Chương trình cử nhân ngành đôi của PSB Academy
Sinh viên học tập tại Singapore nhưng khi tốt nghiệp, sẽ nhận bằng cấp của Đại học Newcastle, Đại học Wollongong và Đại học Manchester Metropolitan (MMU).
Thông tin chi tiết về ngành nghề và thủ tục tuyển sinh của Học viện PSB Academy (Singapore) sẽ được cô Ann SUM – đại diện tuyển sinh của nhà trường, thông báo đến phụ huynh và học sinh, sinh viên vào lúc 9h, chủ nhật, ngày 10/11, tại văn phòng trung tâm đào tạo Việt Nam Hợp Điểm – 26 Lê Quý Đôn, quận 3, TP HCM (vào cửa tự do).
PSB Academy là đơn vị giáo dục tư thục tin cậy ở Singapore từ năm 1964, cung cấp sự giáo dục và đào tạo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của từng cá nhân. Học viện PSB có phương thức giảng dạy xuất sắc, nổi trội, tạo thế mạnh cho sinh viên và giúp họ luôn cạnh tranh tốt trong kinh tế ngày nay. PSB còn được biết đến như là một tổ chức cung cấp các dịch vụ đào tạo và tư vấn uy tín. Danh tiếng của PSB đã được quốc tế công nhận với hơn 40 năm kinh nghiệm góp phần tạo nên những thay đổi tích cực cho hơn 6.500 cá nhân và tổ chức xã hội.
Toàn cảnh khu học xá PSB Singapore.
PSP đang mở rộng sự xuất hiện của mình tại nhiều quốc gia châu Á như một trong những thương hiệu uy tín hàng đầu khu vực. Hội đồng học thuật của trường bao gồm các giảng viên giàu kinh nghiệm đến từ các tổ chức giáo dục uy tín như: Đại học (ĐH) Quốc gia Singapore (NUS), ĐH Kỹ thuật Nanyang (NTU), ĐH Quản lý Singapore (SMU), ĐH Newcastle (Australia), ĐH Nam Úc…
Hiện nay, PSB đào tạo 57 chương trình toàn và bán thời gian cho trên 10.000 sinh viên với các chương trình từ chứng chỉ, Diploma, cử nhân cho tới MBA, bao quát các lĩnh vực: kinh doanh và truyền thông, tài chính và kế toán, cơ khí và công nghệ, khoa học đời sống và tự nhiên cũng như các chương trình tiếng Anh. Các chương trình cấp bằng của PSB được đào tạo phối hợp với các trường đại học uy tín của Australia và Vương quốc Anh. PSB chú trọng tới tính học thuật nghiêm ngặt và chất lượng cao, phấn đấu trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng phù hợp với các ngành.
PSB còn duy trì tiêu chuẩn dịch vụ cao và hỗ trợ sinh viên tốt về lĩnh vực phi học thuật là “chương trình phát triển toàn diện” bổ sung cho nội dung chương trình đào tạo chính. Học tập toàn diện là một nỗ lực không ngừng nhằm tăng cường nâng cao kỹ năng kiến thức của sinh viên thông qua phòng công tác sinh viên, viện đào tạo các kỹ năng mềm, tổ chức hội thảo phát triển cá nhân và tư vấn hướng nghiệp. Sinh viên cũng có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi quốc tế, công tác tình nguyện và công tác cộng đồng. Tất cả đều hướng tới mục đích tạo cho sinh viên nhiều thế mạnh khác nhau, chuẩn bị cho họ bước vào sự nghiệp tương lai, xây dựng lòng tự tin và năng lực xử lý các thách thức tại nơi làm việc.
PSB Academy là đơn vị giáo dục tư thục tin cậy ở Singapore từ năm 1964, cung cấp sự giáo dục và đào tạo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của từng cá nhân.
PSB nhận được chứng nhận EduTrust 4 năm dành cho các học viện tư thục; giành giải thưởng Singapore Experience Awards do Tổng cục du lịch Singapore trao tặng; top 3 trường tư thục được yêu thích nhất 2010 – 2012 do JobsCentral bình chọn; top 3 trường tư thục tốt nhất do AsianOne People’s Choice bình chọn năm 2011. Để tăng cường trải nghiệm học tập, PSB cung cấp cho sinh viên các phòng thí nghiệm cơ khí và khoa học đời sống đầy đủ trang thiết bị, tạo nhiều cơ hội cho họ đưa lý thuyết vào thực tiễn.
