Chuỗi lẩu Haidilao bị phản đối vì thu thập dữ liệu khách hàng
Chuỗi nhà hàng lẩu đình đám bị người dùng Trung Quốc phản đối khi theo dõi thói quen, đặc điểm ngoại hình.
Một tài khoản có tên Naliyouzhimiao vừa cáo buộc Haidilao theo dõi hành vi của cô tại nhà hàng. Cô cho biết chuỗi cửa hàng đã bí mật thu thập thông tin về thói quen và đặc điểm ngoại hình của người dùng.
Bài đăng của người phụ nữ được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Weibo. Đồng thời, nhiều khách hàng khác cũng chia sẻ trải nghiệm tương tự.
Theo bức ảnh cô gái đăng tải, hệ thống dữ liệu của Haidilao được phân chia thành 4 mục. Trong đó, có 1 tiêu chí liệt kê những yêu cầu của khách hàng khi dùng bữa tại nhà hàng như “thích ăn cam lột vỏ”, “thích uống nước lọc”.
Việc thu thập dữ liệu cá nhân của khách hàng của Haidilao gây tranh cãi.
Đặc điểm về ngoại hình cũng được ghi lại trong bộ dữ liệu của hãng như “tóc dài ngang vai”, “da nâu khỏe mạnh”, “mảnh khảnh”.
Video đang HOT
Thậm chí, có khách hàng còn được mô tả là “hay cằn nhằn”, Affluence Video, một công ty truyền thông tại Thượng Hải cho biết.
Theo South China Morning Post, nhiều người cho rằng việc thu thập dữ liệu cá nhân của khách hàng là vi phạm quyền riêng tư. “Chúng ta như bị lột trần giữa thời đại số”, một người dùng Weibo bình luận.
Một số khác lại nghĩ điều này không hề phạm pháp, miễn là toàn bộ thông tin đều được lưu trữ bí mật.
Theo luật sư Chen Chang, làm việc tại công ty luật Zheng Ce Thượng Hải, hành vi của Haidilao không được tính là phạm pháp. Nhà hàng chỉ thu thập thông tin khách hàng thông qua quá trình phục vụ, mô tả họ một cách trung tính và chỉ sử dụng những dữ liệu này trong nội bộ.
Chia sẻ với South China Morning Post, dịch vụ chăm sóc khách hàng của chuỗi nhà hàng cho biết hệ thống ghi lại dữ liệu người dùng là quy định đã có từ trước của nhà hàng và không tiết lộ gì thêm.
Đại diện của Haidilao cho hay quản lý của nhà hàng có thể điền thêm thông tin trong hồ sơ khách hàng thân thiết của hãng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tạp chí Caijing cho biết.
Nhà hàng vẫn đang cải thiện hệ thống này từ năm 2020, đồng thời cam kết tất cả thông tin cá nhân, bao gồm đặc điểm ngoại hình, thói quen ăn uống… đều bị cấm thu thập.
Nhận được thông tin, một vị quản lý của Haidilao đã liên hệ để xin lỗi cô gái và kèm theo một phần quà tạ lỗi.
Trước đó, National Post cho hay chuỗi cửa hàng lẩu nổi tiếng cũng từng vướng vào tranh cãi khi lắp đặt camera ở chi nhánh Canada. “Những video thu lại bởi hệ thống camera này sẽ được gửi về Trung Quốc. Đây là một vấn đề lớn”, cây viết Ivy Li của trang Canadian Friends of Hong Kong cho biết.
“Camera của chúng tôi không hề thu âm hay nhận dạng khuôn mặt khách hàng và toàn bộ dữ liệu sẽ không gửi sang Trung Quốc”, Yang Xibei, đại diện của Haidilao phản hồi.
Bảo mật dữ liệu riêng tư của người dùng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi hiện nay. Mạng xã hội Facebook cũng nhiều lần vướng phải những kiện cáo liên quan đến việc này.
Mới đây, Meta, công ty mẹ của Facebook, bị bang Texas kiện vì thu thập bất hợp pháp dữ liệu nhận dạng khuôn mặt người dùng. Số tiền bồi thường thiệt hại có thể lên đến hàng trăm tỷ USD.
Do đó, các nhà cung cấp nền tảng lớn trên thế giới như Apple, Google đã đưa ra nhiều quy định về quyền riêng tư.
Bản cập nhật iOS 14 vào tháng 4/2021 đã cung cấp người dùng quyền lựa chọn chia sẻ dữ liệu cá nhân với các ứng dụng thuộc bên thứ 3. Hãng cũng siết chặt việc thu thập dữ liệu bằng cách thông báo mỗi khi có ứng dụng sử dụng camera, micro và giới hạn khả năng truy cập ảnh, vị trí và quyền theo dõi.
Google cũng đưa ra thông báo có thể sẽ loại bỏ ID quảng cáo. Tính năng này giúp các nhà quảng cáo nhận biết người dùng nhấp vào quảng cáo hoặc mua sản phẩm, cũng như theo dõi sở thích và hành vi của họ.
Hàng triệu dữ liệu khách hàng Acer bị tin tặc rao bán
Hơn 60 GB thông tin khách hàng và nhà bán lẻ của Acer hiện nằm trong tay tin tặc sau một vụ vi phạm dữ liệu, và chúng đang tìm kiếm người mua dữ liệu này.
Theo PCGamer , vụ vi phạm này chủ yếu ảnh hưởng đến các khách hàng ở Ấn Độ, nơi có các máy chủ được nhắm mục tiêu và là vụ tấn công thứ hai mà Acer gặp phải trong 7 tháng qua. Trước đó một sự cố cũng đã xảy ra vào tháng 3 do nhóm hacker Revil thực hiện với yêu cầu khoản tiền chuộc khổng lồ trị giá 50 triệu USD.
Acer đã đối diện hai vụ vi phạm dữ liệu trong 7 tháng qua
Lần này, vụ xâm nhập được cho là do nhóm Desorden thực hiện sau khi nhóm này đang khoe trên một diễn đàn trực tuyến. Desorden thậm chí còn đưa vào một video giới thiệu các tệp và cơ sở dữ liệu bị đánh cắp, đồng thời phát hành miễn phí dữ liệu mẫu của 10.000 khách hàng để làm bằng chứng.
Khi nói chuyện với một số bên bị ảnh hưởng, Privacy Affairs xác nhận phần lớn dữ liệu bị đánh cắp là chính xác. Điều đó đặt Acer và khách hàng của mình vào một tình thế dễ bị tổn thương.
Trong phát biểu của mình, đại diện Acer cho biết, "Gần đây, chúng tôi đã phát hiện một cuộc tấn công cô lập vào hệ thống dịch vụ sau bán hàng địa phương của chúng tôi ở Ấn Độ. Khi phát hiện, chúng tôi ngay lập tức bắt đầu các giao thức bảo mật của mình và tiến hành quét toàn bộ hệ thống. Chúng tôi đang thông báo cho tất cả khách hàng có khả năng bị ảnh hưởng ở Ấn Độ".
Facebook thua kiện 90 triệu USD Meta - công ty mẹ của Facebook, đã đồng ý khoản thanh toán 90 triệu USD để giải quyết vụ kiện liên quan đến quyền riêng tư được đệ trình 10 năm trước. Theo NYPost, thỏa thuận giữa Meta và các nguyên đơn, được đệ trình vào đầu tuần này tại Tòa án Liên bang Mỹ ở San Francisco và phải được thẩm...