Chương trình đào tạo cần chuẩn để hội nhập
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến của các trường đại học (ĐH), các chuyên gia để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ. Đây cũng là bước đi đầu tiên trong việc triển khai Khung trình độ quốc gia đã được Chính phủ ban hành năm 2016.
Việc xây dựng chuẩn chương trình đào tạo là cần thiết để tiến tới hội nhập, công nhận lẫn nhau; đồng thời làm cơ sở để kiểm định chất lượng đào tạo. Bộ GD-ĐT cũng phải ghi nhận nhiều ý kiến của các chuyên gia để có một chuẩn chương trình đào tạo linh hoạt, tránh cứng nhắc và thiếu linh động như khung chương trình đào tạo trước đây.
Nên tăng tín chỉ chuyên ngành
Giải đáp cho câu hỏi “tại sao có tiêu chí kiểm định chất lượng rồi mà phải xây dựng chuẩn chương trình đào tạo”, PGS-TS Đoàn Thị Minh Trinh, nguyên Phó Trưởng ban ĐH và sau ĐH (ĐH Quốc gia TPHCM), cho rằng có chuyên gia nước ngoài bảo, cầu thủ bóng đá phải theo luật của FIFA, còn để trở thành cầu thủ chuyên nghiệp phải trải qua các trung tâm huấn luyện, các “lò” đào tạo chuyên nghiệp… Nói như thế để thấy rằng chuẩn chương trình đào tạo là cần phải có. Đây chính là chuẩn tối thiểu để các trường xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo. Ví dụ như tiêu chuẩn kiểm định của ABET thì ngành kỹ thuật phải có tối thiểu 25% chương trình dạy toán và khoa học tự nhiên. Muốn chương trình đạt chuẩn, phải đáp ứng thông số này. Bộ Tiêu chuẩn kiểm định của Việt Nam chưa có thông số như vậy.
Sinh viên năm cuối ngành Răng – Hàm – Mặt Trường Đại học Y Dược TPHCM trong giờ học thực hành
Góp ý với dự thảo chuẩn chương trình đào tạo, Th.S Lê Văn Hiển, Phó phụ trách Phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TPHCM, phân tích cấu trúc 120 tín chỉ trong dự thảo quy định khối giáo dục đại cương 30 tín chỉ, cơ sở ngành 30, kiến thức ngành 54, tự chọn 6. Lấy thực tế từ ngành luật, ông Hiển cho rằng khối kiến thức đại cương và cơ sở ngành như vậy là quá nhiều, trong khi kiến thức ngành lại quá ít. Cần tăng thời lượng cho kiến thức ngành mới đảm bảo chất lượng đào tạo. Tương tự, PGS-TS Trần Lê Quan, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, cho biết chương trình đào tạo của các trường hiện khoảng 140 tín chỉ. Dự thảo quy định chương trình đào tạo hiện nay 120 tín chỉ. Nếu kiến thức đại cương đã 30 tín chỉ, thời lượng cho kiến thức chuyên ngành sẽ giảm. Còn nếu vẫn đảm bảo số tín chỉ chuyên ngành cần thiết, khối lượng chương trình đào tạo sẽ phải trên 120 tín chỉ.
Là trường chuyên đào tạo nhóm ngành kinh tế, PGS-TS Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM, cho rằng trong dự thảo, cấu trúc đào tạo chương trình thạc sĩ định hướng nghiên cứu và thạc sĩ định hướng ứng dụng bằng nhau là chưa hợp lý.
Ở Anh, thời gian đào tạo thạc sĩ ứng dụng chỉ 1 năm, ít hơn so với thạc sĩ định hướng nghiên cứu. Do đó, cần rút ngắn thời gian đào tạo thạc sĩ ứng dụng. Nếu quy định như thế thì chương trình thạc sĩ, tiến sĩ đào tạo theo ứng dụng, thực hành sẽ quá nặng.
Video đang HOT
Để các trường linh động
PGS-TS Lê Tuấn Lộc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TPHCM), kiến nghị: Chương trình chuẩn chỉ nên quy định phần trăm các khối kiến thức để các trường linh động, thay vì số lượng tín chỉ cụ thể như dự thảo. Chuẩn chương trình phải là chuẩn tối thiểu để các trường làm cơ sở, xây dựng chương trình đào tạo cho linh động, phù hợp với thực tế.