Các cơ sở vật chất khác gồm: thư viện đầy đủ tài liệu, phòng học tập, khu học tập ngoài trời rộng rãi, trung tâm sinh viên, phòng máy tính, trang thiết bị thể thao giải trí, nhà ăn và cả hiệu sách để đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Nhà trường phủ sóng wifi miễn phí để tăng cường môi trường học tập ngoài lớp học. Tất cả các cơ sở vật chất này tạo môi trường sôi động trong trường, nâng cao trải nghiệm học tập của sinh viên tại PSB.
Video đang HOT
PSB đang đào tạo chương trình cử nhân ngành đôi như: tiếp thị và quản lý; tiếp thị và du lịch; quan hệ công chúng và báo chí; thông tin thương mại và công nghệ truyền thông; ứng dụng và phát triển phần mềm; tài chính và kế toán. Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận bằng cấp của 3 trường đại học.
1. Đại học Newcastle: Đại học công lập của Australia, là thành viên của Hiệp hội các trường đại học Nghiên cứu sáng tạo (The Innovative Research Universities) và Hiệp hội các trường Kinh doanh tiến bộ (The Association to Advance Collegiate Schools of Business). Newcastle xếp trong top 4% các trường đại học danh tiếng thế giới 2013 (theo Academic Ranking of World Universities), top 3% theo đánh giá của QS World University Rankings 2013.
2. Đại học Wollongong: là đại học công lập Australia. Trường thuộc top 4% học thuật các trường đại học thế giới 2013 (theo Academic Ranking of World Universities), top 3% theo đánh giá của QS World University Rankings 2013.
3. Đại học Manchester Metropolitan (MMU): là trường đại học công lập của Anh, top 20 tại Anh về các trường có chất lượng giảng dạy hàng đầu theo đánh giá của The Complete University Guide 2013, MMU School of Business đạt được giải Bạch kim của Hiệp hội kế toán chuyên nghiệp (The Association of Chartered Certified Accountants – ACCA).
Thông tin chi tiết về ngành nghề và đăng ký tham dự báo cáo, liên hệ đại diện tuyển sinh của PSB Academy tại Việt Nam – Trung tâm đào tạo Việt Nam Hợp Điểm: – 192 Lý Thái Tổ, quận 3, TP HCM. Điện thoại: (08) 3 833 7747/7748.
- 26 Lê Quý Đôn, quận 3, TP HCM. Điện thoại: (08) 3 930 4812/4992.
Email: duhoc@vietnamhopdiem.edu.vn.
- Tầng 4, tòa nhà Ngân hàng Đông Á, 98 Hai Bà Trưng, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội (04-3623 1665).
Email: duhochanoi@vietnamhopdiem.edu.vn.
Web: www.vietnamcentrepoint.edu.vn.
Theo TNO
Đề xuất đưa cử nhân sư phạm thất nghiệp vào đổi mới giáo dục
GS Nguyễn Khắc Phi đề xuất, nên chọn những cử nhân sư phạm chưa có việc làm và những người có kinh nghiệm bồi dưỡng cái mới để phát triển đội ngũ giáo viên cho sự kiện "đổi mới chương trình và sách giáo khoa" sắp tới.
Theo giải thích của vị giáo sư đã từng có kinh nghiệm chủ biên sách giáo khoa (môn Ngữ văn), những người trẻ, sử dụng thành thạo vi tính sẽ dễ tiếp thu cái mới, không bảo thủ như nhiều giáo viên.
Giáo viên bảo thủ
"Bảo thủ từ phía giáo viên" là một cản trở lớn cho việc thực thi công cuộc "đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà".
Giáo Sư, Tiến sĩ Mike Horsley.
Đây là ý kiến được nêu ra tại hội thảo quốc tế "Đổi mới và hiện đại hóa chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển bền vững" diễn ra trong 2 ngày 30-31/10 tại Hà Nội.
