Chương trình bộ môn Giáo dục công dân: Chú trọng xử lý tình huống thực tế
Môn Giáo dục công dân giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế.
ảnh minh họa
Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, môn Đạo đức và Giáo dục công dân là môn học bắt buộc. Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Theo Ban soạn thảo mục tiêu chung của môn Giáo dục công dân là giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm, bảo vệ đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới, đặc biệt là yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đó là năng lực phát triển bản thân; năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức, năng lực điều chỉnh hành vi pháp luật; năng lực giải quyết vấn đề về kinh tế. Đây là những biểu hiện đặc thù của các năng lực chung như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo .
Trên cơ sở các định hướng đã nêu trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Chương trình môn Giáo dục công dân nhấn mạnh các quan điểm sau đây: Đảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính thực tiễn và tính hệ thống; chú trọng tích hợp các nội dung giáo dục cơ bản, thiết thực, hiện đại về giá trị sống, kỹ năng sống, đạo đức, pháp luật…
Căn cứ vào các yêu cầu cần đạt và các định hướng chung bắt buộc này, các tác giả sách giáo khoa, cơ sở giáo dục và giáo viên môn học được chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các nội dung dạy học, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục cụ thể theo yêu cầu phát triển chương trình.
Nội dung chủ yếu của môn Giáo dục công dân là giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật và kinh tế. Ở tiểu học và trung học cơ sở, nội dung môn học định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
Ở trung học phổ thông, nội dung chủ yếu là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh; gắn kết với nội dung giáo dục đạo đức và giá trị sống, kỹ năng sống. Ngoài ra, trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học được chọn học một số chuyên đề nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của mình.
Video đang HOT
Giáo viên đánh giá kết quả giáo dục là đánh giá mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt đặt ra cho mỗi lớp học. Cách thực hiện trong Chương trình môn Giáo dục công dân là: Kết hợp đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập (bài kiểm tra, bài tập thực hành, bài tập nghiên cứu,… ) với đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập được tổ chức trên lớp học, hoạt động nhóm, tập thể hay cộng đồng, cũng như trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày;
Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của phụ huynh học sinh và đánh giá của cộng đồng; Kết quả đánh giá sau mỗi học kỳ và cả năm học đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo Infonet.vn
Cô trò lặng người với trò chơi 'một người năm ngón tay'
Thông qua thiết kế poster, làm phim và thuyết trình về những đề tài thực tế, học sinh đã có buổi học môn Giáo dục công dân thú vị và bổ ích.
Buổi học do cô giáo Nguyễn Thị Hồng Châu, Tổ trưởng tổ Giáo dục công dân (GDCD) của trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM), tổ chức sáng 12/11. Với chủ đề "Tôi bảo vệ tôi", buổi học tưởng chừng khô khan nhưng đã diễn ra rất sôi động dưới hình thức các đội chơi đến từ ba khối 10, 11, 12.
Đưa đời thực vào môn Giáo dục công dân
Bằng ba hình thức khác nhau: Thiết kế poster, phim và thuyết trình, những vấn đề thời sự, gần gũi với lứa tuổi học trò được các em lồng ghép đưa vào tác phẩm khiến giờ học trở nên thú vị, giàu cảm xúc.
Mọi người cảm nhận sự hài hước khi xem bộ phim "Quấy rối tình dục" của lớp 10D1; xúc động khi xem "Lăng kính yêu thương" của lớp 10D3, "Lừa gạt, dụ dỗ, buôn bán trẻ em nữ qua biên giới" của lớp 11D1 hay thuyết trình về nạn "Bắt nạt trực tuyến" của nữ sinh 12A2.
Những khát vọng rất học trò được các em trải lòng như ước mơ được ngủ một giấc thật ngon, được sống với ước mơ, hoài bão của chính mình trong phần thuyết trình "Áp lực học đường" của lớp 11D3, phim "Mình - hãy là chính mình" của lớp 12D1...
Tất cả sản phẩm đều do chính học sinh (HS) thực hiện, thu thập tài liệu, trải nghiệm thực tế, kỹ thuật, trình bày...
Phần thuyết trình "Áp lực học đường" của lớp 11D3 khá ấn tượng khi các em nêu lại vấn đề không bao giờ cũ với lứa tuổi HS hiện nay.
Mở đầu, đại diện lớp 11D3 đã khiến cả hội trường như bùng nổ trong trò chơi "một người năm ngón tay". Thể lệ trò chơi là: Các bạn chỉ việc giơ năm ngón tay của mình lên, sau khi nghe câu hỏi đặt ra, nếu câu hỏi nào đúng với bản thân các bạn thì cụp một ngón tay xuống, nếu không đúng thì giữ nguyên ngón tay của mình.
