Chương trình đại học cần bớt trừu tượng

Theo dõi VGT trên

GS Nguyễn Quang Diệu (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), GS trẻ nhất đươc công nhân năm 2011 (lúc vừa tròn 37 tuổi), nhân đinh như vây khi đề cập đến những thay đổi cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo thực chất trong nhà trường.

Chương trình đại học cần bớt trừu tượng - Hình 1

GS Nguyên Quang Diêu – Ảnh nhân vât cung cấp

GS Nguyên Quang Diệu chia sẻ: “Có những nội dung thuộc chương trình ĐH tiếp tục bị lặp lại đến 2/3 ở chương trình đào tạo thạc sĩ. Sự trùng lắp này nói lên điều gì nếu không phải là sự bất hợp lý, có phần chồng chéo về nội dung giữa các trình độ đào tạo khác nhau? Gói trong phạm vi đào tạo cử nhân sư phạm toán, thấy rất rõ nhiều nội dung học tại trường quá… nặng. Đành rằng có SV sau khi tốt nghiệp ĐH sẽ học tiếp thạc sĩ, tiến sĩ, rồi theo con đường nghiên cứu, nhưng số đó không nhiều. Mục tiêu đào tạo chính vẫn là để các em tốt nghiệp về các trường THPT dạy học. Vậy mà nhiều kiến thức SV phải học trừu tượng quá mức, hầu như không dùng gì khi các em ra trường làm nghề.

“Giáo viên dạy phổ thông không cần thiết phải học đến trình độ thạc sĩ. Học xong thạc sĩ, không phải họ sẽ dạy phổ thông hay hơn. Song nếu cùng trường có 2-3 người học rồi thì những người khác cũng nhấp nhổm muốn đi học ngay. Việc này nhiều khi rất lãng phí… “

* Theo GS, sự chồng chéo về kiến thức này bắt nguồn từ đâu và liệu có giải pháp khả thi nào áp dụng được ngay không?

- Cần giải thích thêm sự chồng chéo xuất phát từ ít nhất hai nguyên nhân. Thứ nhất, mặt bằng chung kiến thức đầu vào các học viên cao học không đồng đều, nên cần thiết phải nhắc lại các kiến thức trước đó. Thứ hai, lý do cơ bản hơn là chúng ta hầu như chưa có những chuyên gia đầu ngành đúng nghĩa, tức là không những kiến thức cơ bản cũng thành thạo mà còn có khả năng tiếp cận với các công nghệ hay hướng nghiên cứu mũi nhọn và thời sự nhất hiện nay.

Chương trình ĐH nói chung nên được xây dựng theo hướng giảm bớt các lý thuyết trừu tượng trong những năm đầu ĐH, chú trọng hơn nữa vào việc mô tả các mô hình, ví dụ cụ thể, để SV dần dần tiếp cận với các lý thuyết cao cấp. Đi sâu hơn, sẽ hướng các em mường tượng ra được những ứng dụng của những gì đang học sau khi rời ghế nhà trường. Theo cách đó, tôi tin SV sẽ tìm thấy hứng thú, có cảm hứng hơn trong học tập.

* Từng học tập, tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở nhiều nước, GS thấy có sự khác biệt nào về điều kiện học tập của SV mà VN cần cải thiện để thay đổi chất lượng đào tạo?

- Ở các nước phát triển, sự đầu tư của nhà nước cho SV rất đáng mơ ước. Các khu ký túc xá trang bị hiện đại, nhà ăn, bến xe buýt, thư viện, trung tâm dạy ngoại ngữ… được xây dựng liên hoàn. Có thể nói SV chỉ có việc học cật lực và không phải lo gì về cuộc sống. Điều quan trọng nữa, ở các nước này, SV có sự giao thoa tốt hơn với các nhà khoa học hay chuyên gia giỏi, thậm chí chuyên gia đầu ngành của lĩnh vực SV quan tâm.

Video đang HOT

* Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đặt ra kế hoạch sáp nhập một số viện nghiên cứu khoa học với các trường ĐH công lập để kéo gần hai mô hình lại với nhau. Theo GS, đây có phải là giải pháp khả thi?

