Chương trình Aus4skills: Khát vọng hướng về cộng đồng
Mang trong mình hoài bão và khát vọng cống hiến cho đất nước, nhận được sự hỗ trực tiếp của Aus4skills*, họ đã khẳng định mình bằng kiến thức đã học được, mong muốn chung tay góp phần xây dựng Việt Nam giàu đẹp.
Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Barnes trò chuyện cùng các cựu sinh mới trở về trong tháng 9/2020.
Mang đổi thay đến cộng đồng
TS Nguyễn Hữu Nhuần – Phó Trưởng khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam, du học tại Australia theo Học bổng Học giả John Allwright, 2011 – 2015 chia sẻ: Tôi may mắn được gặp nữ PGS.TS Elske van de Fliert trong chuyến thăm của bà tới trường để bàn về hợp tác xây dựng dự án “Cải thiện các hệ thống sản xuất nông nghiệp và liên kết thị trường nông sản ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam”.
Khi dự án được triển khai, tôi đã tham gia và nhận được Học bổng John Allwright cho chương trình tiến sĩ tại Đại học Queensland. Tại Australia, PGS.TS Elske là cô giáo hướng dẫn tôi làm luận án và cũng là người đã truyền cảm hứng cho tôi về hoài bão và ý tưởng phát triển góp phần vào thay đổi xã hội.
Mong muốn được học tập và mang kiến thức về phát triển cộng đồng, TS Nguyễn Hữu Nhuần cho biết: Đây là tiếp cận quan trọng giúp tôi thực hiện tốt các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông nghiệp tại các cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo vùng Tây Bắc.
Hơn 5 năm qua, TS Nhuần tiếp tục tham gia những dự án do ACIAR (Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia) tài trợ tại vùng Tây Bắc. Có thể kể đến các dự án về phát triển chuỗi giá trị nông sản tại Sơn La, Lào Cai và Lai Châu; phát triển chăn nuôi bò tại Điện Biên và cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn tại Hưng Yên và Nghệ An.
Tạo thu nhập cho người dân
Thạc sĩ Trần Thị Thanh Tâm. – Ảnh: TG
Video đang HOT
Thạc sĩ Trần Thị Thanh Tâm – Phó Giám đốc kiêm nghiên cứu viên tại Trung tâm Hợp tác và Phát triển Tây Bắc, năm 2016, chị được nhận Học bổng toàn phần của Chính phủ Australia học thạc sĩ – ngành Nghiên cứu Phụ nữ (Giới và Phát triển), Đại học Flinders, Australia. Chị tâm sự: “Tôi nhận thấy, cần nâng cao vị thế người phụ nữ trong cộng đồng, vì thế phải ủng hộ họ tham gia kinh doanh, nghiên cứu, áp dụng công nghệ và quản trị”…
Từ suy nghĩ đó, chị chọn phụ nữ thiểu số và phụ nữ khuyết tật phía Bắc là đối tượng để hỗ trợ duy trì sản xuất, kinh doanh các sản phẩm được trồng, nuôi tại địa phương. Thạc sĩ Trần Thị Thanh Tâm cho rằng: Việc điều hành tốt các cơ sở sản xuất của mình ngay tại địa phương, sẽ không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho nhiều chị em khác và phát triển kinh tế hộ gia đình, mà còn nâng cao vị thế của phụ nữ trong cộng đồng.
Được tài trợ bởi Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia, nhóm cựu sinh của thạc sĩ Thanh Tâm đến từ các ngành học khác nhau, với kinh nghiệm làm việc và vị trí quản lý tại cơ quan mình, đã kết nối được rộng hơn tới các chuyên gia kĩ thuật và người tiêu dùng. Nhóm tổ chức thành công các khóa đào tạo nâng cao kiến thức, kĩ năng kinh doanh cho gần 100 phụ nữ khuyết tật và phụ nữ dân tộc thiểu số tại các hợp tác xã của hai huyện Lạc Sơn, Lương Sơn (Hòa Bình) và huyện Sóc Sơn (Hà Nội).
Từ 14 ý tưởng kinh doanh xuất sắc được lựa chọn để trình bày tại Ngày hội Ý tưởng Khởi nghiệp tại Hà Nội. Sáu tháng sau, 5 sáng kiến kinh doanh về ớt, hạt dổi và gà ri ở Lạc Sơn; nấm tươi và trà thảo dược ở Sóc Sơn đã được tư vấn về chuẩn hóa sản phẩm và đã đạt Chứng nhận An toàn thực phẩm. HTX Tâm Ngọc sản xuất và kinh doanh trà thảo dược do phụ nữ khuyết tật làm chủ được thành lập, đến nay đã tạo việc làm và thu nhập cho 26 người khuyết tật tại Sóc Sơn.
Tương tự, chàng trai Võ Thành Vin vui và thấy trách nhiệm lớn khi được nhận Học bổng của Chính phủ Australia với tư cách là thế hệ trẻ lãnh đạo tiềm năng trong toàn khối ASEAN. Vin đã chọn học tập tại Trường Đại học Melbourne.
