Chương trình đào tạo song bằng: Tạo hành trang cho học sinh tự tin bước vào trường đại học quốc tế
Ngày 24/10, UBND TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện thí điểm chương trình đào tạo song bằng tại các trường phổ thông công lập trên địa bàn TP Hà Nội từ năm học 2017-2018 đến nay.
Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Năng lực ngoại ngữ, khả năng giao tiếp của học sinh được nâng cao
Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Chử Xuân Dũng cho biết, tính đến nay, toàn thành phố có 179 học sinh THPT và 775 học sinh THCS tham gia chương trình đào tạo song bẳng cho học sinh Thủ đô. Tính đến nay, toàn Thành phố có 8 trường THCS, THPT triển khai chương trình song bằng (trường THPT Chu Văn An, THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam (cả 2 khối THPT và THCS), trường THCS Chu Văn An, THCS Trưng Vương, THCS Ngô Sĩ Liên, THCS Cầu Giấy, THCS Nghĩa Tân, THCS Thanh Xuân).
Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện thí điểm chương trình đào tạo song bằng tại các trường phổ thông công lập trên địa bàn TP Hà Nội từ năm học 2017-2018 đến nay.
Đề án thí điểm đào tạo song bằng là bước đi tiên phong của ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô trong thời kỳ đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Đề án thí điểm đào tạo song bằng sau 3 năm triển khai thực hiện đã dần đi vào ổn định, nhận được những phản hồi tích cực từ phía phụ huynh, học sinh, góp phần giữ vững niềm tin của xã hội đối với một mô hình đào tạo quốc tế mới tại một số trường công lập Hà Nội.
Sau 3 năm thực hiện đào tạo song bằng tại các trường phổ thông công lập ở Hà Nội, đến nay cho thấy sự phù hợp của chương trình trong giai đoạn đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Thủ đô. Học sinh các trường THPT, THCS học chương trình song bằng có chất lượng tốt, chính vì vậy số học sinh dự thi và có nguyện vọng học chương trình song bằng ngày một đông hơn. Nhiều trường ngoài công lập đã song song với các trường công lập tổ chức dạy học chương trình song bằng.
Học sinh tham gia học tập chương trình song bằng tự tin khi học tập, kết quả học tập tốt. Đặc biệt là năng lực ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, học tập, nghiên cứu bằng ngoại ngữ của học sinh được nâng lên. Học sinh các lớp song bằng tham gia nhiều kỳ thi quốc tế, khu vực đạt kết quả tốt. Các trường dạy song bằng đã tạo ra môi trường học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả cao cho đội ngũ giáo viên là người Việt Nam đang giảng dạy chương trình Việt Nam; được nâng cao năng lực ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy tiên tiến.
Hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung bày tỏ cảm ơn đối với lãnh đạo Bộ GD&ĐT, đại diện Tổ chức Cambridge (Anh), các chuyên gia đã bỏ nhiều thời gian, công sức nghiên cứu mô hình giáo dục tiến bộ để góp ý, tư vấn cho TP, các thành viên đã tham gia Chương trình đào tạo song bằng. Sau 3 năm thực hiện, có thể nói Chương trình này đang đi đúng hướng, các tiêu chí và tiêu chuẩn đều cao hơn mức trung bình trong hệ chương trình Cambrigde quốc tế, và được nhiều phụ huynh, học sinh đánh giá cao; phù hợp nhu cầu, đáp ứng mong muốn của phụ huynh, học sinh.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại hội nghị
Các em theo học chương trình này, nếu đi du học sẽ vào thẳng trường quốc tế, không phải qua lớp dự bị, như vậy giúp tiết kiệm chi phí cho gia đình học sinh đi du học, vào các trường đại học quốc tế. Việc bớt đi một năm dự bị cũng giúp các em vào học trường quốc tế sớm hơn, ra trường, đi làm sớm hơn. Bên cạnh đó, tạo hành trang cho các em hoàn toàn tự tin bước vào các trường đại học quốc tế.
