiều cơ hội về công ăn việc làm trong tương lai".
ANH NHÀN
Theo laodong
Học sinh được học 70 tiết giáo dục thể chất mỗi năm Ngoài các kỹ năng vận động cơ bản, học sinh được lựa chọn các môn thể thao, định hướng nghề nghiệp theo năng khiếu. Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12 với nội dung chủ yếu là rèn luyện kỹ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho học...