Một khách mời quốc tế, GS.TS Mike Horsley (Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu quốc tế về SGK và phương tiện giáo dục) cho rằng: "Về bản chất, việc giảng dạy chứa đựng yếu tố bảo thủ. Trong thực tế phương pháp giảng dạy tương đối khó thay đổi. Việc thay đổi phương pháp giảng dạy cũng như sử dụng SGK thường đòi hỏi sự trợ giúp về mặt chuyên môn và các nguồn lực mới, sự hỗ trợ và đầu tư.
Xét cho cùng thì giáo viên chính là sản phẩm của hệ thống giáo dục mà họ đang dạy, kể cả về mặt giáo trình và SGK cũng như tài liệu dạy trên lớp".
GS Mike Horsley góp ý rằng, nên có nhiều đối thoại giữa giáo viên và các tác giả viết SGK để họ hiểu được cái mới.
PGS Đỗ Ngọc Thống, Trường trực Ban soạn thảo Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau 2015 và GS Nguyễn Minh Thuyết, Chủ tịch Hội đồng bộ môn Ngữ văn của Bộ GD-ĐT tại hội thảo sáng 30/10.
Đến từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Huy Đoàn (nguyên Chủ biên bộ sách Đại số nâng cao từ lớp 10 đến lớp 12) bổ sung thêm: "Ý kiến cho rằng các giáo viên vẫn còn bảo thủ trong phương pháp dạy hoàn toàn chính xác. Và thực tế, tính bảo thủ của giáo viên còn rất nặng nề". Ông Đoàn nói, không ít giáo viên còn mang giáo án cũ ra để dạy.
"Chính vì tính bảo thủ nên nhiều giáo viên cứ mang nhưng nội dung quá khó, chẳng hạn ở môn Toán, để ra bài tập cho học sinh, mặc dù chương trình SGK chỉ thiết kế những nội dung phù hợp, nhẹ nhàng".
Đổi mới ở trường sư phạm
Từng có nhiều năm giảng dạy tại các trường đại học sư phạm, GS Nguyễn Khắc Phi nhận xét: "Các trường sư phạm đang đi chậm trong khâu đổi mới để bắt kịp CT, SGK".
Ông nêu ví dụ về từ chuyện "dạy tích hợp". Dự kiến 2016, sẽ có sách giáo khoa mới thí điểm. Bậc THCS sẽ không còn các môn Lí, Hóa, Sinh dạng độc lập nữa mà chỉ còn môn Khoa học.
"Dạy học phải theo chủ đề, kết hợp kiến thức liên môn. Thế nhưng, vẫn đào tạo sư phạm như hiện nay thì giáo viên làm sao hòa nhập được?".
GS Phi so sánh: Ở nước Bỉ, việc đào tạo giáo viên luôn đi trước chương trình, SGK ít nhất 5 năm. Còn ở nước ta, trong những lần đổi mới trước, giáo viên luôn chạy theo chương trình, SGK.
GS.NGƯT Nguyễn Khắc Phi.
Một "lão làng" trong việc làm sách giáo khoa khác - GS Nguyễn Minh Thuyết - cũng bày tỏ: "Ở những lần đổi mới trước, các trường sư phạm gần như đứng ngoài cuộc, dù phần đông đội ngũ làm CT và viết SGK là các thầy cô trong trường. Tôi hy vọng là Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng GV".
Trước đó, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: "Đổi mới quản lí, phát triển đội ngũ nhà giáo là then chốt của đổi mới nên sẽ là công việc nặng nề, lâu dài, bền bỉ, có nhiều giải pháp căn cơ.
Các trường sư phạm ngay từ bây giờ cũng phải đổi mới. Nhưng khi ban hành chương trình giáo dục phổ thông thì phải tiếp tục phù hợp hơn, những đổi mới chung như hiện nay cần phải đổi mới gì là đổi mới ngay, khi có chương trình phổ thông ra các trường sư phạm chỉ việc lắp vào cho cụ thể hơn".
Theo TNO
RMIT ra mắt chương trình cử nhân công nghệ thông tin Điểm đặc sắc của chương trình cử nhân CNTT tại RMIT là học sinh có thể hoàn thành khóa học trong vòng 2,5 năm và bằng cấp được công nhận toàn cầu. Chiều 17/10, tại cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT đã tổ chức lễ ra mắt chương trình cử nhân công nghệ thông tin. Khóa đầu tiên tại đây sẽ khai...