Chương buồn của bóng đá Trung Quốc
Sự sụp đổ của nhà đương kim vô địch Giang Tô mới chỉ là khởi đầu. Trong tương lai gần, nhiều đội bóng khác của Trung Quốc sẽ lâm vào tình cảnh tương tự.
Một ngày tồi tệ với bóng đá Trung Quốc!
Câu lạc bộ Giang Tô (Jiangsu FC) tồn tại từ những ngày đầu bóng đá Trung Quốc chuyển lên chuyên nghiệp vào năm 1994, dù họ dành phần lớn thời gian chơi ở giải hạng Hai trong một thập niên đầu.
CLB Giang Tô từng vô địch giải VĐQG và cúp Quốc gia. Vì vậy, đây không phải đội bóng tầm thường.
CLB Giang Tô là đại kình địch của Thân Hoa Thượng Hải. Giữa hai đội bóng xuất hiện sự căm ghét lớn, nhưng chính điều này đôi khi mang tới sự thú vị.
Sự sụp đổ của CLB Giang Tô có thể mới bắt đầu. Nó sẽ kéo theo nhiều hệ quả. Những đội bóng khác cũng đang đối mặt nguy cơ phá sản.
Khi CLB Giang Tô đưa ra thông báo chính thức tạm dừng hoạt động, đó là một nỗi hổ thẹn. Trong 5 năm qua, người hâm mộ được thấy những nỗ lực đáng ghi nhận của đội bóng.
Tuy nhiên, mọi thứ đã kết thúc. Một đội bóng sắp bị xóa sổ khỏi Chinese Super League.
CLB Giang Tô sắp bị xóa sổ khỏi bản đồ bóng đá Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Sự sụp đổ của CLB Giang Tô cũng là ví dụ điển hình cho thấy khả năng quản lý còn nhiều bất cập giữa thương mại và bóng đá. Giới chủ dường như chỉ biết tự phục vụ bản thân mà không quan tâm đến người hâm mộ hoặc ảnh hưởng đến cộng đồng.
Mới vài tháng trước, Giang Tô còn sắm vai đội bóng số một của Trung Quốc. Vậy điều gì đã khiến nhà ĐKVĐ giải Chinese Super League lâm vào bi kịch?
Video đang HOT
Đó có phải do dịch Covid-19?
Đại dịch không phải nguyên nhân chính khiến CLB Giang Tô rơi vào hỗn loạn. Các doanh nghiệp lấn sân vào bóng đá dường như chỉ để ghi điểm.
Họ cũng nhận thức rõ khó thu về “món hời” từ việc đầu tư vào môn thể thao vua. Vì vậy, dịch Covid-19 không phải nguyên nhân chính đẩy các CLB vào màn đêm.
Bóng đá không còn là lĩnh vực được ưu ái. Các doanh nghiệp lớn cũng nhận ra họ không thể thu về nhiều lợi ích từ việc đổ tiền vào các đội bóng.
Sau tất cả, bi kịch của CLB Giang Tô đã trở thành một trong những chương buồn nhất lịch sử bóng đá Trung Quốc. Những gì xảy ra với nhà ĐKVĐ Trung Quốc còn trở thành lời nhắc nhở cho những ai muốn đầu tư vào các CLB địa phương.
Đó sẽ là sự lãng phí lớn. Và ngay cả khi giành được chức vô địch, một đội bóng cũng có thể đột ngột biến mất ngay sau đó.
Các CLB của Trung Quốc cần một nền tảng vững chắc. Nếu không, mọi thứ ở đây sẽ ảm đạm, dù cho có bao nhiêu học viện bóng đá với trang thiết bị hiện đại được ra đời đi nữa.
Phát triển bóng đá không bao giờ dễ dàng. Tất cả phải được thực hiện từng bước và với sự cẩn trọng.
Bóng đá Trung Quốc đang hỗn loạn. Liệu điều này sẽ ảnh hưởng đến số phận ĐTQG?
Câu trả lời là không.
Mới năm ngoái, CLB Giang Tô còn giành được chức vô địch giải Chinese Super League. Ảnh: Getty.
Những gì xảy ra với CLB Giang Tô cũng như nhiều đội bóng khác chỉ cho thấy nó không đại diện cho cộng đồng người dân ở những nơi có đội bóng.
Vì vậy, bức tranh u ám bao phủ lấy nhà ĐKVĐ Trung Quốc và những đội bóng khác chỉ khiến môn thể thao vua xa dần với người hâm mộ. ĐTQG có thể sẽ mất đi niềm tin và sự ủng hộ từ khán giả.
Việc CLB Giang Tô sụp đổ chưa phải điều gì quá kinh khủng với bóng đá Trung Quốc, nhưng đó cũng là lúc sự thật xuất hiện. Các đội bóng tại đây không thể tồn tại nếu thiếu sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp. Họ không đủ tiền để vận hành mọi thứ.
Thời gian qua, Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc (CFA) luôn khuyến khích các CLB phát triển dựa trên sự hài hòa giữa huấn luyện chuyên môn và thương mại. Cùng lúc, họ lại ban hành quá nhiều quy tắc và thiếu sự nhất quán.
Điều này làm giảm uy tín giải đấu. Ví dụ, chính sách chuyển nhượng thường xuyên thay đổi sau từng năm.