Những ngày tháng tại đây, chàng trai trẻ được thể nghiệm thực tế các ý tưởng kinh doanh trong môi trường doanh nghiệp để áp dụng kiến thức và kỹ năng học được từ giảng đường. Điều này giúp SV khi tốt nghiệp có thể nhanh chóng hòa nhập vào môi trường làm việc và có định hướng rõ ràng phát triển nghề nghiệp.
“Mong muốn của tôi là đem kiến thức đã học được về để cùng chung tay xây dựng một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc”, Vin tâm sự đồng thời nhấn mạnh: Các bạn trẻ, chúng ta hãy là sự thay đổi bạn muốn nhìn thấy trong thế giới này. Bắt đầu bằng những bước nhỏ nhất, công việc cụ thể nhất, dần dần trong hành trình bạn sẽ hiểu rõ hơn về đam mê, năng lực và cơ hội phát triển bản thân của mình. Thành công và hạnh phúc thực sự bắt đầu từ chính hành trình, và không cần phải đợi đến đích.
Tôi tự hào vì Australia không chỉ mang đến cho các bạn nền giáo dục chất lượng quốc tế, mà còn hỗ trợ SV ứng dụng kiến thức, kỹ năng có được trong thời gian học tập tại Australia để hiện thực hóa ước vọng của mình tại Việt Nam. Tôi đã gặp gỡ nhiều lãnh đạo, chuyên gia và cá nhân có tầm ảnh hưởng của Việt Nam là những cựu SV đại học Australia. Các bạn là những thành viên của mạng lưới hơn 70.000 cựu SV đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực và cống hiến cho sự thành công của Việt Nam. Ông Andrew Barnes, Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam
Tự chủ đại học cần nghị định riêng, làm theo quy định chung đâu còn là thí điểm?
Đã tự chủ mà thí điểm - tức là làm thử, vượt ngoài một số danh giới luật pháp cho phép chứ làm những thứ trong quy định thì không ai gọi là thí điểm.
Nhìn vào con số 23 trường thí điểm thực hiện tự chủ đại học, tại tọa đàm khoa học "Đổi mới tư duy để phát triển giáo dục đại học Việt Nam", Giáo sư Trần Hồng Quân - Chủ tịch danh dự Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, cần mạnh dạn cho thí điểm tự chủ đại học cả về nội dung và tăng cường số lượng các trường được tự chủ.
"Đã tự chủ mà thí điểm - tức là làm thử, vượt ngoài một số danh giới luật pháp cho phép chứ làm những thứ trong quy định thì không ai gọi là thí điểm. Do đó cần phải có quy định chung cho phép làm thử ví như có Nghị định riêng chứ nếu thí điểm trong quy định thì coi như không có thí điểm", Giáo sư Trần Hồng Quân nhấn mạnh.
Bởi lẽ theo thầy Quân đánh giá, việc cho thực hiện tự chủ là chủ trương lớn nhất trong chủ trương giáo dục đại học lâu nay, chỉ có như vậy các trường mới tạo ra động lực tự thân và mạnh dạn sáng tạo. Ở đó, người ta giải quyết những gì hiệu quả nhất kể cả sử dụng cơ sở vật chất, tài chính, sử dụng lao động của họ. Tuy nhiên, tự chủ không có nghĩa là muốn làm gì thì làm, cũng không có nghĩa nhà nước sẽ không đầu tư, nhà nước buông lỏng không quản lý.
Do đó, "nếu chúng ta tự chủ tốt thì từ 23 trường trở thành đại bộ phận các trường trong hệ thống, lúc đó tôi nghĩ rằng nền đại học sẽ có sinh khí mới, năng động hơn, toàn bộ bộ mặt của giáo dục đại học sẽ khác, không phải như bây giờ", thầy Quân kỳ vọng.
Ảnh minh họa, nguồn: TDTU
Bây giờ chúng ta sốt ruột với tự chủ vì tự chủ sẽ tạo ra sinh khí mới khi đó sẽ đáp ứng yêu cầu góp phần quan trọng cho đất nước sớm trở thành cường thịnh trên các mặt, trong đó chủ yếu là xây dựng được đội ngũ lao động thực sự có chất lượng, giúp góp phần xây dựng sức mạnh trí tuệ đất nước, đặc biệt trong thời đại này thì vấn đề trí tuệ là cốt lõi, mạnh hơn nhiều các lợi thế khác. Bản thân tự chủ là giải pháp tăng tốc của giáo dục đại học", Chủ tịch danh dự Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam khẳng định.
Giáo sư Trần Hồng Quân cũng đề nghị cấp trên tổng kết thí điểm tự chủ đại học để từ đó rút ra cái gì được, cái gì chưa được để điều chỉnh chủ trương chính sách và xác lập những mô hình tiên tiến có thể như là tấm gương để các trường khác noi theo.
Chúng ta rút kinh nghiệm ở đó, và phổ biến kinh nghiệm của họ trong đó có khá nhiều trường như Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh...