Theo TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TPHCM), việc Bộ GD-ĐT xây dựng chuẩn chương trình là điều cần thiết và đã được luật định. Điều này sẽ giúp các trường xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan, thể hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường. Khi xây dựng, Bộ GD-ĐT không nên áp đặt mà đảm bảo tính linh hoạt, để các bên liên quan như cơ quan quản lý nhà nước, trường ĐH, đơn vị sử dụng lao động, hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức kiểm định… thống nhất về chuẩn cũng như chất lượng cần đạt được.
Trao đổi với ý kiến của các trường, PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, nhấn mạnh: “Việc ban hành chuẩn chương trình đào tạo tối thiểu là cần thiết, để đảm bảo sự tương đồng về chuẩn đào tạo giữa các chương trình đào tạo cùng ngành ở cùng trình độ. Việc xây dựng chuẩn chương trình giúp tránh trường hợp chương trình đào tạo không theo chuẩn nào, không đạt được chuẩn tối thiểu, không hội nhập được. Các trường thiết kế và phát triển chương trình đào tạo dựa trên chuẩn này, trong đó đảm bảo sự gắn kết giữa giảng dạy, học tập và đánh giá, đảm bảo chất lượng dựa trên các chuẩn tối thiểu này gắn với khung trình độ quốc gia. Đây mới chỉ là bản dự thảo sơ khởi, sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của các trường, ban soạn thảo sẽ ghi nhận; đồng thời thành lập hội đồng tư vấn các nhóm ngành với nòng cốt là người từ các trường để xây dựng chuẩn, thông qua hội đồng thẩm định trước khi ban hành chính thức”.
Theo PGS-TS Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, việc xây dựng chuẩn chương trình đào tạo trình độ ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ là quy định về những yêu cầu tối thiểu mà mỗi chương trình đào tạo trong giáo dục ĐH cần đạt được. Song song đó, quy định cũng đảm bảo quyền tự chủ để các trường điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và hội nhập về giáo dục với khu vực và quốc tế. Ngoài ra, xây dựng chuẩn chương trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, công nhận lẫn nhau và quan trọng nhất là làm tiền đề để thực hiện kế hoạch triển khai khung trình độ quốc gia.
5 chương trình đào tạo của trường ĐH Thương Mại đã hoàn thành đánh giá ngoài
GS Long cho rằng, sự hợp tác toàn diện của Nhà trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định cho sự thành công của đợt khảo sát chính thức nói riêng và công tác kiểm định chất lượng nói chung.
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khách quan và minh bạch, chiều ngày 15/1/2020, đoàn đánh giá ngoài - Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội (KĐCLGD-ĐHQGHN) và Trường Đại học Thương mại đã tổ chức Lễ bế mạc khảo sát chính thức đánh giá chất lượng 05 chương trình đào tạo.
Các chương trình đào tạo đại học chính quy của trường ĐH Thương Mại được đánh giá gồm: Ngành Marketing; ngành Kế toán; ngành Kế toán hệ chất lượng cao; ngành Tài chính - Ngân hàng; ngành Tài chính - Ngân hàng hệ chất lượng cao.
Đợt đánh giá ngoài diễn ra từ ngày 11/1/2020 đến hết ngày 15/1/2020.
GS.TSKH Bành Tiến Long - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT - Trưởng đoàn Đánh giá ngoài.
Tại buổi tổng kết khảo sát chính thức đánh giá chất lượng 05 chương trình đào tạo, GS.TSKH Bành Tiến Long - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT - Trưởng đoàn Đánh giá ngoài cho biết, nhiệm vụ của đoàn, nêu lên các cơ sở, nguyên tắc trong quá trình đánh giá, làm nổi bật những điểm mạnh đồng thời đưa ra các khuyến nghị để Trường Đại học Thương mại có những kế hoạch cải tiến chất lượng đào tạo của Nhà trường trong thời gian tới.
GS Long cho rằng, sự hợp tác toàn diện của Nhà trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định cho sự thành công của đợt khảo sát chính thức nói riêng và công tác kiểm định chất lượng nói chung.