Bóng đá Trung Quốc đi chệch hướng một phần do các doanh nghiệp lợi dụng quyền hạn để biến đội bóng thành công cụ thương mại. Những người điều hành các CLB cũng không có đầy đủ kiến thức về bóng đá, dẫn đến việc đưa ra nhiều quyết định khó hiểu khiến đội bóng lụn bại.
Đó là thực trạng chung của bóng đá Trung Quốc.
Vụ việc của CLB Giang Tô chắc chắn ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh bóng đá nước này. Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng chúng ta sẽ không thấy “cuộc đào thoát” những ngôi sao nước ngoài trong thời gian tới.
Miễn là các CLB tại Trung Quốc vẫn sở hữu tiềm lực tài chính dồi dào, họ hoàn toàn có thể chiêu mộ những tên tuổi lớn trong tương lai.
Chuyên gia Cameron Wilson, người từng viết cho World Soccer , Guardian , AFP , có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu bóng đá Trung Quốc. Ông gửi cho Zing bài nhận định về sự sụp đổ của đội bóng Giang Tô, nhà ĐKVĐ giải Chinese Super League 2020.
Trưa 28/2, CLB Giang Tô (Jiangsu FC) tuyên bố ngừng mọi hoạt động của đội một và lứa trẻ do không còn kinh phí.
Mặt trái của bóng đá Trung Quốc
Nhiều đội bóng Trung Quốc bị giải thể hoặc ngừng hoạt động do thâm hụt tài chính và nợ lương cầu thủ.
Theo Sina , trong 10 năm qua, 45 câu lạc bộ đã biến mất khỏi bản đồ bóng đá Trung Quốc, trong đó, nhiều nhất vào năm 2020 với 16 đội. CLB Giang Tô (Jiangsu) là thành viên mới nhất gia nhập danh sách này.
Đương kim vô địch Chinese Super League trải qua 3 tháng đầy khó khăn, trước khi Tập đoàn Tô Ninh (Suning) quyết định dừng đầu tư vào bóng đá. Đội bóng đối diện khoản nợ lên tới 77,3 triệu USD và tuyên bố ngừng mọi hoạt động bóng đá của các tuyến vào chiều 28/2.
Giang Tô ngừng hoạt động sau 5 năm lên chơi Chinese Super League. Ảnh: Sina.
Những năm qua, Trung Quốc được coi là mảnh đất màu mỡ của các ngôi sao bóng đá thế giới trong những năm cuối sự nghiệp. Các câu lạc bộ vung tiền để chiêu mộ những cầu thủ và huấn luyện viên tên tuổi.
Sự bạo chi của ông chủ các đội bóng giúp Chinese Super League trở thành một trong những giải đáng xem nhất châu Á. Tuy nhiên, điều này cũng có mặt trái.
Mức lương cao ngất ngưởng của các cầu thủ trở thành bài toán lớn trong chi phí hoạt động của câu lạc bộ, cộng với việc các khoản thu về nhỏ giọt, tạo ra sự chênh lệch lớn trong vấn đề thu chi.
Sina cho biết thu nhập bình quân của các các đội tại Super League năm 2018 là 106,1 triệu USD, chi tiêu bình quân là 174,2 triệu USD và mức lỗ trung bình là 68 triệu USD.
Việc mang về những ngôi sao không giúp các cầu thủ nội học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm. Thành tích đội tuyển quốc gia Trung Quốc cũng sa sút nghiêm trọng.
Chính vì sự kém bền vững trong cách đầu tư này, Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc phải đưa ra hàng loạt biện pháp giới hạn lương của cầu thủ trong những năm gần đây và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các cầu thủ. Tuy nhiên, bóng đá Trung Quốc khó có thể hồi phục nhanh chóng.
Năm 2020, có tới 16 CLB chuyên nghiệp rút khỏi bóng đá Trung Quốc, trong đó có những đội bóng giàu truyền thống như Liêu Ninh (Liaoning).
Ngay trước khi bước vào mùa giải 2020, 14 đội bóng Trung Quốc đã chủ động tuyên bố rút khỏi các giải đấu chuyên nghiệp vì vấn đề tiền lương chưa được giải quyết. Trong danh sách này, có 1 CLB thuộc Chinese Super League, 4 đội thuộc giải hạng Nhất và 9 đội thi đấu ở hạng Nhì.
Theo Sina , việc đương kim vô địch Trung Quốc tuyên bố dừng hoạt động chỉ là khởi đầu cho cuộc khủng hoảng của bóng đá nước này. Nhiều đội bóng khác sẽ lâm vào tình cảnh tương tự trong tương lai gần.
Thiên Tân (Tianjin) đang là đội bóng có nguy cơ giải thể tiếp theo vì khoản nợ 15,5 triệu USD.
Cầu thủ đen đủi của bóng đá Trung Quốc Trong sự nghiệp, Trương Thành (Zhang Cheng) thi đấu cho 2 câu lạc bộ, nhưng đội bóng của anh đều giải thể hoặc ngừng hoạt động. Hơn 3 tháng trước, khi Trương Thành và các đồng đội nâng cao chức vô địch Chinese Super League ở đội Giang Tô (Jiangsu), anh có thể cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất trên thế...