- Viện nghiên cứu và trường ĐH có những đặc thù riêng, nên việc sáp nhập cần được xem xét kỹ. Cách làm đơn giản và hiệu quả hơn chính là tăng cường hợp tác giữa các viện và trường. Ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản… sự hợp tác giữa viện nghiên cứu và trường ĐH rất chặt chẽ. Các giảng viên ở trường ĐH có thể đến làm việc tập trung tại viện nghiên cứu trong một thời gian dài. Ngược lại, chuyên gia từ các viện nghiên cứu được mời giảng cho các lớp thạc sĩ hay hướng dẫn nghiên cứu sinh cho các trường ĐH. Đây là mô hình mà VN đang hướng tới. Cách thức hoạt động của Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM) là một ví dụ điển hình.

Theo Tuoitre

Con người tự do hay con người công cụ?

Giáo dục đang rẽ vào khúc ngoặt với đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục". Vì thế, cần thiết phải nhìn nhận chân xác hơn những vấn đề lớn mang tính định hướng của giáo dục.

Con người tự do hay con người công cụ? - Hình 1

Một buổi học ngoại khóa của học sinh Trường tiểu học Lương Định Của, Q.3, TP.HCM tại Thảo cầm viên - Ảnh: Như Hùng

Một trong những vấn đề như vậy là: Tìm lối thoát cho giáo dục ở chỗ nào?

Tự do hay công cụ

Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về con người với những phẩm tính cụ thể, nhưng về đại thể có thể chia thành hai trường phái lớn: con người công cụ và con người tự do.

Con người công cụ là con người không có hoặc có rất ít bản sắc cá nhân, được coi như một bộ phận nhỏ bé trong cả một hệ thống lớn, hướng đến một mục tiêu lớn, thường là rất trừu tượng. Vì thế, cách đào tạo chủ yếu là nhồi nhét một chiều. Phương pháp đào tạo lấy giáo viên và giáo trình làm trung tâm, dạy và học theo kiểu đọc chép. Không có phản biện, không có sáng tạo, không có lật ngược vấn đề.

Các nội dung đào tạo cũng không cần phải là kiến thức khả tín, mà có thể cài cấy các nội dung ngoài lề, thường là tuyên truyền một chiều và thường nhấn mạnh vào đạo đức, trách nhiệm... thay vì khai mở khả năng phản biện, xử lý thông tin, tìm hiểu thế giới để tìm ra sự thật.

"Nếu nền giáo dục muốn có những con người công cụ thì không cần phải đổi mới toàn diện, triệt để, vì hệ thống hiện tại đã đáp ứng được những tiêu chuẩn này"

Ngược lại với con người công cụ là con người tự do, theo nghĩa họ được tự do lựa chọn các giá trị mà mình theo đuổi, hành động mà mình thấy phù hợp. Trong giáo dục thì đó là tự do học thuật, theo nghĩa: tự do học, tự do dạy và tự do nghiên cứu.

Tất nhiên khi đã tự do lựa chọn thì anh ta sẽ phải chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Vì thế con người tự do không chỉ tự định đoạt số phận của mình mà còn tự chịu trách nhiệm với chính nó nữa.

Cũng nhờ đó mà con người tìm ra ý nghĩa đời sống của mình, vì họ được sống thật với điều họ muốn, cái mà họ theo đuổi, thay vì sống theo các tiêu chuẩn áp đặt từ bên ngoài, dù các tiêu chuẩn đó được truyền tải trong hệ thống giáo dục chính quy đi chăng nữa.

Chỉ bằng cách đó con người mới có khả năng phát triển tốt nhất phù hợp các đặc điểm sinh học và văn hóa của riêng mình, và do đó hoàn thiện được mình ở mức cao nhất có thể. Thông qua đó, anh ta sẽ đóng góp cho xã hội ở mức lớn nhất có thể.

Nếu là con người tự do, anh ta cũng sẽ có xu hướng bảo vệ tự do của mình và tôn trọng tự do của người khác. Đây là một sự tương tác kiểu "có đi có lại", vì chỉ có bằng cách đó tự do của anh mới được người khác tôn trọng. Trong trường hợp có xung đột, hai bên sẽ bàn thảo và thỏa hiệp để có giải pháp chung.