Để triển khai chương trình sâu rộng hơn nữa, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị, trên cơ sở sơ kết đánh giá, Sở GD&ĐT cần đưa ra đánh giá mặt được và chưa được của Chương trinh cũng như đưa ra giải pháp trong thời gian tới. Qua đó báo cáo Bộ GD&ĐT, UBND TP nhân rộng ra các trường THPT, THCS có đủ điều kiện.
Chủ tịch cũng nêu dẫn chứng, hiện nay trên thế giới, nhiều nước đưa chương trình tin học lập trình vào giảng dạy ở trường phổ thông, Chủ tịch cho biết, qua quá trình trao đổi và nhiều cuộc đàm phán với nhiều tập đoàn lớn, TP sẽ cố gắng đến tháng 9/2020 sẽ có những phòng học tin học, công nghệ 3D, công nghệ thực tế ảo đưa vào giảng dạy tại trường THPT.
Trong lĩnh vực xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, Chủ tịch cho rằng, để 10 – 15 năm nữa TP có nguồn nhân lực chất lượng cao, có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo thì ngay bây giờ phải đào tạo các em ngay từ bậc học phổ thông. Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chia sẻ: “Tiến tới, trong 5 năm tới TP phấn đấu có một số trường THCS, THPT đạt chuẩn quốc tế và đạt top đầu trong khối ASEAN”.
Trước một số ý kiến về mức học phí của chương trình đào tạo song bằng, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho rằng, trong quá trình xây dựng Đề án, các chuyên gia và Sở GD&ĐT đã có sự tham khảo ý kiến các phụ huynh, học sinh. Chủ tịch TP đề nghị xem xét đưa chế độ tự chủ thu chi cho các trường có sự giám sát chặt chẽ của hội đồng nhà trường và phụ huynh, học sinh. Chủ tịch giao Sở GD & ĐT, Sở Tài chính báo cáo TP việc này, có thể đưa ra Thường trực HĐND TP thông qua để giao cho các trường tự chủ.
Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu kỹ chương trình Cambirgde và chương trình quốc tế khác, để trên cơ sở đó tích hợp đưa ra một chương trình phù hợp nhất.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung trao bằng khen thưởng cho các tập thể có thành tích trong việc thực hiện thí điểm chương trình đào tạo song bằng tại các trường THCS, THPT công lập trên địa bàn Hà Nội từ 2017-2018 đến nay.
Chủ tịch giao Sở GD&ĐT rà soát lại các trường có đủ điều kiện cơ sở vật chất, hoặc cần phải sửa sang đủ điều kiện năm học 2020 – 2021 đưa Chương trình này vào học, Sở khẩn trương báo cáo TP để xem xét, bổ sung.
Chủ tịch cũng lưu ý, Sở GD&ĐT cần có kế hoạch lựa chọn giáo viên, có kế hoạch đào tạo ngắn hạn; hợp tác với các trường đại học như RMIT, Cambirgde, và các trường trên địa bàn để chọn giáo viên đưa vào giảng dạy.
*Tại hội nghị, đại diện tổ chức Cambridge Assessment International Education đã chính thức công bố mã trường Cambridge-VN 238 cho trường THPT Chu Văn An.
UBND TP. Hà Nội đã khen thưởng 11 tập thể, 9 cá nhân có thành tích trong việc thực hiện thí điểm chương trình đào tạo song bằng tại các trường THCS, THPT công lập trên địa bàn Hà Nội từ 2017-2018 đến nay.
Theo kinhtedothi
Đào tạo song bằng: Mong muốn nhân rộng
Sau 2 năm triển khai chương trình đào tạo song bằng tú tài Việt Nam và tú tài Anh quốc (Chứng chỉ A-level) tại một số trường phổ thông công lập trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện sơ kết đánh giá hiệu quả Đề án.
