Chuỗi ngày bán xe kỷ lục của Tesla sắp kết thúc?
Phong tỏa Thượng Hải do Covid-19 ảnh hưởng đến sản xuất và chuỗi cung ứng của Tesla, trong khi tiến độ đẩy mạnh sản lượng tại các nhà máy mới cũng chậm lại.
Mẫu xe Tesla Y trong lễ khai trương nhà máy Grnheide, Đức. (Ảnh: Reuters)
Trong khi CEO Elon Musk bận rộn với thương vụ mua lại Twitter, công ty xe điện của ông – Tesla lại vật lộn với nghịch cảnh tại Trung Quốc và chật vật tăng sản lượng tại các nhà máy mới ở Texas (Mỹ), Berlin (Đức).
Theo dữ liệu của hãng nghiên cứu Refinitiv, các nhà phân tích dự đoán Tesla giao được 295.078 xe trong quý II. Thậm chí, một số còn hạ mức dự báo xuống còn khoảng 250.000 xe do phong tỏa kéo dài tại Trung Quốc. Mức này thấp hơn hẳn mức kỷ lục 310.048 xe của quý trước đó, đánh dấu lần sụt giảm đầu tiên kể từ quý I/2020.
Video đang HOT
Nhà sản xuất xe hơi số 1 thế giới xét theo vốn hóa thị trường đã ghi nhận doanh số kỷ lục trong mọi quý kể từ quý III/2020, vượt qua khó khăn mà đại dịch và gián đoạn chuỗi cung ứng gây ra. Trung Quốc chính là nhân tố quan trọng giúp Tesla tăng cường sản xuất và bản thân Musk cũng khen ngợi các nhân viên ở đây.
Dù vậy, các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan ở Trung Quốc khiến sản lượng giảm sâu hơn so với dự đoán của Musk. Nhà máy Tesla Thượng Hải đóng góp gần một nửa sản lượng xe Tesla năm 2021. Nhà phân tích Dan Ives ước tính phong tỏa Thượng Hải khiến Tesla thiệt hại khoảng 70.000 xe.
Vào tháng 4, Musk tự tin sản lượng xe Tesla trong quý II sẽ gần bằng quý I, song gần đây đã đổi giọng khi thừa nhận Tesla gặp một quý vô cùng khó khăn vì những thách thức sản xuất và chuỗi cung ứng tại Trung Quốc. Trong khi đó, Musk gọi các nhà máy mới của Tesla tại Texas và Berlin là “cỗ máy đốt tiền khổng lồ”, đốt hàng tỷ USD vì không thể tăng sản lượng nhanh chóng. Các vấn đề chuỗi cung ứng chưa biến mất, khiến việc duy trì hoạt động nhà máy cũng khó khăn.
Nhà phân tích Garrett Nelson cho rằng, vấn đề mấu chốt ở đây là quy mô sụt giảm tại Trung Quốc cũng như nhà máy Fremont có bù đắp được sản lượng thâm hụt hay không. Ông dự đoán sản lượng sẽ bật tăng mạnh trong nửa sau năm nay khi Tesla tăng cường sản xuất tại nhà máy Thượng Hải trong bối cảnh nới lỏng biện pháp phong tỏa Covid-19.
Tuy nhiên, chuyên gia Gene Munster lại có ý kiến khác. Ông tỏ ra thận trọng hơn khi nói rằng quý III sẽ khó đối với Tesla và các hãng công nghệ khác do rủi ro suy thoái.
Tesla đã sa thải hàng trăm nhân sự tại Mỹ sau khi Musk chia sẻ “có cảm giác cực tồi tệ” về kinh tế và cần phải cắt giảm khoảng 10% lao động. Dù vậy, ông cho biết nhu cầu xe Tesla vẫn mạnh.
Cổ phiếu Tesla giảm khoảng 37% từ đầu tháng 4, ảnh hưởng từ thương vụ với Twitter và phong tỏa tại Trung Quốc.
Tỉ phú Elon Musk chính thức ngừng mua Twitter
CEO Tesla Elon Musk vừa ra thông báo nói rằng ông không còn theo đuổi thỏa thuận mua lại Twitter với giá 44 tỉ USD nữa.
Theo Digitaltrends, ông Musk bắt đầu nói về ý định mua Twitter vào đầu năm nay trước khi đạt được thỏa thuận mua mạng xã hội này vào tháng 4 với giá khoảng 44 tỉ USD. Nhưng kể từ đó, ông đã giữ im lặng một cách kỳ lạ về chủ đề này. Mặc dù hồ sơ Twitter của Musk từng chứa đầy những ý tưởng lớn cho các thay đổi và có thể làm rung chuyển Twitter, ông gần như không đề cập đến thương vụ trong tháng qua.
Elon Musk đã tuyên bố rút khỏi thương vụ trị giá 44 tỉ USD
Giờ đây, mọi thứ đã rõ ràng khi trong hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC), Musk đang rút lui khỏi thỏa thuận do những tuyên bố "gây hiểu lầm" mà Twitter đã đưa ra trong quá trình giao dịch. Hồ sơ SEC từ nhóm pháp lý của Musk giải thích: "Trong gần hai tháng, ông Musk đã tìm kiếm dữ liệu và thông tin cần thiết để đưa ra đánh giá độc lập về mức độ phổ biến của các tài khoản giả mạo hoặc thư rác trên nền tảng của Twitter. Twitter đã thất bại hoặc từ chối cung cấp thông tin này. Đôi khi Twitter đã phớt lờ những yêu cầu của ông Musk, đôi khi họ từ chối chúng vì những lý do có vẻ không chính đáng, và đôi khi họ tuyên bố sẽ tuân thủ trong khi cung cấp cho ông Musk những thông tin không đầy đủ hoặc không thể sử dụng được".
Trong khi tỉ phú Musk cố gắng rút lui khỏi thương vụ mua lại, Twitter lại muốn duy trì thỏa thuận. Chủ tịch Twitter Bret Taylor đã bình luận về hồ sơ SEC ngay sau khi thông tin về thỏa thuận bị hủy bỏ rằng: "Hội đồng quản trị Twitter cam kết đóng cửa giao dịch theo giá và các điều khoản đã thỏa thuận với ông Musk, đồng thời có kế hoạch theo đuổi các hành động pháp lý để thực thi thỏa thuận sáp nhập".
Mặc dù việc rời bỏ thỏa thuận mua lại Twitter là điều bất ngờ cho một số người, nhưng trong thực tế, ông đã thường xuyên để lại những gợi ý về việc này khi liên tục đăng tweet về các vấn đề của Twitter như bot, báo cáo sai về người dùng thực...
Bất kể ý định của Elon Musk ra sao, vấn đề là thỏa thuận đã được thực hiện. Musk và nhóm của ông phải chứng minh rằng Twitter thực sự đã gây hiểu lầm trong quá trình đàm phán và cung cấp thông tin sai cho Musk. Nếu Musk và nhóm của ông không cung cấp bằng chứng đó, CEO Tesla có thể phải chịu khoản phí phạt trị giá 1 tỉ USD.
Elon Musk trở lại mạng xã hội sau nhiều ngày im lặng Vị tỉ phú đã có gần 10 ngày "biến mất" khỏi mạng xã hội, lần lâu nhất ông dừng sử dụng Twitter. Elon Musk vừa đăng bài viết đầu tiên trên Twitter sau 10 ngày. Là người thường xuyên sử dụng mạng xã hội, việc CEO Tesla bỗng dưng im lặng từ ngày 21/6 khiến hơn 100 triệu người theo dõi dấy lên...