Chương Mỹ vẫn chìm trong nước, dân chắt chiu nước sạch nấu ăn
Nước rút chậm, nhiều nơi ở Chương Mỹ, Hà Nội vẫn đang bị cô lập, đi lại rất khó khăn, người dân phải dùng nước trong bình để nấu ăn, sinh hoạt một cách dè xẻn.
Ông Nguyễn Văn Thiệu, Phó trưởng thôn Hạnh Bồ đi thuyền từ trong nhà ra sân để ra nhận mì tôm và nước của đoàn cứu trợ
Liên quan đến tình trạng úng ngập trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội, theo ghi nhận, đến sáng ngày 5/8, có những vị trí nước đã rút được hơn 1 mét. Tuy nhiên tại các thôn trong xã Nam Phương Tiến vẫn bị cô lập, giao thông đi lại khó khăn, đời sống sinh hoạt của bà con nhân dân nơi đây bị chia cắt với bên ngoài.
Bà Nguyễn Thị Sáu (ở thôn Hạnh Bồ, xã Nam Phương Tiến) cho biết: “Nước đã rút hơn so với trước kia, nhưng đi lại vẫn rất khó khăn. Vị trí nhà tôi chưa được cấp điện, nhưng đã cắm nhờ điện của xóm trên. Hôm nay trời lại có mưa lớn, không biết sẽ thế nào”.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Thiệu, Phó trưởng thôn Hạnh Bồ cho hay, dù nước đã rút so với trước kia nhưng ở sân nhà vẫn ngập đến ngang đầu gối. “Nhà chỉ còn hai vợ chồng trông nom lợn gà, sinh hoạt chủ yếu bằng 1 bếp ga trên tầng 2, còn các con cháu đã đi sơ tán chỗ khác hết”.
Thiếu tá Bùi Huy Đạt, Đội trưởng Đội CSGT-trật tự-cơ động Công an huyện Chương Mỹ chuyển mì tôm, nước uống cứu trợ cho bà con xã Nam Phương Tiến
Về trình hình mưa ngập tại địa phương, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Huy Phong, Chủ tịch UBND Nam Phương Tiến thông tin, tính đến sáng ngày 5/8 nước rút không đáng kể, trung tâm UBND xã Nam Phương Tiến vẫn bị ngập nước, muốn vào phải đi bộ.
“Qua theo dõi, đêm ngày 4/8 có hiện tượng nước rút nhưng rất chậm. Điện thì đã cấp trở lại cho 80% hộ dân trong xã, chỉ có những hộ bị ngập sâu chưa cấp điện lại. Nhưng đáng lo nhất hiện nay là chưa xử lý được nguồn nước uống vì người dân trong xã chủ yếu dùng nước giếng khoan, nước nấu ăn cũng như sinh hoạt chủ yếu bà con dùng bằng nước bình cứu trợ của cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm cứu trợ cho địa phương nhưng do có hạn nên phải dùng rất dè xẻn”, ông Phong thông tin.
Video đang HOT
Theo ông Phong, đến thời điểm hiện tại thôn Nhân Lý, thôn Hạnh Bồ của xã Nam Phương Tiến vẫn bị cô lập hoàn toàn. “Dự báo tiếp tục có mưa, UBND xã đã chỉ đạo các hộ di chuyển từ chỗ thấp lên chỗ cao, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người già và trẻ em. Đối với lĩnh vực giáo dục của địa phương thì cũng đã được ngành giáo dục chỉ đạo tạm dừng tuyển sinh toàn bộ từ mầm non đến THCS”, ông Phong cho biết.
Lực lượng cảnh sát sẵn sàng ứng phó giúp nhân dân vùng ngập lụt tại huyện Chương Mỹ
Trong khi đó Thiếu tá Bùi Huy Đạt, Đội trưởng Đội CSGT- trật tự-cơ động Công an huyện Chương Mỹ thông tin, trước những bất thường về thời tiết, dự báo tiếp tục có mưa, vì vậy lực lượng công an huyện được phân công ứng trực sẵn sàng đảm bảo thông tin, cũng như giúp đỡ nhân trong vùng ngập úng, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người dân.
“Cục CSGT (Bộ Công an) cũng đã tăng cường thêm 5 xuồng máy công suất lớn để ứng phó cho đợt mưa và xả lũ sắp tới trên địa bàn huyện Chương Mỹ”, Thiếu tá Đạt cho hay.
Lưu Huế
Theo baogiaothong
Vùng rốn lũ Hà Nội ngập trong biển nước nhìn từ flycam
Dù đã 2 ngày sau đợt mưa lớn kéo dài, nhiều địa bàn tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) vẫn tiếp tục ngập sâu trong nước...
Dù đã 2 ngày sau đợt mưa lớn kéo dài, xã Nam Phương Tiến vẫn chìm trong biển nước.
Toàn xã với tổng số 831 hộ, 4000 nhân khẩu bị cô lập. Trong đó, 637 hộ hiện vẫn trong vùng bị ngập nặng.
Đến chiều ngày 24/7, nhiều vùng trong xã vẫn tiếp tục bị cô lập
Dù trên địa thế khá cao ráo so với khu vực, trường mầm non Phương Tiến A vẫn bị ngập ngang tầng 1.Hiện tại 3 trên 10 thôn của xã bị ngập nặng đó là Nam Hài, Nhân Lý, Hạnh Bồ và 1 xóm của thôn Hạnh Côn. Mức nước ngập sâu nhất được ghi nhận là trên 2m. Đến sáng 24/7, trụ sở làm việc của xã Nam Phương Tiến, trường học, một số tuyến đường ở các thôn và nhiều nhà dân vẫn ngập sâu trong nước.
Toàn bộ tầng 1 và dãy nhà kho của xóm này chìm trong biển nước. Người dân ở dây cho biết chỗ nước ngập sâu nhất tới hơn 2m.
Chính quyền xã Nam Phương Tiến đã bố trí xe công nông gầm cao để đưa đón người dân đi lại trong những ngày nước ngập.
Nhiều người dân ở đây dùng thuyền để di chuyển. Ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến, cho biết: "Hiện nước rút vẫn rất chậm, dù hệ thống đê vẫn an toàn nhưng do mức nước lên quá cao, đã tràn 3,9 km đê thuộc địa phận 3 xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ".
Người dân mệt mỏi chờ xe công nông đưa vào làng.
Hiện Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai của xã Nam Phương Tiến tiếp tục triển khai các phương án để bảo vệ tài sản, tính mạng nhân dân, đảm bảo các nhu yếu phẩm cần thiết cho nhân dân: nước uống, mì tôm và nến.
"Hiện tại nước còn ngập sâu tại nhiều khu vực. Nơi nào nước rút chúng tôi đã đóng điện. Còn lại nhiều khu vực còn ngập sâu chúng tôi không đóng điện để đảm bảo an toàn cho người dân", anh Tùng thợ điện Công ty điện lực Chương Mỹ cho hay.
Trưa đến, cán bộ y tết xã và lực lượng dân quân tự vệ tổ chức chốt trực được tiếp viện cơm hộp từ ngoài vùng nước ngập .
Toàn Vũ
Theo Dantri
Hơn 6.000 người sơ tán vì lũ: Không có chuyện người dân bị đói, khát Ông Nguyễn Văn Phong - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội khẳng định: "không có chuyện người dân thiếu nước uống, bị đói". Ông Nguyễn Văn Phong - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội khẳng định: "không có chuyện người dân thiếu nước uống, bị đói". Ảnh: THÀNH AN Liên quan đến tình hình mưa, lũ, lụt, ông Nguyễn...