Hiện toàn TP đã có 10 trường ngoài công lập triển khai chương trình Cambridge với khoảng 3.000 học sinh và 7 trường công lập với khoảng 1.000 học sinh.
Ảnh minh họa.
Tin vui là Trường THPT Chu Văn An đã được CAIE phê duyệt là Trường thành viên Cambridge với mã số VN 283 vào ngày 5/9 vừa qua. Các trường đang tích cực quá trình hoàn thiện các hạng mục theo yêu cầu để được công nhận trường thành viên Cambridge.
Kết quả khả quan
Năm học 2017 - 2018, TP Hà Nội triển khai thí điểm chương trình đào tạo song bằng tú tài Việt Nam và tú tài Anh quốc (Chứng chỉ A-level) tại Trường THPT Chu Văn An và Tiểu học Sài Đồng. Sau thời gian triển khai tại Trường THPT Hà Nội - Amsterdam và 7 trường THCS trong năm học 2018 - 2019, học sinh cấp THPT tham gia học song bằng được học 5 môn hoàn toàn bằng tiếng Anh gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Kinh tế và tiếng Anh học thuật. Theo học chương trình song bằng, học sinh phải học trên 40 tiết/tuần với nhiều nội dung mới và phương pháp mới.
Sau 2 năm triển khai, Sở GDĐT Hà Nội thông tin, hiện Đề án thí điểm đào tạo song bằng đã đi vào ổn định tại các trường THPT và THCS. Ban Giám hiệu các trường đã cập nhật những yêu cầu trong công tác quản lý đối với chương trình quốc tế, tạo điều kiện tối ưu về cơ sở vật chất, nhân sự, giáo viên cho Đề án.
Về đội ngũ giáo viên Cambridge người nước ngoài được tuyển chọn đều là những giáo viên có bằng cấp và kinh nghiệm giảng dạy quốc tế nói chung và dạy chương trình Cambridge nói riêng. Chương trình song bằng về cơ bản được triển khai thực hiện đúng tiến độ.
Trên cơ sở chương trình quy định, các giáo viên đã nghiên cứu và có phương pháp giảng dạy phù hợp, giảm tải những nội dung trùng lặp trong chương trình của Bộ GDĐT Việt Nam và chương trình IGCSE, A-level; tăng cường các tiết bài tập, luyện tập khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Cụ thể, theo bà Lê Mai Anh- Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An, trường được chọn để thí điểm thực hiện chương trình song bằng của TP Hà Nội từ năm học 2017-2018. Học sinh sẽ tốt nghiệp với 2 tấm bằng: Bằng tốt nghiệp THPT Quốc gia Việt Nam và và bằng tốt nghiệp THPT quốc tế. Sau 2 năm thí điểm, kết quả có nhiều khả quan đáng ghi nhận. Số học sinh lớp 12 của trường đã tham gia thi AS vào tháng 6/2019 và đạt được những thành công ban đầu.
Tuy nhiên, khó khăn cũng không phải là ít. Là một trong 7 thành viên nòng cốt của Ban Đề án song bằng ISV/CVA, bà Mai Bích Thủy- Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Quốc tế Việt Nam cho biết, Đề án được triển khai tại Trường THPT Chu Văn An trong điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn học sinh, giáo viên, chương trình mới... Khó khăn nhất là học sinh phải học hai hệ, rất nặng. Một bằng Việt Nam đã rất nặng rồi, thêm một bằng nước ngoài nữa thì chắc chắn là khó khăn.