Chỉ sau năm câu hỏi, đa phần các bạn trong hội trường đã cụp hết năm ngón tay xuống bởi những câu hỏi: Bao nhiêu bạn ở đây phải đi học thêm, phải chịu áp lực vì kỳ vọng của bố mẹ, thiếu thời gian vui chơi, giải trí, từng phải nói dối điểm số với bố mẹ... Trò chơi đơn giản nhưng mỗi khi một ngón tay cụp xuống, các thầy cô và khách mời tham gia buổi học lại lặng đi.
Cô Nguyễn Thị Hồng Châu, Tổ trưởng tổ GDCD và các học sinh trao đổi về đề tài môn học. Ảnh: Nguyễn Trà/Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh.
Trong clip phỏng vấn ngẫu nhiên các bạn HS ngoài đường, một bạn trả lời rằng "Mơ ước của em chỉ là ngủ một giấc không mộng mị, không phải sống thay phần ước mơ của bố mẹ" khiến nhiều người dưới hội trường phải suy ngẫm. Nhiều HS vỗ tay thích thú vì như nghe được một tiếng nói đồng cảm với mình.
Từ những số liệu, câu chuyện đau lòng được nhóm sưu tầm từ báo chí, các HS đã chỉ ra nguyên nhân và những giải pháp gần gũi để làm giảm căng thẳng, phần nào giải quyết bài toán áp lực học hành cho những người bạn đồng trang lứa.
Muốn môn GDCD thực tế hơn
Nói về phần thi này, hai chị em sinh đôi Gong Xiao Wen và Xiao Jing (người Hoa, HS lớp 11D) chia sẻ: "Cả nhóm chuẩn bị trước đó cả tháng cho buổi chuyên đề này. Bọn em gặp nhau bàn vào chiều thứ sáu hàng tuần. Với bài phỏng vấn, chúng em đã gặp khoảng 20 bạn mới ra được nội dung, có hôm phải đi vào 6 giờ tối để phỏng vấn...
"Học GDCD như thế này tuy mệt mà vui, chúng em cũng nhớ được kiến thức hơn", Xiao Wen nói.
Với cách học này, giờ học dường như thoát khỏi cảnh cô miệt mài đọc, trò mê mải chép hay tranh thủ ngủ gật, hoặc thầy cô thao thao trên bục giảng, học trò đợi cô giáo hỏi mới xung phong trả lời. Ngược lại, xuyên suốt buổi học đều do các em trình bày những nội dung các em đã chuẩn bị một cách tự nhiên.
Giáo viên chỉ đứng dưới hội trường lắng nghe HS tranh luận, phản biện, nghe các em thuyết trình... Buổi học để lại nhiều cảm xúc lắng đọng đối với HS.
Có lúc cả hội trường như vỡ òa trước những lập luận rất học trò nhưng không kém phần sâu sắc: "Không phải ngẫu nhiên mà chúng em chọn những màu sắc này trong poster, chẳng hạn màu tím tượng trưng cho thủy chung, vì những người đã dính vào ma túy thường rất chung tình với nó. Cuộc sống không phải lúc nào cũng tràn ngập màu hồng, màu xanh như mọi người vẫn nghĩ, đôi khi có những sự lãng mạn đến chết người...".
Cô Nguyễn Thị Hồng Châu cho biết đây là các đội chơi đã vượt qua hơn 200 đội khác ngoài vòng loại để bước vào chung kết.
"Mỗi năm trường sẽ tổ chức một chuyên đề riêng, như chuyên đề năm nay là 'Tôi bảo vệ tôi. Là một độc giả thường xuyên của báo Pháp Luật TP.HCM, thường xuyên theo dõi báo chí nên tôi phát hiện ra những đề tài nổi cộm cho các em tranh luận, từ đó đưa vào bài giảng phân tích.
Có những ý tưởng, phát hiện của HS khiến tôi cảm thấy giật mình vì nhận thức sâu sắc không ngờ. Chẳng hạn bài thuyết trình về vấn nạn 'Bắt nạt trực tuyến' mới đây.
Đặc thù của môn GDCD là có nội dung gắn bó mật thiết với thực tiễn đời sống xã hội, tuy nhiên từ trước đến nay nhiều giáo viên và HS chưa xem trong bộ môn này.
Việc đưa môn GDCD vào danh sách các môn thi của kỳ thi THPT quốc gia 2017 với đề thi trắc nghiệm khách quan đặt yêu cầu giáo viên và HS phải đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng tích cực hơn: Vận dụng nội dung kiến thức bài học vào việc giải quyết những vấn đề của đời sống phù hợp với lứa tuổi".
Theo Nguyễn Trà / Pháp Luật TP.HCM
Môn Giáo dục thể chất: Sẽ chấm theo 'điểm' A, B, C, D Trong chương trình phổ thông mới, Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, đảm nhiệm một trong bốn mặt giáo dục Đức - Trí - Thể - Mỹ. ảnh minh họa Giáo dục thể chất góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh; đồng...