Đồng thời, Chính phủ nên có quy định cụ thể nhằm giải quyết những vướng mắc cụ thể thí dụ vấn đề Hội đồng trường.
"Tôi rất hoan nghênh vừa rồi Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam có tọa đàm "Chức năng chủ tịch hội đồng trường đại học, học viện" với các chủ tịch hội đồng trường. Những thông tin đó rất bổ ích, cần tiếp tục phát huy", thầy Quân cho biết.
Ngoài ra, dù Nghị quyết 19 có hướng dẫn là Bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch Hội đồng trường tuy nhiên theo Giáo sư Trần Hồng Quân thì cần có hướng dẫn sâu thêm vì khi bầu Bí thư đảng ủy là theo một yêu cầu khác, bầu Chủ tịch Hội đồng trường theo một yêu cầu khác.
"Một con người có đồng thời thỏa mãn 2 yêu cầu đó hay không là chuyện lớn do đó cần có văn bản hướng dẫn quy định hoạt động của tổ chức đảng trong các trường tự chủ cho hợp lý. Đặc biệt, mối quan hệ giữa đảng ủy và hội đồng trường như thế nào cần phải quy định rõ", Giáo sư Quân nêu vấn đề.
Cũng theo thầy Trần Hồng Quân, chúng ta cần khuyến khích hình thành các tập đoàn giáo dục lớn, dù bây giờ đã manh nha một số tập đoàn, bởi điều này giúp tạo ra những tổ chức giáo dục - đào tạo mạnh khi các thành viên nhau trong các tập đoàn đó hỗ trợ lẫn nhau. Đồng thời cũng cần khuyến khích hình thành đô thị đại học và khoa học, mặc dù hiện nay nhiều tỉnh đã có quy hoạch nhưng không ít thất bại vì chưa được sự ủng hộ chung.
Ảnh minh họa: HUST
Đặc biệt, chúng ta kiên trì, khuyến khích thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để phát triển giáo dục, tiếp tục ủng hộ các trường tư, các trường ngoài công lập giúp đỡ họ phát triển thông qua một số chủ trương cụ thể, như miễn thuế đất đai, miễn phí nhưng họ cũng cần minh bạch tài chính, để tránh tình trạng lợi nhuận tối đa và hợp lý việc đầu tư để phát triển giáo dục, thừa nhận quyền lợi của họ ở mức độ nhất định.
Riêng đối với các trường công lập tự chủ thì chúng ta cho phép, khuyến khích họ thu hút ngoài ngân sách nhà nước, kể cả trong nước và nước ngoài. Khả năng nguồn lực để đổi mới trang thiết bị để đảm bảo chất lượng, trong đó sẽ sản sinh nhiều vấn đề mới, khi đó trường đó không thuần túy là trường công nữa mà sẽ nảy sinh ra một số vấn đề quản lý mới nhưng tôi cho rằng, đó không phải là cái chúng ta không làm được.
Giáo sư Trần Hồng Quân thừa nhận quản lý nhà nước về giáo dục đang có nhiều ràng buộc không cần thiết.
"Tôi xin nói thêm, quản lý nhà nước cốt là để phát triển chứ không phải cốt là lặp một cách trật tự, lặp một cách trật tự là cần thiết nhưng không phải là mục đích quản lý.
Cũng giống như chiếc ô tô, tạo động lực cho nó chạy nhanh, cái phanh cần thiết nhưng không phải lúc nào cũng dùng. Có cái phanh thì mới dám chạy nhanh nhưng cái phanh đó là bảo hiểm chứ không phải để dừng lại.
Nếu vừa đạp ga vừa giẫm phanh như điều hành hiện nay thì không có cái nào có thể phát triển nhanh chóng được, mà sẽ tạo ra sự trì trệ. Quản lý nhà nước phải xác định như vậy, nếu không rất khó cho cơ sở giáo dục khi thực hiện.
Do đó, quản lý giáo dục cần đi theo hướng quản lý theo luật pháp, có quá trình kiểm tra, giải trình, minh bạch, tin cậy. Trong trường hợp đó thì chúng ta mở rộng cho các trường tự chủ, hành lang pháp lý mở đủ rộng để cho họ hoạt động và không cảm thấy bị trói buộc chứ hiện nay có tình trạng làm đúng luật này thì sai luật kia, tức là xét ở luật này thì được khen nhưng xét ở luật kia thì có tội. Đó là những cản trở cho các trường, không ai cựa quậy được", Giáo sư Trần Hồng Quân nhìn nhận.
Trao hỗ trợ cho sinh viên bị thiệt hại do bão lũ đợt 2 năm 2020 Sáng qua 15.12, Trường ĐH Luật TP.HCM đã trao hỗ trợ gần 200 triệu đồng cho sinh viên có gia đình bị thiệt hại do bão lũ đợt 2 năm 2020. Ông Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết đợt 2 này nhà trường trao 61 phần quà (trị giá 3 triệu đồng/phần) cho sinh viên...