Chia sẻ thêm, bà Thủy cho biết, các trường chỉ được phép giảng dạy nếu có đầy đủ cơ sở vật chất và chương trình được Cambridge phê duyệt. Khi trở thành thành viên chính thức, chúng ta được phép giảng dạy chương trình đó và sau đó tổ chức thi, được quyền rút đề thi. Khi thi xong, họ là người chấm bài. Điểm số sẽ được đăng tải trên mạng, không phải do nhà trường chấm điểm. Trường chỉ tổ chức thi bằng tú tài quốc tế A-level. Cấp bằng là tổ chức Cambridge cấp cho những người đạt chứ không phải Việt Nam cấp bằng nên để được tổ chức tú tài quốc tế công nhận, phải trải qua kỳ sát hạch rất nghiêm ngặt. Vì vậy, học sinh tốt nghiệp văn bằng này có cơ hội đăng ký và theo học ở hầu hết các trường ĐH trên thế giới. Đặc biệt, với tấm bằng này các em có thể tìm trường theo học mà không phải học lại một năm nữa, gọi là học hệ dự bị.
Mở rộng đào tạo song bằng
Đánh giá sơ kết Đề án thí điểm này, Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, sau những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu, nhờ sự cố gắng nỗ lực của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, tư vấn của các đơn vị đối tác, cho đến nay chương trình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Số lượng học sinh đăng ký tại các trường ngày càng nhiều hơn, các trường khác cũng đăng ký tham gia thí điểm chương trình này. Khi các trường công lập triển khai như vậy, các trường ngoài công lập trên địa bàn TP cũng tích cực triển khai. Tính đến nay, toàn TP đã có 10 trường ngoài công lập triển khai chương trình Cambridge với khoảng 3.000 học sinh và 7 trường công lập với khoảng 1000 học sinh.
"Học sinh của Hà Nội tham gia rất tích cực. Chương trình đã đem lại bầu không khí học tập trong các nhà trường, tạo ra môi trường, phương pháp dạy học mới cho giáo viên, sự năng động cho học sinh"- ông Dũng nói.
Sắp tới, Sở GDĐT sẽ xem xét về việc đề xuất mở thêm các trường giảng dạy chương trình song bằng ở cấp tiểu học tạo cơ hội học tập cho học sinh đồng thời tạo nguồn cho cấp THCS. Bên cạnh đó, Sở cũng xem xét việc mở rộng trường THPT để đón học sinh của các trường THCS đang học chương trình song bằng; Rà soát lại toàn bộ chương trình tích hợp. Sau khi kết thúc thí điểm 3 năm ở Trường THPT Chu Văn An, Trường THPT Chu Văn An sẽ chuẩn bị cho việc đánh giá, đề xuất để triển khai đại trà chương trình này.
Mới đây nhất, TP Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội đồng khảo thí Giáo dục Quốc tế ĐH Cambridge, Hội đồng khảo thí tiếng Anh ĐH Cambridge và Nhà xuất bản ĐH Cambridge. Tại buổi tiếp, làm việc với Tổng Giám đốc Hội đồng khảo thí tiếng Anh ĐH Cambridge (Anh) Francesca Woodward, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, việc cải cách chương trình dạy học là rất cần thiết và đánh giá cao chương trình song bằng của Cambridge tại Trường THPT Chu Văn An và mong muốn nhân rộng mô hình ra nhiều trường và cho cả học sinh cấp 2. Đồng thời bày tỏ mong muốn hợp tác trong các lĩnh vực: Tiếp tục mở rộng mô hình song bằng; cải cách công tác khảo thí; mong muốn đưa mô hình khảo thí của Cambridge vào các trường học ở Hà Nội.
Thu Hương
Theo daidoanket
Amser 16 tuổi nhận học bổng 70.000 USD từ trường THPT nội trú danh giá Mỹ Nguyễn Diệp Linh, học sinh lớp 10A1 (Chuyên Anh) trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, vừa được trường THPT nội trú Ross School (New York, Mỹ) trao học bổng danh giá duy nhất dành cho học sinh quốc tế Global Citizen Merit Scholarship trị giá 70.000 USD cho 2 năm học lớp 11 và 12. Nữ sinh Nguyễn Diệp Linh Xin chào...