Chương trình ETEP: Hỗ trợ giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức
Phải thường xuyên tự “nâng cấp”, tự đổi mới mình thì mới có thể đáp ứng những đòi hỏi gắt gao từ thực tiễn đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Nhận thức rõ điều này, không ít các thầy cô giáo đã có ý thức tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng hành cùng với họ là sự hỗ trợ từ ETEP với những kỳ vọng ở phương pháp tự bồi dưỡng thiết thực, hiệu quả.
Một buổi tập huấn giáo viên của Chương trình ETEP
Bồi dưỡng đến tận tay người học
TS Nguyễn Ngọc Dũng – Giám đốc Chương trình ETEP cho biết: Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên (GV), cán bộ quản lí (CBQL) cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2016 nhằm phát triển các trường sư phạm được lựa chọn và cơ quan quản lý giáo dục (QLGD) để nâng cao năng lực đội ngũ GV và CBQL cơ sở GDPT, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Tính đột phá của ETEP là mang chương trình bồi dưỡng đến tận tay người học với hình thức bồi dưỡng qua mạng. Chương trình ETEP có mục tiêu cốt lõi là bồi dưỡng thường xuyên, phát triển năng lực cho đội ngũ GV và CBQL cơ sở GDPT bằng một mạng lưới hỗ trợ tự bồi dưỡng.
Mạng lưới hình thành bởi chuyên gia của 8 trường sư phạm chủ chốt, đội ngũ cốt cán hỗ trợ cho GV và CBQL cơ sở GDPT của 63 tỉnh thành. Hình thức bồi dưỡng được đổi mới, đó là tăng cường ứng dụng CNTT, đào tạo trực tuyến để bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo một cách thường xuyên, liên tục, tại chỗ.
Để giúp đội ngũ nhà giáo tự bồi dưỡng hiệu quả, ETEP đang xây dựng Hệ thống Quản lý học tập (LMS), Hệ thống Thông tin quản lý bồi dưỡng GV (TEMIS) qua mạng. Toàn bộ các chương trình bồi dưỡng thường xuyên mà ETEP phát triển cũng như nguồn học liệu mở sẽ được kết nối với hệ thống này. Đặc biệt, các GV và CBQL được hỗ trợ liên tục bởi mạng lưới hỗ trợ gồm đội ngũ chuyên gia sư phạm và đội ngũ cốt cán.
“Khi có thêm những công cụ học tập đắc lực trong tay, cùng sự hỗ trợ, đồng hành tin cậy từ ETEP, các thầy cô giáo chắc chắn sẽ có thêm sự tự tin và đạt hiệu quả cao hơn trong hành trình tự nâng cấp bản thân”
ông Nguyễn Ngọc Dũng chia sẻ
Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chương trình ETEP sẽ hình thành mạng lưới hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng của GV và CBQL. Mạng lưới này có sự tham gia của chuyên gia đến từ 7 trường đại học sư phạm, Học viện QLGD cùng đội ngũ nhà giáo cốt cán của 63 tỉnh thành. Đội ngũ chuyên gia và cốt cán sẽ hỗ trợ GV và CBQL tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, giúp nâng cao phẩm chất, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ.
Video đang HOT
Đánh giá cao vai trò của đội ngũ GV và CBQL GD cốt cán, TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh – Phó Trưởng Khoa QLGD – Học viện QLGD cho rằng: Đội ngũ GV và CBQL cốt cán đóng vai trò quan trọng trong thực hiện công tác đổi mới chương trình GDPT sắp tới.
Để có thể chuyển tinh thần đổi mới, phương pháp dạy học mới cũng như quản lý mới theo kịp tiến độ cần dựa vào lực lượng cốt cán để bảo đảm quá trình tập huấn, bồi dưỡng tạo sự lan toả nhanh nhất và rộng nhất. Cán bộ quản lý cốt cán là những người công tác ở các nhà trường, các địa phương nên họ là nòng cốt để triển khai thực hiện, bồi dưỡng không chỉ một lần, mà đồng hành để khi nhà trường, địa phương có vướng mắc sẽ là người hỗ trợ GV, CBQL cơ sở để tháo gỡ.
Dự kiến sẽ có khoảng 28.000 GV phổ thông cốt cán, 4.000 CBQL cốt cán được tập huấn, bồi dưỡng 54 module liên tục trong 3 năm. Đội ngũ cốt cán này cùng các chuyên gia của 8 trường sư phạm sẽ hỗ trợ việc tự bồi dưỡng cho khoảng 800.000 GV phổ thông và 70.000 CBQL cơ sở GDPT qua mạng Internet.
Giải đáp kịp thời những thắc mắc
Đối tượng được thụ hưởng các chương trình bồi dưỡng trực tuyến, bồi dưỡng qua mạng Internet từ Chương trình ETEP chính là đội ngũ GV và người làm công tác QLGD.
Cô Lê Thị Huyền – GV Trường Tiểu học Thụy Lâm A (Đông Anh, Hà Nội) bày tỏ: “Chúng tôi cảm thấy rất tự tin khi nhận được sự giúp đỡ của các chuyên gia đến từ trường sư phạm, các GV cốt cán trong quá trình tự bồi dưỡng qua mạng. Có khó khăn gì, vướng mắc ở đâu chúng tôi sẽ được giải đáp kịp thời. Đó là điều chúng tôi thấy rất thuận lợi, ưu việt ở phương thức bồi dưỡng này”.
Còn bà Lê Thị Khuyên – Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Na Rì (Bắc Kạn) – cho biết: “Tự bồi dưỡng qua mạng sẽ không bị gò bó về thời gian và tâm lý. Người học có thể tự bố trí thời gian phù hợp, có thể là tranh thủ bất cứ thời gian rảnh rỗi nào để trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho mình”.