Bằng cách đó, gốc rễ của một xã hội văn minh được hình thành. Ở đó, con người cá nhân được tôn trọng và bảo vệ. Giải pháp thì được tìm thấy thông qua thảo luận. Hành vi được giám hộ bởi thỏa thuận, hoặc rộng hơn là pháp luật. Con người công dân được hình thành một cách tự động.

Từ đây con người văn minh, độc lập và sáng tạo - nguồn gốc của phát triển - sẽ được hình thành. Tập hợp những con người này sẽ tạo ra một xã hội văn minh, độc lập và sáng tạo, tức một xã hội phát triển. Bằng cách đó, chính giáo dục chứ không phải cái gì khác, đã trực tiếp định hình sự phát triển của một dân tộc.

Cần tạo ra con người tự do

Nếu hệ thống giáo dục được thiết kế để tạo ra con người tự do thì ngay lập tức toàn bộ cơ cấu và cơ chế của nó sẽ được thiết kế sao cho phù hợp với mục đích này.

Có thể hình dung ngay những điều hiển nhiên sau: thay vì lấy thầy cô và việc dạy làm trung tâm, lớp học sẽ xoay quanh học trò và bản thân việc học. Các em sẽ được tự do thảo luận và phản biện giáo viên. Người dạy khi đó chỉ còn là người hướng dẫn việc học, thay vì là hiện thân của chân lý.

Cũng sẽ không còn một bộ sách giáo khoa duy nhất, thay vào đó là nhiều bộ sách giáo khoa trên cơ sở một khung chương trình chung. Các giáo viên sẽ được tự do chọn không chỉ sách giáo khoa mà còn nội dung bài giảng sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Tư duy phản biện và sáng tạo tất nhiên sẽ được phát triển.

Giáo dục khi đó sẽ hướng tới từng cá thể, có bản sắc riêng, hoàn thiện tốt nhất năng lực của riêng mình, thay vì tạo ra những con người giống hệt nhau trong nhận thức và cá tính.

Đây chính là sự đổi mới toàn diện, triệt để chương trình giáo dục hiện hành. Tất cả đều xuất phát từ một điểm duy nhất: tìm ra lối thoát cho giáo dục từ việc hình dung về sản phẩm đầu ra của hệ thống giáo dục. Cụ thể là hình dung về con người mà nền giáo dục hướng tới.

Do đó, nếu thực lòng muốn đổi mới giáo dục thì không còn cách nào khác là thay đổi đích đến của giáo dục: giáo dục cần tạo ra con người tự do, chứ không phải con người công cụ.

Chính việc hình dung rõ ràng về đích đến này sẽ quyết định triết lý giáo dục nào được sử dụng. Vì phát biểu về đích đến chính là phát biểu về triết lý giáo dục, thứ mà chúng ta vẫn tìm kiếm suốt mấy chục năm qua.

Chỉ khi nào chúng ta làm rõ được điều này mới có hi vọng đổi mới giáo dục một cách toàn diện, triệt để như mong đợi.

Theo Tuoitre

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"
23:27:59 22/12/2024
Nhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặng
21:17:42 22/12/2024
Park Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờPark Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờ
21:10:23 22/12/2024
Không thể nhận ra Diva Mỹ LinhKhông thể nhận ra Diva Mỹ Linh
21:25:29 22/12/2024
BTV Hoài Anh xinh đẹp khi mặc quân phục, MC Thảo Vân hạnh phúc bên con traiBTV Hoài Anh xinh đẹp khi mặc quân phục, MC Thảo Vân hạnh phúc bên con trai
22:27:19 22/12/2024
Không thể nhận ra em gái Trấn ThànhKhông thể nhận ra em gái Trấn Thành
23:03:46 22/12/2024
Quỳnh Nga lột xác khiêu vũ xuất sắc khiến Khánh Thi ngỡ ngàngQuỳnh Nga lột xác khiêu vũ xuất sắc khiến Khánh Thi ngỡ ngàng
21:20:45 22/12/2024
Dung mạo "mỹ nhân tương lai" gây sốt của con gái út Hoa hậu Đặng Thu ThảoDung mạo "mỹ nhân tương lai" gây sốt của con gái út Hoa hậu Đặng Thu Thảo
20:54:07 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện hóa thạch 'ngoài hành tinh' gần thị trấn 'ma' ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch 'ngoài hành tinh' gần thị trấn 'ma' ở Mỹ