PGS.TS Nguyễn Hoàng, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Thương Mại
PGS.TS Nguyễn Hoàng, Phó Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, trường Đại học Thương mại xác định việc đánh giá chất lượng giáo dục là nhiệm vụ then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục và nghiên cứu khoa học, phục vụ hoạt động cộng đồng, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Năm 2018, Trường đã được kiểm định chất lượng và đạt tiêu chuẩn cơ sở chất lượng giáo dục theo đúng tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành với tỉ lệ các tiêu chí đạt yêu cầu là 85,2%.
Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục & Đào tạo về Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cũng như để khắc phục, nâng cao sau kiểm định chất lượng năm 2018, Nhà trường đã xây dựng các kế hoạch tự đánh giá 5 chương trình của 3 ngành đào tạo Marketing, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng.
Sau thời gian thực hiện các quy trình về tự đánh giá chương trình đào tạo, ngày 23/12/2019, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội đã tiến hành khảo sát sơ bộ Trường Đại học Thương mại để chuẩn bị cho đợt đánh giá ngoài 5 chương trình đào tạo của Nhà trường diễn ra từ ngày 11/1/2020 đến hết ngày 15/1/2020 và kết thúc hôm nay.
Hai đơn vị ký biên bản kết thúc đợt khảo sát chính thức
Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng, đoàn Đánh giá ngoài cùng các thành viên của đoàn đã làm việc với tinh thần đầy trách nhiệm, công tâm, khách quan và chuyên nghiệp, giúp Nhà trường hoàn thành hồ sơ tự đánh giá và thực hiện các khâu khảo sát.
" Chúng tôi nhận thức rất rõ, hoạt động đánh giá ngoài và chứng nhận chất lượng không phải là điểm dừng cuối cùng của hoạt động đảm bảo chất lượng mà là sự tiếp nối cho một hành trình mới.
Trường ĐH Thương Mại sẽ xem xét một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng những điểm tồn tại, những khuyến nghị mà đoàn đánh giá ngoài đã chỉ ra để triển khai đồng bộ các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những điểm yếu. Đồng thời, phát huy và nâng cấp các điểm mạnh của nhà trường để từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu người học" - Phó Hiệu trưởng Nguyễn Hoàng nhấn mạnh.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Chuẩn nào cho đào tạo đại học? Sáng 15-6 tại TP.HCM, Bộ GD-ĐT tổ chức tọa đàm chuẩn bị xây dựng chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học. Đây là bước triển khai Khung trình độ quốc gia được Chính phủ ban hành năm 2016. PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: MINH GIẢNG...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoà Minzy bị mạo danh nhận show chỉ với giá bằng 1/4 cát-xê, quản lý ra thông báo khẩn
Nhạc việt
18:21:55 11/04/2025
Tổng thống Trump hoãn thuế, triển vọng kinh tế Mỹ vẫn bấp bênh
Thế giới
17:56:04 11/04/2025
Hoa hậu Vbiz "đẹp vượt thời gian" sơ hở để lộ vòng 2 lùm lùm, hội mẹ bỉm lướt qua nói đúng 1 câu
Sao việt
17:51:46 11/04/2025
Cam thường bóc nhan sắc thật của đối thủ Chi Pu sau vụ bị "phong sát" vì ủng hộ Lisa (BLACKPINK)
Sao châu á
17:46:49 11/04/2025
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo ngày 11/4: Song Tử 'săn cơ hội', Nhân Mã chớ bốc đồng, Bọ Cạp bị deadline dí
Trắc nghiệm
17:15:31 11/04/2025
Phim "Địa đạo" chân thật đến nghẹt thở, xem phim để thấu hiểu giá trị của hòa bình
Hậu trường phim
17:10:20 11/04/2025
Phát hiện 12 khu vực quặng dự báo cho hơn 10 tấn vàng ở Trung Trung Bộ
Tin nổi bật
17:00:47 11/04/2025
Điều hành đường dây cát lậu 'khủng' dưới vỏ bọc giám đốc công ty
Pháp luật
16:58:56 11/04/2025
Hôm nay nấu gì: Sườn xào - cá nướng - canh ngao chua mát, nghe thôi đã thấy đói!
Ẩm thực
16:53:27 11/04/2025
Quỳnh Anh - vợ Duy Mạnh - lộ khoảnh khắc mẹ bỉm xuề xoà, khác hẳn lúc "lên đồ" xinh như gái Nhật
Sao thể thao
16:23:07 11/04/2025