Khẳng định tính ưu việt của hình thức bồi dưỡng mới mà ETEP mang đến cho GV và CBQL GD, ông Nguyễn Ngọc Dũng khái quát: Thay vì đến lớp mất thời gian, tốn kém chi phí, người học có thể học ở bất kì đâu, chủ động được cả không gian và thời gian học tập. Người học được hỗ trợ tại chỗ, qua mạng bởi các chuyên gia và đội ngũ cốt cán.
Chương trình ETEP kì vọng sẽ bồi dưỡng, phát triển một thế hệ nhà giáo mới, năng động, sáng tạo, biết chia sẻ kiến thức cho đồng nghiệp, liên tục phát triển chuyên môn nghề nghiệp, đáp ứng đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, thỏa mãn nhu cầu học tập của nhân dân, và trên tất cả là vì sự phát triển, quyền lợi và hạnh phúc của HS.
Tới đây, sau khi hoàn thiện các chương trình bồi dưỡng thường xuyên, hệ thống quản lý, bồi dưỡng qua mạng Internet, Chương trình ETEP sẽ tổ chức các khóa bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho GV phổ thông cốt cán, CBQL cơ sở GDPT cốt cán, giảng viên sư phạm, giảng viên QLGD chủ chốt, sau đó sẽ triển khai đại trà.
Vân Anh
Theo giaoducthoidai
Trao đổi những vấn đề quan trọng của giáo dục ĐH năm 2019
Hội nghị Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm năm 2018 được Bộ GD&ĐT tổ chức sáng nay (28/12) theo hình thức trực tuyến tại 3 đầu cầu: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An, cho biết: Trong năm qua, thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT cùng với toàn hệ thống giáo dục trong cả nước đã nỗ lực phấn đấu, khép lại năm 2018 với những kết quả đáng khích lệ; từ điều hành quản lý nhà nước ở góc độ vĩ mô đến thành tích của các em học sinh trong cả nước.
Trong các kết quả tiêu biểu, nổi bật của ngành, lĩnh vực giáo dục đại học và đào tạo giáo viên đóng góp đáng kể.
Có thể kể đến Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6 với nhiều điểm mới nhằm thúc đẩy giáo dục đại học phát triển.
Trong đó có các điểm mới quan trọng như: Xác định rõ hệ thống cơ sở giáo dục đại học, đảm bảo tiệm cận với thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam nhưng không gây xáo trộn trong hệ thống cơ sở giáo dục đại học hiện hành;
Tạo sự bình đẳng giữa cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục; tạo cơ sở pháp lý rõ ràng về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học;
Tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học; đổi mới cơ chế quản lý tài chính, tải sản; đổi mới quản trị đại học, xác định mô hình cơ cấu tổ chức và cơ chế quản trị phù hợp với tính chất của từng loại hình cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục để quản trị đại học được hiệu quả; trao thực quyền cho Hội đồng trường...
Năm 2018, lần đầu tiên, 2 trường đại học của Việt Nam lot top 1.000 đại học thế giới theo bảng xếp hạng QS; có 7 trường đại học của Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng 505 đại học tốt nhất Châu Á năm 2019 (QS Asia 2019).
Công tác kiểm định chất lượng đã đạt được kết quả khả quan, nhất là đối với kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học. Đến nay, cả nước đã có 117 cơ sở được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục, chiếm hơn 50% tổng số cơ sở giáo dục đại học trong cả nước. Công tác đảm bảo chất lượng và văn hóa chất luợng đã được các trường chú trọng xây dựng.
Công tác tuyển sinh năm 2018 đã diễn ra thuận lợi, ổn định, bước đầu tạo ra dược môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thu hút sinh viên giỏi giữa các trường. Bộ GD&ĐT ghi nhận và đánh giá cao đóng góp của các trường trong thành công này. Đặc biệt là khối các trường sư phạm.
Quản trị đại học tiếp tục được nâng cao, đã có 24 trường đại học thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77; 3 trường chuẩn bị được phê duyệt cơ chế thí điểm không còn Bộ chủ quản, đảm bảo thực hiện đúng lộ trình tự chủ đại học.
Giáo dục đại học trong năm 2018 đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng theo Thứ trưởng, chúng ta cũng phải cùng nhìn nhận thẳng thắn, vẫn còn những vấn đề mà xã hội, người dân quan tâm.
Hội nghị, Thứ trưởng yêu cầu tập trung thảo luận về kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học trong năm 2019, xác định rõ nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước và của các cơ sở giáo dục; công tác triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Gắn chặt kế hoạch nhiệm vụ của giáo dục đại học với chỉ thị 2919 của Bộ trưởng về nhiệm vụ chủ yếu của ngành Giáo dục năm học 2018 2019.
Cùng với đó, là vấn đề về tự chủ đại học, Hội đồng trường. Trên cơ sở đánh giá kết quả trong năm 2018, đề xuất giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2019; khắc phục các vấn đề còn tồn tại;
Tư vấn tuyển sinh, phát triển các ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội và theo kịp cách mạng công nghiệp 4.0, điều tiết các ngành khó tuyển sinh, đảm bảo chất lượng sinh viên đầu vào;
Công khai cơ sở dữ liệu đảm bảo chất lượng cũng như chế tài đối với những trường vi phạm. Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục/kiểm định chương trình đào tạo; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo/khởi nghiệp; truyền thông giáo dục đại học.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai
Bộ GD&ĐT quy định điểm sàn cho nhóm ngành sức khỏe Năm 2019, căn cứ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) để các trường xây dựng phương án xét tuyển. Đó là một trong những thông tin mới về tuyển sinh ĐH,CĐ,TC nhóm ngành giáo viên được lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH đưa ra tại Hội nghị Chủ...