Sức khỏe

06:51:34 23/12/2024
Các nhà khoa học đã tìm được hóa thạch của một loài thực vật ngoài hành tinh gần thị trấn bỏ hoang của bang Utah (Mỹ), theo báo cáo đăng trên chuyên san Annals of Botany.
Bi kịch cuộc đời của cô gái 19 tuổi có ngoại hình như bà lão

Bi kịch cuộc đời của cô gái 19 tuổi có ngoại hình như bà lão

Netizen

06:50:51 23/12/2024
Beandri Booysen (19 tuổi) nổi tiếng với ngoại hình khác lạ và những video truyền cảm hứng trên mạng xã hội. Dù tuổi còn trẻ nhưng ngoại hình của cô không khác gì một bà lão.
Nỗi lo trước thềm năm mới

Nỗi lo trước thềm năm mới

Thế giới

06:44:22 23/12/2024
Khi tụ họp ở cuộc gặp cấp cao cuối cùng trong năm 2024, các thành viên EU ở trong tâm trạng lo âu nhiều hơn là phấn khởi.
Mùa đông đến, mỗi ngày ăn 1 bát này vào bữa sáng để bổ sung khí huyết, đẹp da, chống lạnh và sưởi ấm cơ thể

Mùa đông đến, mỗi ngày ăn 1 bát này vào bữa sáng để bổ sung khí huyết, đẹp da, chống lạnh và sưởi ấm cơ thể

Ẩm thực

06:19:14 23/12/2024
Những món ngon có hương vị ấm áp nồng nàn này không chỉ giúp cơ thể chống lạnh mà còn có tác dụng bổ khí huyết tuyệt vời.
Thanh Vân Hugo ngưỡng mộ chuyện tình chàng trai nên duyên cùng mẹ đơn thân xinh đẹp

Thanh Vân Hugo ngưỡng mộ chuyện tình chàng trai nên duyên cùng mẹ đơn thân xinh đẹp

Tv show

06:18:29 23/12/2024
Cặp vợ chồng tham gia Vợ chồng son tiết lộ chuyện tình trải qua nhiều thăng trầm, từng chia tay nhưng vẫn may mắn tìm về bên nhau khiến Thanh Vân Hugo ngưỡng mộ.
Phim cổ trang mới chiếu đã khiến dân tình phát cuồng, nữ chính "mặt búng ra sữa" đúng chuẩn ngoan xinh yêu

Phim cổ trang mới chiếu đã khiến dân tình phát cuồng, nữ chính "mặt búng ra sữa" đúng chuẩn ngoan xinh yêu

Phim châu á

05:56:34 23/12/2024
Giữa thời điểm bộ phim Chuyện Nàng Ok đang gây sốt, màn ảnh Hàn lại tiếp tục có thêm một phim cổ trang nữa vừa ra mắt có tên Check in Hanyang.
Mỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanh

Mỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanh

Hậu trường phim

05:56:00 23/12/2024
Mỹ nhân Tây Du Ký này không chỉ tạo nhiều dấu ấn trong sự nghiệp diễn xuất mà còn rẽ hướng thành công khi kinh doanh.
Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Sao việt

23:22:15 22/12/2024
Bên cạnh những ý kiến đánh giá khá khách quan, không ít người đã mang ngoại hình của Quỳnh Nga ra mổ xẻ và chê bai một cách đau lòng.
Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Sao thể thao

23:17:52 22/12/2024
Jude Bellingham vừa được được Liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới vinh danh là tiền vệ kiến thiết xuất sắc nhất trong năm 2024.
Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Phim việt

22:12:50 22/12/2024
Kể từ khi công bố dự án, phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối nhận được sự quan tâm của khán giả bởi đây là dự án hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

Nhạc việt

21:41:20 22/12/2024
Là 1 bản nhạc sôi động với tiết tấu dồn dập gây nghiện, ai nấy cũng phải nhún nhảy nên cũng không khó hiểu khi fan nghe mãi Walk vẫn chưa chán.